Nuôi vịt khác người, xây bể bơi như khách sạn, vịt bơi lội lớn nhanh đẻ nhiều, mỗi ngày thu tiền triệu

Thời gian gần đây, ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do giá cám tăng phi mã trong khi giá sản phẩm chăn nuôi lại rẻ bèo, nhiều hộ gia đình đã chuyển sang chăn nuôi sinh sản, nhờ đó có nguồn thu nhập ổn định.
Ngành chăn nuôi vịt đang “nóng” lên Chỉ nuôi vịt đẻ, một ngày nhặt 8.000 quả trứng, anh nông dân đổi đời thành triệu phú Trại vịt vạn con chỉ cần một người trông thu tiền tỷ mỗi tháng, bí quyết từ chiếc điện thoại
Đàn vịt xiêm sinh sản của gia đình anh Hoàng Văn Thanh
Đàn vịt xiêm sinh sản của gia đình anh Hoàng Văn Thanh

Trang trại nhỏ chuyên nuôi vịt xiêm sinh sản của vợ chồng anh chị Hoàng Văn Thanh - Nguyễn Thị Quyên, thôn Hàng Hải, xã Gung Ré, huyện Di Linh (Lâm Đồng) nằm khá tách biệt với khu dân cư.

Trên mảnh đất rộng gần 2 sào, anh chị rào kín, làm mái lưới, làm chuồng hở nuôi vịt xiêm sinh sản. Giống vịt xiêm chân thấp, khoang đen trắng bố mẹ, trọng lượng lớn, chuyên đẻ trứng giống đã được anh chị nuôi từ nhiều năm nay.

Anh Hoàng Văn Thanh cho biết, vịt xiêm bố mẹ thường được nuôi trên nền đất, thay cho nuôi trên sàn như với vịt xiêm lấy thịt. Trên nền đất phải rải một lớp trấu để thu hút hết lượng chất thải của vịt. Khu nuôi vịt được chia làm hai phần, phần chuồng nuôi và phần sân chơi. Chuồng nuôi là một gian nhà lớn có cửa, vịt có thể tự do ra vào. Bình thường, khi trời tối, khi mưa hoặc nắng quá, vịt xiêm tự vào chuồng nghỉ ngơi, khi trời mát mới ra.

Anh Thanh còn xây tại các khu nuôi những bể bơi với lượng nước được cung cấp dồi dào. Anh cho biết: “Vịt xiêm là giống ưa nước, chúng cần được tắm, chải lông hàng ngày. Vì thế làm chuồng nuôi vịt xiêm giống thì cần làm các bể để chúng thoải mái bơi lội, vịt mau lớn, khỏe mạnh”.

Thức ăn cho vịt xiêm sinh sản cũng có nhiều thức ăn lạ. Thay vì chỉ cho ăn cám, vịt xiêm sinh sản cần ăn thêm thóc nảy mầm. Chị Nguyễn Thị Quyên chia sẻ, thóc nảy mầm giúp vịt có hệ tiêu hóa khỏe, tăng đề kháng. Thóc được thả nguyên bao xuống ao ngâm trong 24 tiếng, sau đó vớt lên, khi thóc nảy mầm lấy ra cho vịt ăn hàng ngày, bên cạnh chế độ cám.

Chị Quyên chia sẻ: “Khi vịt còn bé thì thường cho ăn ít, ăn cám, bắp giã nhỏ, hãm vịt không để lớn quá nhanh sẽ đẻ sớm. Vịt mọc lông cánh mới ăn thêm thóc ngâm. Đợi vịt tầm 6 tháng, đủ trưởng thành để sinh sản chủ yếu ăn cám. Vịt được cung cấp đủ thức ăn, khoáng, can xi các loại mới đẻ đều, chất lượng trứng tốt”.

Anh chị Thanh - Quyên cho biết, vịt giống nhập vào trại là giống 1 ngày tuổi, phải được úm nơi ấm áp, kín gió, nhiệt cung cấp đủ. Một con vịt giống như vậy có giá 60 ngàn đồng, một số tiền không nhỏ. Vì vậy, anh chị phải đảm bảo việc nuôi vịt xiêm con cẩn thận, không để vịt chết gây hao hụt.

