Sử dụng kem chống nắng không đúng cách tiềm ẩn nhiều căn bệnh |
Chúng ta vẫn thường được khuyến cáo sử dụng kem chống nắng hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư da. Tuy nhiên mới đây đã có những tài liệu nghiên cứu và cho thấy rằng việc sử dụng kem chống nắng không đúng cách chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư da và tiềm ẩn những bệnh khác.
Tác dụng phụ của kem chống nắng
Hiện nay việc sử dụng các sản phẩm chống nắng, dưỡng da đã trở nên quá phổ biến và dường như chúng trở thành vật “bất ly thân” của tất cả mọi người không kể độ tuổi, đặc biệt là những cô nàng hay những quý bà tích tắm nắng.
Trước thông tin việc dùng kem chống nắng có thể gây ra tác dụng phụ đã tạo lên một làn sóng dư luận khá mạnh mẽ, đa phần trong số họ đều tỏ ra vô cùng lo lắng và thắc mắc tại sao việc dùng kem chống nắng lại gia tăng nguy cơ mắc bệnh trong khi trên nhãn mác của các sản phẩm này lại luôn khuyến cáo mọi người nên sử dụng để ngăn ngừa ung thư da?
Nguyên nhân là do kem chống nắng hóa học có chứa tetracyclin, phenothiazin và thuốc sulfa có thể gây hại. Do đó, điều quan trọng là phải biết kem chống nắng có những thành phần gì và nó ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Dưới đây là một số tác dụng phụ của việc dùng kem chống nắng.
Dị ứng
Kem chống nắng bao gồm một số hóa chất có thể gây kích ứng da như mẩn đỏ, sưng tấy, kích ứng và ngứa. Phản ứng dị ứng này có thể là kết quả của các hóa chất có trong kem chống nắng như nước hoa và chất bảo quản.
PABA được sử dụng lý tưởng trong nhiều loại kem chống nắng thương mại có thể gây ra tỷ lệ phản ứng dị ứng cao. Do đó, chất này đang bị loại bỏ khỏi nhiều loại kem chống nắng phổ biến của các thương hiệu có uy tín.
Gây mụn
Nếu bạn có làn da dễ bị mụn trứng cá, một số hóa chất trong sản phẩm kem chống nắng có thể làm trầm trọng thêm vấn đề của bạn.
Để loại bỏ tác dụng phụ này của kem chống nắng, bạn có thể chọn kem chống nắng không gây mụn và không chứa dầu. Nên sử dụng kem chống nắng phù hợp nhất với loại da của bạn. Tránh sử dụng kem chống nắng toàn thân cho mặt vì chúng quá nặng.
Tăng nguy cơ ung thư vú
Kem chống nắng bao gồm các thành phần có thể có tác dụng estrogen đối với tế bào ung thư vú. Một số loại kem chống nắng có thể ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong máu. Tránh sử dụng kem chống nắng hóa học cho con bạn, vì da của chúng có xu hướng hấp thụ hóa chất ngay lập tức.
Kích ứng mắt
Để kem chống nắng dính vào mắt có thể gây đau và kích ứng. Điều này cũng có thể dẫn đến bỏng và nhạy cảm tạm thời với ánh sáng. Một số người cho rằng, kem chống nắng hóa học cũng có thể gây mù mắt. Nếu kem chống nắng dính vào mắt, hãy rửa kỹ bằng nước mát hoặc đến gặp bác sĩ.
Mủ trong nang lông
Kem chống nắng có thể gây ra các nốt ngứa trên da, có xu hướng phát triển thành các nốt mẩn đỏ sần sùi. Đôi khi, chúng còn biến thành những mụn nước chứa đầy mủ xung quanh nang lông.
- Không nên phụ thuộc hoàn toàn vào các loại kem chống nắng. Ngay cả khi bạn đã thoa kem chống nắng thì cũng cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nên che chắn cẩn thận trước khi đi ra ngoài.
- Khi có dấu hiệu ung thư da như da mẩn đỏ, viêm loét khó lành, ngứa, chảy máu, dễ nhiễm trùng…mọi người cần đế ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
- Kem chống nắng phải được sử dụng trước khi bạn ra nắng, đừng quên thoa một lớp mỏng kể cả khi đã mặc áo, đội mũ...
- Sử dụng kem chống nắng với SPF 30+ vì các chuyên gia khuyên cáo nên sử dụng những loại có khả năng chịu nước cao.
- Cho dù đã sử dụng SPF 30+ hay SPF 50+ thì nên thoa cho toàn bộ vùng da cả trước lẫn sau.
- Sử dụng lại kem chống nắng sau mỗi hai giờ, không ngoại trừ kể cả chỉ số SPF nào, vì tất cả các loại kem chống nắng đều có thể bị rửa sạch, chùi đi do tiếp xúc.
- Học cách nhận biết chỉ số UV. Vì tia cực tím ở một thời gian nhất định cũng mang lại cho lượng vitamin D cần thiết cho bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những loại kem chống nắng đảm bảo chất lượng, an toàn cho cơ thể từ bác sĩ cũng như những loại thuốc khác.