Thành tựu trong đấu tranh phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam

Trong 20 năm qua, khoảng 451 nghìn người đã không bị nhiễm HIV nhờ những nỗ lực y tế công cộng to lớn của ngành y Việt Nam để ngăn chặn virus HIV
Việt Nam ký kết văn kiện hợp tác về y dược cổ truyền với Trung Quốc Số ca mắc bệnh sởi tăng gấp 8 lần, Bộ Y tế chỉ đạo nóng Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo nhân lực trực khám, cấp cứu dịp lễ Quốc khánh 2/9

Việt Nam đạt được nhiều thành tựu về phòng, chống HIV

Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tính đến tháng 8/2024 cả nước phát hiện gần 250.000 người nhiễm HIV, trong đó, 234.220 trường hợp biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Trong số bệnh nhân đang điều trị ARV có 82% được làm xét nghiệm tải lượng HIV (theo dõi hiệu quả điều trị ARV). Kết quả 98,3% người bệnh điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế (dưới 1000 bản sao/mL máu). Kết quả này vượt chỉ tiêu 95% trong Chiến lược quốc gia hướng đến kết thúc AIDS vào năm 2030.

Việt Nam cũng là quốc gia dẫn đầu trong công tác triển khai thông điệp K=K (“Không phát hiện virus = không lây truyền), là nước đầu tiên trong khu vực và các nước được PEPFAR (Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp về AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ) hỗ trợ ký cam kết triển khai hoạt động này; dẫn đầu khu vực châu Á về việc triển khai chiến lược sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) với nhiều mô hình linh hoạt và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau.

Thành tựu trong đấu tranh phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam
Việt Nam đạt được nhiều thành tựu về phòng, chống HIV.

Trong 20 năm qua, khoảng 451 nghìn người đã không bị nhiễm HIV nhờ những nỗ lực y tế công cộng to lớn của ngành y Việt Nam để ngăn chặn virus HIV, theo nhận định của ông Eric Joseph Dziuban, Giám đốc Quốc gia, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tại Việt Nam.

Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu khác trong nỗ lực ứng phó với HIV trong cộng đồng, như giảm được 60% các ca nhiễm HIV mới kể từ năm 2010, có những bước tiến mạnh mẽ trong việc đưa các sáng kiến mới trong phòng, chống HIV vào áp dụng và nhanh chóng mở rộng tại Việt Nam, theo nhận định của bà Christine Stegling, Phó Giám đốc Điều hành về Chính sách, Vận động chính sách và Kiến thức của UNAIDS.

Một số nỗ lực của Việt Nam trong đáp ứng HIV

Việt Nam đã cung cấp tất cả các phương cách xét nghiệm HIV hiện có và đặc biệt đẩy mạnh tự xét nghiệm; thí điểm và mở rộng cấp phát thuốc methadone nhiều ngày; nhanh chóng mở rộng độ bao phủ chương trình PrEP thông qua việc đa dạng hóa các mô hình cung cấp dịch vụ; thí điểm mua dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS với tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật, năng lực cho nhân viên y tế và nhân viên tiếp cận cộng đồng để cung cấp dịch vụ giảm hại dự phòng lây nhiễm HIV cho người sử dụng ma túy tổng hợp và người sử dụng ma túy khi quan hệ tình dục; làm tốt chuyển đổi thành công điều trị HIV sang nguồn BHYT để bảo đảm tính bền vững của chương trình. Ghi nhận năm 2023 đã có hơn 96% người có HIV đang điều trị ARV tham gia BHYT.

Thành tựu trong đấu tranh phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam
Việt Nam đã điều trị PrEP cho 67.000 người nguy cơ cao.

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là một biện pháp can thiệp giảm lây nhiễm HIV một cách hữu hiệu với hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97% và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi lây truyền HIV do quan hệ hình dục không an toàn là nguyên nhân chính tại Việt Nam.

Kể từ khi chương trình PrEP được thí điểm vào năm 2017, đến nay có 35 tỉnh/thành phố trên cả nước đang cung cấp dịch vụ này. Việt Nam đã điều trị PrEP cho 67.000 người nguy cơ cao, trong đó trên 80% là nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM).