Sau 6 tháng nuôi với chế độ ăn vừa phải, vịt xiêm sẽ đạt đủ độ trưởng thành để bắt đầu sinh sản. Tới lúc này, vịt mái đẻ rất đều, tỷ lệ đẻ tới 80-90%. Trung bình mỗi tháng, một vịt xiêm mái đẻ tới 25-26 trứng. Sau 6 tháng sinh sản liên tục, vịt mái sẽ dừng đẻ để thay lông. Sau thời gian thay lông khoảng 2-3 tháng, vịt mái sẽ đẻ ít đi, tầm 20-23 trứng/tháng.

Sau khoảng 2 năm, vịt mái sẽ già, tỷ lệ trứng ít dần và lúc này cần thay lứa mới. Anh Hoàng Văn Thanh cũng cho biết, khi cung cấp giống cho trại, doanh nghiệp đã tính toán ở mức 4-5 mái/1 đực. Đây là tỷ lệ tối ưu, giúp bầy vịt khỏe mạnh, chất lượng trứng tốt.

Tính trung bình, một vòng đời vịt xiêm mái sẽ sinh sản khoảng 550-600 trứng. Số trứng này được doanh nghiệp cung cấp giống thu mỗi tuần với giá từ 8-9 ngàn đồng/quả. Thu trứng về, doanh nghiệp ấp nở, cung cấp thành vịt nuôi thương phẩm lấy thịt cho các nông hộ khác. Vì vậy, mỗi quả trứng do trại giống của gia đình sản xuất ra, doanh nghiệp đều thu mua với giá cho trước. Sau 2 năm, khi thải vịt, anh chị vẫn bán được với giá 60 ngàn đồng/kg cho các nhà hàng.

Theo anh Hoàng Văn Thanh, nuôi vịt xiêm sinh sản an toàn và thu nhập ổn định hơn nuôi vịt xiêm lấy thịt. Tuy vốn bỏ ra ban đầu cao hơn, thời gian kéo dài hơn nhưng chăm vịt sinh sản nhàn hơn, ít phụ thuộc vào giá cả thị trường lên - xuống do được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Anh chia sẻ, thu nhập của gia đình từ trại vịt xấp xỉ 40 triệu đồng/tháng sau khi trừ hết chi phí. Vì vậy, gia đình anh đã gắn bó với nghề nuôi vịt xiêm sinh sản từ rất nhiều năm, từ khi chỉ nuôi 200 con cho tới bây giờ là 2.000 vịt.

Mô hình nuôi vịt đẻ trên cạn của gia đình ông Ngô Đình Chiểu
Mô hình nuôi vịt đẻ trên cạn của gia đình ông Ngô Đình Chiểu

Cũng nuôi vịt đẻ, gia đình ông Ngô Đình Chiểu, ngụ ấp 4 xã Suối Ngô, huyện Tân Châu (tỉnh Tây Ninh) có lãi đều tay.

“Tôi thực hiện mô hình này được 8 năm, nuôi vịt đẻ trên cạn có 3 ưu điểm, thứ nhất là quản lý được bệnh tật; thứ hai là không bị thất thoát trứng; thứ ba là do mình thay nước hằng ngày nên việc nhiễm bệnh rất ít”- ông Chiểu chia sẻ.

Nuôi vịt trên cạn không cần nuôi theo mùa vụ. Người nông dân có thể nuôi quanh năm và chủ động khu vực nuôi để thuận tiện quản lý. Bên cạnh đó, hạn chế dịch bệnh lây lan cho đàn vịt. Thuận tiện cho việc thu gom trứng, dọn dẹp vệ sinh.

