Tây Nguyên chú trọng tái canh cà phê

TH&SP Hiệu quả thực tế từ chương trình tái canh cà phê, đã có sức thuyết phục rất lớn đối với người trồng cà phê ở Đăk Hà nói riêng, Tây Nguyên nói chung. Đây chính là cơ sở để Đăk Hà tiếp tục triển khai có hiệu quả, lộ trình tái canh cà phê, giai đoạn 2021- 2025.

Những năm qua, huyện Đăk Hà (Đắk Nông) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp thực hiện tái canh cà phê theo hướng bền vững, từng bước thay thế cây già cỗi, sâu bệnh, năng suất thấp, bằng giống có năng suất, chất lượng cao.

Sau 5 năm thực hiện, việc tái canh cà phê bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá hơn và khẳng định đây là hướng đi đúng, để nâng cao thu nhập cho người trồng.

Năm 2015, huyện Đăk Hà bắt đầu thực hiện tái canh cây cà phê theo “Đề án phát triển cây cà phê tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”.

Tuy nhiên, 2 năm đầu, vì nhiều lý do như lo lắng về thu nhập, khó khăn vốn đầu tư, chưa hiểu hết lợi ích của việc tái canh…nên người dân và các doanh nghiệp còn dè dặt trong việc thực hiện. Vì vậy, từ 2015- 2016, toàn huyện Đăk Hà chỉ tái canh được hơn 60ha cà phê. Sau khi các mô hình điểm được triển khai, đem hiệu quả kinh tế cao, năm 2017, phong trào tái canh cà phê tại Đăk Hà, mới thực sự mạnh mẽ và đang từng bước cho hiệu quả rõ rệt.


ds

Tây Nguyên chú trọng tái canh cà phê


Anh Phạm Xuân Bé - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dịch vụ thế hệ mới Đăk Mar cho biết: HTX có hơn 30ha cà phê tái canh, đến nay, đã có một số vườn cho thu hoạch. Dù mới bắt đầu cho quả, nhưng các vườn cà phê tái canh cho năng suất vượt trội so với các vườn cũ. Vụ vừa rồi, năng suất bình quân của những vườn thu bói khoảng 13- 14 tấn quả tươi/ha, năm nay, chắc chắn sẽ đạt 16 – 17 tấn quả tươi/ha.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đăk Hà, tính đến nay, tổng diện tích tái canh cà phê trên địa bàn hơn 772 ha, trong đó nhân dân tái canh hơn 352ha, các doanh nghiệp nhà nước tái canh trên 420 ha; cơ bản đạt mục tiêu đề ra.

Theo đó, diện tích cà phê tái canh cho thu hoạch niên vụ trước là 69ha, năng suất: 2,2 – 3 tấn cà phê nhân/ha. Năm nay, dự kiến toàn huyện sẽ có trên 100ha cà phê vào vụ thu hoạch mới.

Ông Nguyễn Văn Hậu – Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đăk Hà, cho biết: Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động của huyện, tỉnh Đắk Nông cũng tích cực hỗ trợ người dân về khoa học kỹ thuật. Đồng thời, tiếp sức vốn từ các chương trình, dự án, nên người dân ngày càng mạnh dạn tái canh cà phê, để trẻ hóa vườn cây, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Đặc biệt, toàn bộ diện tích cà phê tái canh đều sử dụng các giống mới cao sản như: TRS1, TR4, TR9, có khả năng kháng được nhiều bệnh, năng suất cao, chất lượng ổn định.

Mặt khác, ngành nông nghiệp cũng tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng biện pháp tưới phun mưa, ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, để phòng trừ sâu bệnh, sử dụng các dạng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, phân vi sinh để bón cho cây, đảm bảo yêu cầu tái canh theo hướng bền vững.

Trong 5 năm tới, huyện Đăk Hà tiếp tục thực hiện tái canh 1.029,39 ha cà phê già cỗi, trong đó, diện tích tái canh của người dân là 585ha, của các doanh nghiệp nhà nước là 444,39ha.

Để nâng cao năng suất, chất lượng cũng như giá trị hạt cà phê Đăk Hà thì tái canh là yêu cầu cấp thiết. Vì vậy, thời gian tới, ngành nông nghiệp tiếp tục phối hợp với các xã, thị trấn, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn, quyết tâm phá bỏ vườn cà phê già cỗi để trồng mới. Phòng Nông nghiệp huyện sẽ tích cực hướng dẫn, hỗ trợ người dân kỹ thuật, đưa sản xuất theo hướng bền vững, tạo ra sản phẩm cà phê hữu cơ, chất lượng cao.

Linh Anh

Linh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những cách cắm hoa bưởi đẹp mê li, thơm phưng phức

Những cách cắm hoa bưởi đẹp mê li, thơm phưng phức

Với mùi hương thơm dịu nhẹ, vẻ đẹp giản dị nhưng đầy tinh tế, hoa bưởi ngày càng được nhiều người cắm để làm đẹp không gian sống. Cùng ngắm những cách "biến tấu" với hoa bưởi vô cùng hút mắt dưới đây.
Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn nỗ lực đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản, OCOP của địa phương, nhằm hỗ trợ các chủ thể sản xuất kinh doanh giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng. Qua đó, nhiều sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng tốt thị trường nội địa mà còn đạt chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính.
Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ Chương trình OCOP như cấp vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất... tiếp cận nguồn nguyên liệu chất lượng cao, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
"Biển" người đổ về tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

"Biển" người đổ về tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3 năm 2025, với chủ đề "Giòn ngon bánh mì - đậm vị cà-phê" nhằm tôn vinh sự kết hợp giữa hai biểu tượng ẩm thực Việt Nam là bánh mì và cà-phê Việt. Đồng thời, giới thiệu và quảng bá ẩm thực Việt Nam ra thế giới.
Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Ngày 21/3, Lễ hội bánh mì Việt Nam năm 2025 chính thức diễn ra tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1, TP.HCM thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan các gian hàng, trải nghiệm thưởng thức sự đa dạng của ẩm thực Việt và bánh mì Việt Nam.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại huyện Thường Tín đã và đang tạo sức bật mạnh mẽ cho kinh tế nông thôn địa phương, khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các làng nghề truyền thống, đồng thời mở rộng cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ đặc trưng.
Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Nghề đánh bắt, chế biến sứa mang lại thu nhập khá tốt cho ngư dân ở Thanh Hoá. Năm nay vụ sứa đến muộn, sản lượng giảm hơn so với năm ngoái nhưng lại xuất hiện nhiều loài sứa đỏ, có giá trị kinh tế cao hơn nên phần nào giúp ngư dân yên tâm đánh bắt.
Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Để nâng cao giá trị từ cây chè, huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) sẽ tập trung phát triển vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hơn nữa thương hiệu, giá trị chè Shan tuyết cổ thụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động