Chế độ dinh dưỡng giúp trẻ tăng đề kháng vào mùa đông Tắm nước gừng - Phương pháp dân gian tăng cường sức khỏe mùa đông Rét đậm rét hại - những hậu quả và cách phòng tránh |
Uống rượu để làm ấm người
Đúng là uống rượu giúp cơ thể ấm lên nhanh chóng nhưng đây lại là thói quen không được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích, nhất là trong những ngày trời lạnh nhiều. Vì cồn làm cơ thể cảm thấy ấm nóng trong một thời gian ngắn nào đó, nhưng đồng thời cũng kích thích trao đổi nhiệt, khiến cơ thể bị mất nhiệt nhanh chóng.
Các chuyên gia khuyên chúng ta mang theo cồn, nhưng chỉ để thoa ngoài da. Khi bộ phận nào đó của cơ thể bị lạnh cóng, hãy dùng cồn xát lên da và ủ ấm, bạn sẽ cảm thấy nóng lên rất nhanh.
Khi thức giấc buổi sáng, không ra khỏi giường ngay
Tỉnh giấc, nên nằm trên giường 5 phút, mở chăn ra từ từ cho quen nhiệt độ môi trường. Bạn mở mắt, định vị lại không gian và thời gian, sau khi thật sự tỉnh táo.
Thong thả ngồi dậy cạnh mép giường, để bàn chân xuống đất mang dép vào, ngồi vài phút hít thở nhẹ đều đặn. Rồi đứng dậy từ từ và đi ra khỏi phòng ngủ.
Lý do khá đơn giản, nếu bật dậy nhanh rời khỏi giường, tuần hoàn cơ thể chưa điều chỉnh kịp, gây thiếu máu não hoặc tụt huyết áp tư thế, dẫn đến choáng và mất thăng bằng, biến cố sẽ ập đến.
Không nên vận động mạnh trong 30 phút đầu tiên sau khi thức dậy
Nhiều người có thói quen ngay sau khi thức dậy là vận động, tuy nhiên 30 phút đầu tiên sau thức dậy buổi sáng là thời điểm hay xảy ra các biến cố sức khỏe.
Vì sao vậy? Theo nhịp sinh học, đầu giờ sáng là lúc thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng hơn... Nếu vận động mạnh như chạy nhảy, leo nhanh cầu thang... làm huyết áp, mạch... tăng cao hơn nữa và hệ quả dễ xảy ra các biến cố.
Do đó, không nên vận động mạnh trong 30 phút đầu tiên khi thức dậy buổi sáng.
Uống nước quá nóng khi đi ra ngoài
Trà nóng hoặc bất kỳ đồ uống nóng nào đều làm tăng lưu thông máu và cải thiện hệ thống phòng vệ. Tuy nhiên cũng làm mạch máu mở rộng. Điều này làm bạn khi ra ngoài trời lạnh nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống nhanh chóng
Tắm nước lạnh
Bạn đừng chủ quan, nghĩ mình chịu lạnh giỏi mà tắm bằng nước lạnh. Nếu cơ thể bị nhiễm lạnh bất ngờ thì hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến đột quỵ và tử vong. Do đó, khi nhiệt độ thời tiết giảm thấp, bạn nên tắm nước nóng và tắm thật nhanh, đặc biệt bạn không nên tắm quá khuya.
Đi tất cả ngày
Đôi chân luôn là bộ phận mà chúng ta cần hết sức chú ý giữ gìn, nhất là trong những ngày trời rét đậm rét hại. Tuy nhiên, không phải thế mà bạn nên đi tất suốt cả ngày lẫn đêm.
Thói quen đi tất ngay cả khi đi ngủ có thể khiến đôi chân bị bí hơi, mồ hôi không thoát ra được khiến ảnh hưởng giấc ngủ, thậm chí về lâu dài có thể gây bệnh thấp khớp.
Để bụng đói khi ra ngoài
Khi trời lạnh để bụng đói bạn sẽ dễ bị lạnh thậm chí hạ thân nhiệt gây nguy hiểm. Cơ thể muốn sản xuất nhiệt lượng và làm ấm người thì cần được cung cấp năng lượng đầy đủ. Mà năng lượng lại được cơ thể tiếp nhận từ lượng thực phẩm bạn nạp bên ngoài vào. Do đó, nếu để bụng quá đói mà đi ra ngoài trời lạnh thì cơ thể nhanh bị nhiễm lạnh, dễ hạ thân nhiệt khá nguy hiểm. Vì thế, vào những ngày lạnh bạn nên chú ý bữa ăn của mình thật đầy đủ, không nên để bụng đói đi ra đường, đặc biệt là không nên bỏ bữa sáng trước khi ra ngoài để an toàn hơn cho sức khỏe.