Theo tính toán của ông Chiểu, nuôi vịt đẻ trên cạn có lợi nhuận cao hơn nuôi gà. Ông Ngô Đình Chiểu cho biết thêm: “Nói chung lợi nhuận cũng tương đối, giá thức ăn hơi cao, nhưng vẫn có lời. Tôi nuôi 1.000 con, mỗi ngày thu 800 trứng, giá bán như hiện nay thì một ngày lời được 800 ngàn đồng. Nuôi vịt đẻ trên cạn dễ hơn nuôi gà, bỏ vốn một lần, thu hoạch đến 4 năm và nếu chăm sóc tốt có thể thu hoạch 5 năm. Tôi dự định mở thêm một khu để nuôi khoảng 1.500 con”.

Nuôi vịt đẻ trên cạn tiết kiệm được nguồn thức ăn. Vịt đẻ trứng tập trung, thuận tiện cho việc thu gom. Đặc biệt để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường khi nuôi vịt trên cạn ông Chiểu đã áp dụng đệm lót sinh học để lót chuồng.

Đệm lót sinh học ông làm từ vỏ trấu để tiết kiệm chi phí. Vỏ trấu khi đem về ông phơi thật khô và sát trùng kỹ trước khi cho vào chuồng để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn, mầm bệnh. Lót lớp trấu có độ dày từ 10cm - 15cm.

Trong suốt quá trình nuôi khoảng 2 tháng xịt khử khuẩn một lần để tiêu diệt mầm bệnh, vi sinh vật phát triển, bảo đảm sức khoẻ cho đàn vịt và giảm mùi hôi từ phân vịt. Nếu lớp trấu bị xẹp ông bổ sung một ít trấu mới lên trên và chỉ thay vỏ trấu 6 tháng một lần. Trấu thay ra ông làm phân hữu cơ bón cho cây trồng.

Phía bên ngoài khu vực nuôi vịt, ông xây tường rào và quây bằng lưới thép B40 để dễ quan sát và quản lý đàn vịt. Cạnh chuồng nuôi ông làm một hồ nước sạch để cung cấp nước cho đàn vịt. Nước được thay thường xuyên mỗi ngày để tránh bị ô nhiễm.

Xung quanh hồ nước ông tráng xi măng và lót gạch vỉa hè để tiện cho việc vệ sinh. Máng ăn được đặt bên ngoài khu vực hồ nước tránh để vịt làm ẩm ướt thức ăn.

Vịt bầu Quỳ đặc sản sống trong môi trường khắc nghiệt giá nửa triệu/cặp giống Vịt bầu Quỳ đặc sản sống trong môi trường khắc nghiệt giá nửa triệu/cặp giống
Nuôi loài vịt sặc sỡ nông dân phấn khởi vì bán giá cao lại được hỗ trợ đủ thứ Nuôi loài vịt sặc sỡ nông dân phấn khởi vì bán giá cao lại được hỗ trợ đủ thứ
Bí quyết nuôi vịt không cần ao vườn, không chạy đồng mà vịt khỏe đẻ mau mỗi năm lãi nửa tỷ đồng Bí quyết nuôi vịt không cần ao vườn, không chạy đồng mà vịt khỏe đẻ mau mỗi năm lãi nửa tỷ đồng

·

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chàng thạc sĩ sinh học thành công với loại nấm độc lạ

Chàng thạc sĩ sinh học thành công với loại nấm độc lạ

Đam mê, nghiên cứu về các loại nấm và sản xuất bằng phương pháp hữu cơ, an toàn. Anh Nguyễn Minh Thuận (ngụ tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã cho ra đời nấm hầu thủ. Từ mô hình này anh đã phát triển kinh tế gia đình, tạo công ăn việc làm cho nhiều người.
Đổi đời nhờ trồng ổi

Đổi đời nhờ trồng ổi

Nhờ trồng ổi lê, anh Nguyễn Văn Việt (Đắk Nông) và hàng trăm hộ dân xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa có cuộc sống khấm khá, thậm chí có hộ gia đình thu nhập tiền tỉ.
Hương bài có độc nhưng là cây giúp nhà nông thoát nghèo