Những khó khăn còn tồn tại

ThS. Võ Hải Sơn, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, một trong những nguyên nhân dịch HIV chưa được kiểm soát, do quần thể MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới) đang gia tăng với tốc độ lây nhanh, nhưng độ bao phủ dịch vụ HIV/AIDS cho nhóm này còn hạn chế.

Thời gian qua, HIV/AIDS đã thuyên giảm ở nhóm nghiện chích ma túy (9%) và phụ nữ bán dâm (2,4%), nhưng lại tăng trong nhóm MSM (mặc dù hiện tại đã chững lại), nhưng vẫn ở mức cao nhất trong các nhóm (12,5%), và là nhóm "dẫn dắt" dịch HIV/AIDS tại Việt Nam.

Số người phát hiện nhiễm HIV mới hàng năm còn cao (năm 2023 là 13.445 người), còn xa so với mục tiêu Chấm dứt dịch bệnh AIDS (<1.000 người nhiễm HIV được phát hiện mới hàng năm). Nhiều yếu tố nguy cơ đe dọa tính bền vững của các thành quả phòng chống HIV/AIDS (ma túy, nghiện chất, lối sống, công nghệ số, giảm đầu tư và cả yếu tố chủ quan…).

Thành tựu trong đấu tranh phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam
Số người phát hiện nhiễm HIV mới hàng năm còn cao.

Tài chính cũng là một trong những khó khăn cho các công tác kiểm soát HIV. Ông Quinten Lataire, Quyền Giám đốc Chương trình phối hợp phòng chống HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc (UNAIDS) tại Việt Nam cho biết, ước tính nguồn lực của UNAIDS vào tháng 7/2024, khoảng thiếu hụt về nguồn lực tài chính cho HIV đang tăng dần, và sẽ thiếu hụt khoảng 9,5 tỉ USD cho đáp ứng với HIV đến năm 2025. Trong khi đó, nguồn lực của quốc tế hỗ trợ đáp ứng với HIV ở các nước thu nhập thấp và trung bình đã giảm 17% kể từ năm 2013. Nguồn lực trong nước cho phòng, chống HIV/AIDS đã chững lại kể từ năm 2018. Do đó, các quốc gia cần có lộ trình hướng đến duy trì bền vững đáp ứng với HIV.

Bên cạnh đó, mặc dù đã đạt được các kết quả nhất định, nhưng Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc duy trì và mở rộng bền vững chương trình PrEP nhằm hướng đến kết thúc bệnh dịch AIDS vào năm 2030.

Phần lớn các dịch vụ cho PrEP, bao gồm thuốc ARV đang do Quỹ toàn cầu và PEPFAR tài trợ. Sự viện trợ này đang có xu hướng giảm mạnh. Trong khi quần thể MSM đang gia tăng mạnh và có xu hướng trẻ hóa. Mức độ bao phủ PrEP còn rất nhỏ và việc tuân thủ duy trì điều PrEP vẫn còn nhiều thách thức.

Nguồn tài chính bền vững cho việc cung cấp PrEP khi nguồn lực quốc tế cắt giảm mạnh và bảo hiểm y tế chưa chi trả cho PrEP đang là thách thức lớn, đòi hỏi có các chính sách tài chính đặc thù để triển khai.

Thành tựu trong đấu tranh phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam
Việt Nam đã đưa ra các giải pháp ưu tiên bảo đảm kết thúc AIDS và bảo đảm kiểm soát bền vững.

Định hướng kiểm soát HIV/AIDS

ThS. Võ Hải Sơn cho biết, để ngăn chặn lây nhiễm mới HIV, kiểm soát tốt dịch bệnh AIDS, Việt Nam đã đưa ra các giải pháp ưu tiên bảo đảm kết thúc AIDS và bảo đảm kiểm soát bền vững. Cụ thể, đề cao những cam kết chính trị và lãnh đạo thực hiện; xây dựng các kịch bản chính; xác định đối tượng ưu tiên; áp dụng ứng dụng thành tựu khoa học: K=K, PrEP, can thiệp Chemsex…; lấy con người làm trung tâm và thiết kế dịch vụ lấy con người làm trung tâm…

Đại diện UNAIDS tại Việt Nam cho rằng cần huy động các nỗ lực chung và thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ hướng tới đáp ứng bền vững với HIV, để đạt được và duy trì tác động khống chế dịch HIV trong giai đoạn sau năm 2030, thông qua bảo đảm quyền về sức khỏe cho mọi người dân.