Gội đầu bằng nước quá nóng
Nước nóng có thể khiến bạn cảm thấy ấm áp khi gội đầu trong mùa đông nhưng nước quá nóng sẽ mang lại rất nhiều tác hại.
Da đầu rất nhạy cảm,nều sử dụng nước quá nóng có thể làm tổn thương da, gây đau rát. Ngoài ra, nước nóng khiến chân tóc và da đầu mất đi độ ẩm tự nhiên Lúc này, da đầu bị khô sẽ tăng tiết dầu nhờn dẫn đến tình trạng tóc nhanh bết hơn.
Gội đầu bằng nước quá nóng cúng khiến da đầu dễ bong tróc, tạo thành vảy gầu. Không những thế, nước nóng sẽ trực tiếp phá hủy cấu trúc tóc khiến tóc bạn bị khô, xơ và dễ gãy hơn.
Tắm quá lâu với nước nóng
Đừng nghĩ rằng tắm thường xuyên vào mùa đông giúp cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh hơn. Điều này có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, gây tổn thường biểu bị và dẫn tới tình trạng da mẩm ngứa, sưng tấy.
Ngoài ra, tắm nước nóng quá lâu trong phòng kín vào những ngày rét đậm có thể dẫn tới tình trạng thiếu dưỡng khí, co rút mạch, rối loạn nhịp tim thậm chí dẫn tới đột quỵ, đột tử.
Tập thể dục ngoài trời quá lạnh
Thói quen tập thể dục là rất tốt nhưng nếu thời tiết quá lạnh thì bạn không nên tập thể dục ngoài trời, đặc biệt là vào sáng sớm hoặc buổi tối lạnh lẽo.
Nếu muốn tập thể dục để giữ gìn sức khỏe thì bạn có thể tập trong nhà hoặc nếu tập ngoài trời thì cần khởi động thật kỹ cho nóng người và nên đợi lúc thời tiết bớt lạnh rồi hãy tập sẽ an toàn hơn.
Ăn uống đồ lạnh
Có thể là sở thích. Tuy nhiên khi thời tiết lạnh, bạn ăn đồ lạnh có thể gây các bệnh về hô hấp, tiêu hóa.
Uống quá ít nước
Vào mùa đông, nhiều người có xu hướng lười uống nước. Điều này khiến cơ thể không được cung cấp đủ nước, dẫn đến sức đề kháng bị suy giảm, làn da trở nên khô ráp, sạm hơn, thiếu độ căng bóng tự nhiên.
Đốt than củi, than tổ ong sưởi ấm
Tuyệt đối không đốt than củi, than tổ ong, lá cây trong phòng kín để sưởi ấm. Việc này rất nguy hiểm, dễ gây cháy nổ và nguy cơ tử vong cao.
Mặc nhiều quần áo khi ngủ
Thời tiết lạnh giá, nhiều người có thói quen mặc nhiều quần áo ngay cả khi đi ngủ và điều này không có lợi. Mồ hôi sẽ không thể thoát ra ngoài và ngấm ngược vào da khiến bạn ngủ không ngon giấc, thậm chí gây cảm lạnh.
Bên cạnh đó, việc mặc quần áo dày hoặc mặc nhiều quần áo khi ngủ sẽ khiến bạn khó chịu, đau mỏi. Tốt nhất là chọn bộ quần áo làm bằng chất liệu thoáng khí, độ dày vừa phải để tạo cảm giác thoải mái khi ngủ.
Trùm chăn kín đầu khi ngủ
Trùm chăn kín đầu khi ngủ sẽ khiến nguồn oxy bị giảm và không được bổ sung liên tục. Đồng thời, lượng khí carbonic (CO2) lại liên tục tăng cao khiến các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng khí và hoạt động kém đi. Khi đó, não bộ sẽ chịu ảnh hưởng lớn và gây ra cảm giác khó thở, đau đầu, mệt mỏi khi thức dậy.
Lý do bạn nên uống nhiều nước hơn vào mùa đông |
Lưu ý an toàn khi tập thể dục vào mùa lạnh |
Cách trị bệnh “lười uống nước” trong mùa đông |