Hương bài có độc nhưng là cây giúp nhà nông thoát nghèo

Cây hương bài sở dĩ có tên như vậy là do rễ cây này được dùng làm hương đốt trong những ngày tết, dáng cây trông giống như cỗ bài.
Thu nhập ổn định nhờ phát triển thành công mô hình trồng nấm

Thu nhập ổn định nhờ phát triển thành công mô hình trồng nấm

Nhờ phát triển thành công mô hình trồng nấm, ông Nguyễn Ngọc Thành (ở xã Nhơn Bình, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long), anh Đỗ Văn Viên, chủ cơ sở sản xuất nấm Trúc Mai (thành phố Cao Bằng), chị Nguyễn Thị Tiền (TP. Buôn Ma Thuột) có thu nhập ổn định.
Giá sầu riêng tăng cao, nhà vườn thu nhập khủng

Giá sầu riêng tăng cao, nhà vườn thu nhập khủng

Nguồn cung hạn chế khiến giá sầu riêng tăng cao, giá sầu riêng tại vườn là 105.000 đồng một kg, còn ở các kho lên tới 140.000 đồng, tăng 50-60% so với tháng 10.
Rời biển về quê nuôi đà điểu, bất ngờ có doanh thu tiền tỷ mỗi năm

Rời biển về quê nuôi đà điểu, bất ngờ có doanh thu tiền tỷ mỗi năm

Vốn là kỹ sư hàng hải, năm 2016 anh Trần Hữu Mạnh bỏ nghề lái tàu thủy, trở về xã Vân Hoà, huyện Ba Vì (Hà Nội) làm trang trại nuôi đà điểu. Giờ đây anh đã là ông chủ của 200 con Đà điểu với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Anh kỹ sư cầu đường bỏ nghề về làm giám đốc bán cá kho

Anh kỹ sư cầu đường bỏ nghề về làm giám đốc bán cá kho

Lần đầu tiên thưởng thức món cá kho làng Vũ Đại, huyện Lý Nhân (Hà Nam), anh Nguyễn Bá Toàn đã bị món ăn dân dã này “hớp hồn”, từ đó anh quyết định đặt chân lên con đường mà mình chưa hề có khái niệm về nó - kinh doanh ẩm thực.
Thanh Hoá: Nhiều tín hiệu vui đến với người trồng tre luồng Lang Chánh

Thanh Hoá: Nhiều tín hiệu vui đến với người trồng tre luồng Lang Chánh

Cũng như các vùng tre luồng nói chung trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vùng luồng Châu Lang thuộc huyện Lang Chánh ngày nay, nhiều năm qua, giá vầu, nứa, luồng nguyên liệu ở huyện Lang Chánh rất thấp. Tuy nhiên gần đây, nhiều tín hiệu vui đã đến với bà con trồng tre luồng nơi đây.
Thủ phủ hồng trăm tuổi xứ Nghệ mất mùa, được giá

Thủ phủ hồng trăm tuổi xứ Nghệ mất mùa, được giá

Theo người dân địa huyện Nam Đàn, so với các năm, sản lượng hồng năm nay giảm nhiều nhưng bù lại giá cả tăng nên bà con phần nào được an ủi.
Trồng loại rau là "sâm của người nghèo", ông nông dân Long An có thu nhập hàng trăm triệu đồng

Trồng loại rau là "sâm của người nghèo", ông nông dân Long An có thu nhập hàng trăm triệu đồng

Nhờ trồng rau sạch, chủ yếu là trồng rau má, ông Nguyễn Văn Toàn (SN 1967, ngụ ấp 3, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) mỗi năm có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Diện tích sầu riêng tăng trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực

Diện tích sầu riêng tăng trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực

Cả nước hiện có 131.000 ha sầu riêng, tức mỗi năm tăng bình quân 24,5% – đây là mức tăng trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực. Với diện tích trồng sầu riêng tăng trưởng mạnh, nông dân ồ ạt mở rộng diện tích, đang dấy lên lo ngại về những rủi ro trong tương lai.
Nông dân Đà Nẵng tất bật trồng rau sau đợt mưa lớn

