Bộ Y tế cảnh báo việc mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Sống khỏe hơn nhờ thực hiện những thói quen tốt vào buổi sáng Nguyên tắc vàng giúp bạn sống khoẻ mạnh |
Ngoài nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy là rotavirus thì còn các nguyên khác như: nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn vi sinh đường ruột, ngộ độc thực phẩm, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, ...
Tiêu chảy không khó chữa, nhưng nếu chữa không đúng cách hoặc để bệnh kéo dài có thể gây mất nước và điện giải; người bệnh phải bổ sung điện giải kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý. Không phải loại thực phẩm nào cũng dành cho người bị tiêu chảy, vì thế cần nhận biết được những loại thực phẩm phù hợp để tránh cho tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.
Dưới đây là các loại thực phẩm cần tránh khi bị tiêu chảy
Thực phẩm từ bơ, sữa
Bơ, kem, phô mai, váng sữa, …là những thực phẩm nên tránh khi bị tiêu chảy |
Đây là nhóm thực phẩm đầu tiên cần tránh khi đang bị tiêu chảy bởi chúng khó tiêu hóa và gây ra các triệu chứng như: đau bụng, đầy hơi, buồn nôn,...
Vì vậy, khi gặp tình trạng tiêu chảy thì tốt nhất không nên dung nạp loại thực phẩm chứa các chất gồm: bơ, kem, phô mai, váng sữa, …
Tuy nhiên bạn vẫn có thể ăn sữa chua (loại không đường) vì các chế phẩm sinh học có trong sữa chua sẽ giúp hệ tiêu hóa cân bằng nguồn vi sinh vật, tránh gây loạn khuẩn và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khó chịu.
Đồ uống có cồn, caffeine và nước uống có ga
Đối với những người khỏe mạnh, đồ uống có chứa cồn, caffeine và cacbonat đều hoàn toàn bình thường, tuy nhiên những loại thức uống này đều có khả năng gây kích thích đường tiêu hoá.
Khi bị tiêu chảy nên tránh uống rượu, cà phê, và các loại nước giải khát có ga. Thức uống được khuyên dùng chủ yếu trong thời gian bị tiêu chảy là nước lọc và các loại nước ép hoa quả tự nhiên và không thêm đường.
Đồ uống chứa cồn, ga gây kích thích đường tiêu hóa. |
Đồ ăn chứa nhiều chất béo
Thức ăn có chứa hàm lượng chất béo cao làm tăng những cơn co thắt ruột và làm cho triệu chứng của tiêu chảy nặng hơn. Vì vậy, cần tránh các loại đồ ăn như đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dẫu mỡ và hạn chế đồ ăn chứa mỡ động vật trong thực đơn hàng ngày.
Thịt bò, thịt tươi sống, cá tôm, hải sản, ...
Các thực phẩm sống, tái thường tanh gây kích thích hệ tiêu hóa. Nếu đang có triệu chứng nôn thì bạn càng dễ nôn nhiều. Bên cạnh đó, đồ tái sống, không đảm bảo an toàn thực phẩm có thể đưa thêm nhưng loạn sán, ký sinh trùng vào cơ thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Nên tránh những thực phẩm tái, sống . |
Thực phẩm không đường
Một số đồ ăn không đường có thể có tác dụng nhuận tràng, tuy nhiên sẽ tạo khí và gây đầy hơi.
Vì vậy, cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn, tốt nhất nên tránh: soda, kẹo cao su không đường, gói đường thay thế dùng cho cà phê và trà,....
Thực phẩm tạo khí
Một số loại thực phẩm sinh hơi đường ruột có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn như: đậu, bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, hành. Có thể thay thế rau bằng rau chân vịt, đậu xanh và bí xanh.
Các loại trái cây cần tránh cho đến khi sức khỏe ổn định lại như: quả đào, lê, mận; trái cây sấy khô (mơ, mận, nho khô). Có thể thay thế bằng quả việt quất, dâu tây, dưa mật hoặc dưa đỏ, dứa.
Các loại rau họ cải có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn. |
Các loại thực phẩm không được chế biến và bảo quản an toàn sẽ khiến tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng.
Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm:
Chỉ nên ăn những thực phẩm đã được rửa sạch và bảo quản tốt;
Không nên ăn những thực phẩm đã có dấu hiệu ôi thiu;
Làm lạnh hoặc đông lạnh thức ăn thừa ngay sau khi ăn;
Làm sạch bề mặt chuẩn bị thực phẩm bằng nước xà phòng nóng trước và sau khi sử dụng;
Nấu tất cả các loại thực phẩm đến nhiệt độ trên 72 độ.