TS. Eric Dziuban, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết, để đảm bảo cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS bền vững, việc quan trọng nhất là Việt Nam cần chủ động xây dựng lộ trình tài chính bền vững đáp ứng với HIV. PEPFAR cam kết sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong từng bước xây dựng quá trình này.

Bộ Y tế: Hãy coi việc tiêm chủng là trách nhiệm đối với cộng đồng Bộ Y tế: Hãy coi việc tiêm chủng là trách nhiệm đối với cộng đồng
WHO khởi động kế hoạch chiến lược toàn cầu kiềm chế bệnh đậu mùa khỉ WHO khởi động kế hoạch chiến lược toàn cầu kiềm chế bệnh đậu mùa khỉ
Nguy cơ thành dịch, làm gì để bảo vệ bản thân khỏi bệnh đậu mùa khỉ? Nguy cơ thành dịch, làm gì để bảo vệ bản thân khỏi bệnh đậu mùa khỉ?
Báo động về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam Báo động về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Ngăn chặn kịp thời gần 500kg tôm chứa tạp chất đang lưu thông trên thị trường

Ngăn chặn kịp thời gần 500kg tôm chứa tạp chất đang lưu thông trên thị trường

Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, hơn 500kg tôm chứa tạp chất, không có hóa đơn, chứng từ vừa được lực lượng chức năng phát hiện tại Kiên Giang và chưa xác định được chủ sở hữu.
Nhiều vi phạm tại Nha khoa T.T

Nhiều vi phạm tại Nha khoa T.T

Thanh Tra Sở Y tế Đắk Lắk kiểm tra, phát hiện Phòng khám Nha khoa T.T ở TP Buôn Ma Thuột hoạt động chưa được cấp phép và có nhiều vi phạm.
Số ca mắc bệnh sởi tăng gấp 8 lần, Bộ Y tế chỉ đạo nóng

Số ca mắc bệnh sởi tăng gấp 8 lần, Bộ Y tế chỉ đạo nóng

Theo Bộ Y tế từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023 và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
Cẩm nang chọn bánh trung thu vừa ngon, vừa an toàn cho sức khỏe

Cẩm nang chọn bánh trung thu vừa ngon, vừa an toàn cho sức khỏe

Với thị trường bánh trung thu đa dạng, phong phú như hiện nay thì vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm luôn được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Để chọn mua được chiếc bánh an trung thu toàn cho cả gia đình, người mua cần lưu ý một số điều như dưới đây.
Tắm Enzyme – phương pháp chăm sóc sức khỏe độc đáo của người Nhật

Tắm Enzyme – phương pháp chăm sóc sức khỏe độc đáo của người Nhật

Ở "đất nước Mặt Trời mọc" rất nổi tiếng với những phương pháp chăm sóc sức khỏe độc đáo. Nhật Bản cũng được đánh giá là nơi có nhiều người sống lâu và có sức khỏe bền bỉ nhất thế giới. Và một trong những bí quyết của họ là sử dụng phương pháp tắm Enzyme.
Hà Nội ghi nhận thêm 17 ổ dịch sốt xuất huyết trong tuần qua

Hà Nội ghi nhận thêm 17 ổ dịch sốt xuất huyết trong tuần qua

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP.Hà Nội, trong tuần qua từ ngày 16/8 đến ngày 22/8, toàn Thành phố ghi nhận 234 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 40 trường hợp so với tuần trước đó. Về ổ dịch, trong tuần Hà Nội ghi nhận 17 ổ dịch sốt xuất huyết.
Bộ Y tế: Hãy coi việc tiêm chủng là trách nhiệm đối với cộng đồng