Nông dân Đà Nẵng tất bật trồng rau sau đợt mưa lớn

Sau đợt mưa lũ kéo dài vừa qua, các hộ nông dân tại làng rau La Hường (Đà Nẵng) đã nhanh chóng bắt tay vào trồng vụ rau mới để kịp cung ứng sản phẩm cho các chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố.
Nam Định chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Nam Định chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và đem lại hiệu quả kinh tế cao, Hội nông dân TP. Nam Định đã từng bước thực hiện tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, tăng cường cơ giới hóa, từng bước chuyển dịch theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị và một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đặc biệt, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Thu nhập ổn định nhờ trồng nấm rơm công nghệ cao

Thu nhập ổn định nhờ trồng nấm rơm công nghệ cao

Bằng sự nỗ lực và kiên trì mày mò trong nhiều năm, anh Đào Huy Tùng đã trở thành “chuyên gia” trong mô hình trồng nấm rơm công nghệ cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Trồng giống na cho trái khủng trên núi cao, nông dân đổi đời thành tỷ phú

Trồng giống na cho trái khủng trên núi cao, nông dân đổi đời thành tỷ phú

Những trái na sầu riêng có hình dáng mới lạ, bắt mắt, nặng từ 1 - 1,5kg, có quả to đến hơn 2kg, giá na bán tại vườn ở mức 150.000 đồng/kg.
Thu nhập khủng từ nghề cầm dao đi “gõ” sầu riêng

Thu nhập khủng từ nghề cầm dao đi “gõ” sầu riêng

Khi sầu riêng vào vụ, với những người lành nghề, nhiều kinh nghiệm, việc cầm dao đi “gõ” sầu riêng cũng có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Nhiều nông dân Khánh Hoà trở thành tỷ phú nhờ trồng sầu riêng

Nhiều nông dân Khánh Hoà trở thành tỷ phú nhờ trồng sầu riêng

Vụ sầu riêng năm nay, thương lái mua tại vườn từ 70.000 đồng - 95.000 đồng/kg, với năng suất từ 10-15 tấn/ha, nhiều hộ dân trồng sầu riêng ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hoà) đã có thu nhập tiền tỷ.
Hé lộ tuyệt kỹ nghề luyện trâu chọi ở Đồ Sơn

Hé lộ tuyệt kỹ nghề luyện trâu chọi ở Đồ Sơn

Đằng sau những màn đấu hay tạo "thương hiệu" chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng), không thể nhắc đến công lao của những người huấn luyện trâu chọi.
Chàng trai Đà Nẵng kiếm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi loài cá bé tí

Chàng trai Đà Nẵng kiếm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi loài cá bé tí

Trải qua hơn 5 năm khởi nghiệp nuôi cá lan, đến nay anh Phan Thanh Nhật đã có riêng cho mình một trang trại nuôi cá có tiếng tại Đà Nẵng, Quảng Nam và nhiều tỉnh, thành khác mang lại kinh tế hiệu quả cao.
Hoa hồi xuất khẩu tăng đột biến, nông dân Quảng Ninh trồng thu lãi cao

Hoa hồi xuất khẩu tăng đột biến, nông dân Quảng Ninh trồng thu lãi cao

Ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), cây hồi được trồng từ rất lâu đời, tập trung nhiều ở các xã Đồng Văn, Đồng Tâm, Hoành Mô và thị trấn Bình Liêu, tổng diện tích khoảng 7.000ha.
Đu mình trên cây cao để hái thuê trám đen, lương cao nhưng luôn thiếu người làm

Đu mình trên cây cao để hái thuê trám đen, lương cao nhưng luôn thiếu người làm

Trám đen là cây gỗ lớn, cao 25-30m, đường kính 40-50cm. Thân tròn thẳng, gốc hơi có múi, phân cành cao. Tán dày, rộng, thường xanh. Vỏ màu nâu nhạt, mùi thơm hắc, thịt vỏ có nhựa màu đen.
Loại cây xưa bị “thất sủng”, nay người dân trồng trúng đậm, có gia đình lãi trăm triệu mỗi năm

