Chợ truyền thống giữa lòng Đà Nẵng đông đúc du khách đến mua sắm Sức mua tại chợ truyền thống giảm sâu, tiểu thương ngao ngán Cần làm gì để hiện đại hóa hệ thống chợ truyền thống? |
TP.HCM tìm cách vực dậy để chợ truyền thống thoát khỏi cảnh ế ẩm. |
Sức mua tại chợ truyền thống giảm mạnh
TP.HCM hiện có hơn 200 chợ truyền thống đang hoạt động. Kênh phân phối truyền thống chiếm đến 60 - 65% tổng lượng hàng đưa về cung ứng và tiêu thụ cho thị trường thành phố.
Ghi nhận tại các chợ truyền thống ở TP.HCM, nhiều mặt hàng đồ khô, rau củ, trái cây… đang tăng giá khoảng 3.000-5.000 đồng/kg so với cùng thời điểm tháng 4. Với mức giá tăng này, người dân lại càng thắt chặt chi tiêu, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của nhiều tiểu thương.
“Khách đến chợ đã vắng nay nhiều mặt hàng tăng giá lại khiến chợ vắng hơn. Ngành hàng thực phẩm, rau củ còn có khách mua vì nhu cầu ăn uống. Đối với ngành hàng đồ khô, quần áo gần như ngồi cả ngày không có khách” - bà Lan Hương - tiểu thương mặt hàng đồ khô, chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) than thở. Đáng chú ý, một số mặt hàng trái cây như dừa, thanh long, bưởi… đang có mức giá cao tại thị trường TP.HCM.
Các tiểu thương cũng xác nhận kênh bán hàng trực tuyến đã lấy đi nhiều khách hàng của họ. Dù muốn chuyển đổi cách thức bán hàng, tuy nhiên, vấn đề tiểu thương gặp phải là không thích nghi kịp, khó nắm bắt kỹ thuật, cũng như chưa có kinh nghiệm bán hàng qua mạng.
Ông Nguyễn Đình Tùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội rau củ quả Việt Nam - cho biết, thời tiết nắng nóng kéo dài kèm với hạn xâm ngập mặn khiến các mặt hàng trái cây đều tăng giá. Trừ sầu riêng do đang vào mùa nguồn cung dồi dào và đụng hàng Thái Lan nên giá giảm.
Hỗ trợ tiểu thương bán hàng trực tuyến
Đào tạo, nâng cao năng lực bán hàng trực tuyến cho tiểu thương tại các chợ truyền thống. Ảnh: Phúc Minh |
Thông tin từ Sở Công Thương TP.HCM cho biết thời gian tới, Sở và các đơn vị liên quan sẽ hỗ trợ tiểu thương các chợ truyền thống bán hàng trực tuyến trong bối cảnh mua hàng online đang chiếm nhiều ưu thế.
Theo Sở Công Thương TP.HCM, thương mại điện tử đang là xu hướng, nhưng khả năng tiếp cận lẫn nguồn lực của tiểu thương, thương nhân chợ truyền thống còn hạn chế. Vì vậy, mục tiêu của các chính sách hỗ trợ là nâng cao năng lực thích ứng bán hàng trực tuyến, bán hàng qua thương mại điện tử cho tiểu thương chợ truyền thống.
Sở Công Thương TP.HCM đang phối hợp cùng Sở TTTT ban hành kế hoạch liên tịch tổ chức tập huấn và thí điểm mô hình bán hàng trực tuyến tại chợ truyền thống trên địa bàn TP.
Chương trình nhằm cung cấp giải pháp cụ thể để hỗ trợ thương nhân tiếp cận, thích nghi với phương thức tiếp thị, bán hàng, phục vụ khách hàng… thông qua các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội, đồng thời duy trì bản sắc văn hóa đặc trưng của chợ truyền thống.
Theo kế hoạch, Sở và các đơn vị có liên quan sẽ tổ chức tập huấn lưu động tại các chợ, nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho tiểu thương, thương nhân.
Các bên cũng sẽ xây dựng “kênh tiếp thị liên kết” để phục vụ hoạt động truyền thông, quảng bá chợ và hỗ trợ thương nhân bán hàng.
Song song đó là xúc tiến hình thành “không gian bán hàng trực tuyến” tại chợ để hỗ trợ thương nhân bán hàng trực tuyến và tổ chức các khóa tập huấn, thực hành kỹ năng bán hàng trực tuyến, đào tạo người sáng tạo nội dung (KOLs)… tại chợ.
Giá thịt lợn “rẻ bèo” ở các chợ truyền thống ngay dịp cao điểm |
Chợ truyền thống ảm đạm, đìu hiu vắng khách vì kinh doanh online "lên ngôi" |
Sức mua tại chợ truyền thống giảm sâu, tiểu thương ngao ngán |