Bộ Y tế: Hãy coi việc tiêm chủng là trách nhiệm đối với cộng đồng

Tại Hội nghị hưởng ứng "Tuần lễ tiêm chủng thế giới năm 2024", Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đưa ra lời kêu gọi "Hãy coi việc tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng" với các bậc cha mẹ, hướng tới nêu cao tinh thần trách nhiệm đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch vì sức khỏe của con em mình.
Bộ Y tế gia hạn, công bố thêm gần 800 sản phẩm thuốc

Bộ Y tế gia hạn, công bố thêm gần 800 sản phẩm thuốc

Mới đây, Bộ Y tế gia hạn, công bố thêm gần 800 sản phẩm thuốc, bao gồm cả thuốc điều trị thông thường và thuốc tương đương sinh học nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, phòng chống dịch...
Những ai nên hạn chế ăn khoai tây?

Những ai nên hạn chế ăn khoai tây?

Khoai tây là một loại củ phổ biến và giàu dinh dưỡng, tuy nhiên, một số nhóm người nên hạn chế tiêu thụ loại củ này để đảm bảo sức khỏe.
Chuyên gia chỉ cách nhận diện thịt  lợn chứa chất tạo nạc

Chuyên gia chỉ cách nhận diện thịt lợn chứa chất tạo nạc

Thịt lợn là thực phẩm được tiêu thụ phổ biến nhất hiện nay. Nắm bắt tâm lý đó, trước khi bán ra thị trường, không ít cơ sở chăm nuôi đã sử dụng chất cấm để tạo nạc cho đàn lợn của mình.
Những thực phẩm giúp giảm ợ nóng hiệu quả

Những thực phẩm giúp giảm ợ nóng hiệu quả

Ợ nóng là tình trạng khó chịu mà nhiều người gặp phải. Để giảm thiểu tình trạng này, việc điều chỉnh chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm ợ nóng.
Cách trị ho không dùng thuốc

Cách trị ho không dùng thuốc

Các phương pháp trị ho tự nhiên không chỉ giúp làm dịu cơn ho mà còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Nâng cao chất lượng điều trị bệnh lý phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản

Nâng cao chất lượng điều trị bệnh lý phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản

Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh đã phối hợp cùng Bệnh viện Từ Dũ và Công ty TNHH Bayer Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Cập nhật điều trị bệnh lý phụ khoa hay gặp và chăm sóc sức khỏe sinh sản”. Đây là diễn đàn khoa học uy tín cho các bác sĩ sản phụ khoa cùng trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng thực hành lâm sàng trên mô hình thực tế.
Thu hồi giấy đăng ký lưu hành 2 loại thuốc Botox điều trị rối loạn

Thu hồi giấy đăng ký lưu hành 2 loại thuốc Botox điều trị rối loạn

Cục Quản lý Dược đã ban hành Quyết định số 602/QĐ-QLD thông báo thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam đối với 2 loại thuốc Botox điều trị rối loạn.
Cấp cứu thành công bệnh nhân bị ong  vò vẽ đốt

Cấp cứu thành công bệnh nhân bị ong vò vẽ đốt

Một bệnh nhân bị hàng chục con ong vò vẽ đốt có nguy cơ suy thận cấp, đông máu, huỷ cơ, tổn thương đa tạng đã được các bác sĩ tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai cứu chữa thành công.
Chi bổ sung cho Bộ Y tế hơn 424 tỷ đồng thúc đẩy tiêm chủng mở rộng

Chi bổ sung cho Bộ Y tế hơn 424 tỷ đồng thúc đẩy tiêm chủng mở rộng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế là 424,514 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng.
Bảo vệ phổi khỏe mạnh với trái cây tươi

Bảo vệ phổi khỏe mạnh với trái cây tươi

Phổi là cơ quan quan trọng giúp chúng ta hô hấp, vì vậy bảo vệ sức khỏe của phổi là điều cần thiết. Bổ sung các loại trái cây dưới đây để giúp phổi khỏe mạnh.
Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội liên tục tăng cao