Loại cây xưa bị “thất sủng”, nay người dân trồng trúng đậm, có gia đình lãi trăm triệu mỗi năm

Cây na tính từ lúc đặt trồng tới khi có quả, cho thu hoạch chỉ mất khoảng từ 4 đến 6 năm. Hơn thế, na là loại cây khá “dễ tính”, vì vậy quá trình canh tác người nông dân trồng na cũng không quá vất vả mà lại có thu nhập cao.
Mang giống cây độc lạ về trồng, tưởng dở hơi ai ngờ đổi đời

Mang giống cây độc lạ về trồng, tưởng dở hơi ai ngờ đổi đời

Với niềm đam mê trồng cây lạ, mới theo hướng sản xuất hàng hóa, ông Đỗ Văn Lợi và Trịnh Xuân Hòa đã đưa giống chanh vàng toàn “vỏ là vỏ" cùng giống ổi to như quả lê về trồng diện tích lớn, bước đầu cho thành công ngoài mong đợi.
Đem loài thú chạy nhanh như gió về nuôi, cho ăn rau cỏ rẻ tiền, nhiều hộ dân giàu lên

Đem loài thú chạy nhanh như gió về nuôi, cho ăn rau cỏ rẻ tiền, nhiều hộ dân giàu lên

Những năm gần đây, tận dụng lợi thế về nguồn thức ăn dồi dào, nhiều hộ dân trên khắp các tỉnh thành đã phát triển chăn nuôi ngựa. Mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả, mở ra triển vọng phát triển kinh tế cho người dân.
Không chỉ có cam, na Cao Phong mang về cho nhà nông nguồn thu đáng kể

Không chỉ có cam, na Cao Phong mang về cho nhà nông nguồn thu đáng kể

Ngoài trồng cam, cây na được trồng trên địa bàn xã Thu Phong (Cao Phong) khá lâu đời. Với giá trị kinh tế mang lại, những năm gần đây, cây na được nhiều hộ đầu tư trồng và mở rộng diện tích.
Nghề gõ sầu riêng, massage hoa dừa "hái ra tiền" nhưng khó tìm người làm

Nghề gõ sầu riêng, massage hoa dừa "hái ra tiền" nhưng khó tìm người làm

Massage hoa dừa để lấy mật, gõ sầu riêng để phân biệt quả xanh quả chín mang về thu nhập "khủng" cho người nông dân. Thế nhưng công việc này lại vô cùng hiếm người làm vì đòi hỏi sức khoẻ dẻo dai cộng với kỹ thuật và sự tinh ý.
Nông dân vùng cao đầu tư nuôi cá, bắt lên con nào con đó to bự, thu lãi tiền tỷ mỗi năm

Nông dân vùng cao đầu tư nuôi cá, bắt lên con nào con đó to bự, thu lãi tiền tỷ mỗi năm

Những năm qua, nông dân huyện Tam Đường (Lai Châu) mở rộng, phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản theo hướng hàng hóa. Nhờ đúc kết kinh nghiệm, nhiều hộ có thu nhập khá từ trăm triệu đến tiền tỷ/năm.
Chuyện thật như đùa, xã vùng sâu Tà Hine cho ra đời nấm đông cô bằng phương pháp trồng khô

Chuyện thật như đùa, xã vùng sâu Tà Hine cho ra đời nấm đông cô bằng phương pháp trồng khô

Ở vùng sâu Tà Hine, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) doanh nghiệp Ngọc Bích đang cho ra đời những cây nấm đông cô có giá trị dinh dưỡng cao bằng phương pháp trồng khô.
Người trồng na ở Nho Quan thắng lớn

Người trồng na ở Nho Quan thắng lớn

Toàn xã Phú Long có gần 200 ha trồng na được chuyển đổi từ những diện tích trồng ngô, khoai, sắn của bà con trước đây hiệu quả kinh tế không cao. Qua thời gian cho thấy cây na rất phù hợp với đồng đất nơi đây, có giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng thơm ngon hơn hẳn các nơi khác.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động