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội liên tục tăng cao

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9-8 đến ngày 16-8) toàn thành phố ghi nhận 274 ca mắc Sốt xuất huyết, tăng 86 trường hợp so với tuần trước (188 ca).
Bộ Y tế lo ngại nguy cơ bệnh truyền nhiễm tăng cao trước thềm năm học

Bộ Y tế lo ngại nguy cơ bệnh truyền nhiễm tăng cao trước thềm năm học

Bộ Y tế lo ngại về nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là một số bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp...khi học sinh, sinh viên quay trở lại trường học.
Tăng cường giám sát, phát hiện ca nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ

Tăng cường giám sát, phát hiện ca nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ

Sau khi tổ chức WHO công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với dịch bệnh đậu mùa khỉ (ngày 14/8), Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường giám sát, phát hiện ca nghi ngờ tại cửa khẩu, cơ sở y tế về phụ khoa, da liễu…Bên cạnh đó, tăng cường thông tin, truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Lạc chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe

Lạc chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe

Lạc là loại hạt giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng và các chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn lạc. Dưới đây là một số nhóm người nên hạn chế hoặc tránh ăn lạc.
Chuối - loại quả bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn

Chuối - loại quả bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn

Mặc dù chuối là loại trái cây bổ dưỡng và được nhiều người yêu thích, nhưng không phải ai cũng nên ăn chuối với số lượng lớn hoặc thường xuyên.
Cả nước ghi nhận gần 53.000 ca sốt xuất huyết kể từ đầu năm đến nay

Cả nước ghi nhận gần 53.000 ca sốt xuất huyết kể từ đầu năm đến nay

Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong tuần qua, cả nước ghi nhận 3.095 ca mắc sốt xuất huyết, tăng nhẹ so với tuần trước đó. Tích lũy từ đầu năm, cả nước ghi nhận 52.957 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 6 ca tử vong; so với cùng kỳ năm 2023, số mắc giảm 15%, số tử vong giảm 10 ca.
Ngành y Hà Nội chủ động, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn

Ngành y Hà Nội chủ động, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện ghi nhận nhiều trường hợp mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà, bệnh sởi, bệnh dại… Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, CDC Hà Nội đã theo dõi chặt chẽ và cập nhật tình hình dịch bệnh kịp thời để đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
Ngành y tế Nicaragua mong muốn học hỏi về y học cổ truyền Việt Nam

Ngành y tế Nicaragua mong muốn học hỏi về y học cổ truyền Việt Nam

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tiếp Ngài Đại sứ Nicaragua tại Việt Nam để cùng bàn thảo, trao đổi nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác y tế giữa Việt Nam và Nicaragua. Tại cuộc gặp, Ngài Đại sứ Nicaragua mong muốn trao đổi và học hỏi về các lĩnh vực chuyên sâu của y tế Việt Nam, đặc biệt là về y dược cổ truyền.
Đắk Lắk: Nâng cao kỹ năng tuyên truyền về chống rác thải nhựa, sản phẩm thiên nhiên

Đắk Lắk: Nâng cao kỹ năng tuyên truyền về chống rác thải nhựa, sản phẩm thiên nhiên

Sáng 15/8, tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kỹ năng tuyên truyền, phổ biến chống rác thải nhựa, hướng tới sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường”.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh

Đối mặt với tình hình bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, trong đó có sốt xuất huyết, sởi, ho gà, đậu mùa khỉ… Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường phòng chống dịch bệnh, đồng thời nỗ lực cung ứng đủ vaccine đáp ứng tiêm chủng mở rộng.
Đề nghị điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing

Đề nghị điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing khiến hơn 215 người nhập viện.
Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các trường học

Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các trường học

Tháng 8/2024, thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai kế hoạch chuyên đề: “Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn Hà Nội”.
"Vi khuẩn ăn thịt người" có lây không?

"Vi khuẩn ăn thịt người" có lây không?

Thời gian qua, rất nhiều ca nhiễm và tử vong do "vi khuẩn ăn thịt người" (bệnh Whitmore). Bệnh khó chẩn đoán và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động