Những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa tác động ra sao?
Các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa có nghĩa là khi ta ăn chúng, hệ tiêu hóa của ta sẽ hoạt động tốt hơn. Chúng thường có chứa các chất bổ, hoặc các chất dễ phân giải. Có nhiều cách để thực phẩm tác động tốt tới dạ dày. Một số cung cấp các chất nuôi và bảo vệ tế bào cơ quan. Một số khác cung cấp vi sinh vật có ích cho tiêu hóa. Ngoài ra, có các thức ăn còn có thể giải độc cho hệ tiêu hóa,…
Những thực phẩm có hại tác động ra sao?
Các thực phẩm có hại cho hệ tiêu hóa là thứ ta cần tránh. Các loại này tác động tiêu cực lên hệ tiêu hóa theo nhiều cách. Các chất kích thích có thể làm ảnh hưởng, hủy hoại các tế bào cơ quan như rượu, bia, thuốc lá,… Các thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, hóa học làm nhiễm độc cơ thể từ từ như xúc xích, thức ăn chiên, nướng, đồ hộp. Các thực phẩm gây khó tiêu hóa. Làm tăng hoạt động hệ tiêu hóa như các loại trái còn xanh, thịt mỡ, các loại đồ khô,…
Bởi vậy, ta cần tránh các thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, cần tăng cường sử dụng thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa như sau:
Các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
Sữa chua
Sữa chua chứa các men vi sinh, là những lợi khuẩn trong đường tiêu hóa, giúp cải thiện tiêu hóa và giữ cho hệ đường ruột luôn khỏe mạnh. Probiotic có thể giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, táo bón và tiêu chảy. Tuy nhiên, không phải tất cả sữa chua đều chứa men vi sinh
Kefir
Kafir như một loại sữa chua nhưng lỏng hơn. Điều làm cho kefir trở nên tuyệt vời cho đường ruột của bạn là nó thường chứa ít nhất 10 chủng vi khuẩn sống. Kefir chứa hàm lượng cao hơn các chất nuôi cấy hoặc men vi sinh sống đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe rất lớn, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa và miễn dịch. Probiotics bảo vệ bạn khỏi các vi khuẩn xấu có thể xâm nhập vào cơ thể qua các bệnh do thực phẩm, cảm lạnh và chứng bốc hỏa. Sau khi uống kefir sẽ cảm thấy hệ tiêu hóa tốt hơn.
Hành tây
Hành tây chứa inulin, fructans và fructooligosaccharides (FOS). Ngoài xây dựng hệ thống lợi khuẩn, FOS trong hành tây còn có thể giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy, loãng xương, xơ vữa động mạch, rối loạn đường tiêu hóa, bệnh tim mạch và tiểu đường loại 2.
Táo
Táo là loại quả chứa một nguồn pectin phong phú. Đây là một chất xơ hòa tan. Pectin làm tăng khối lượng phân và di chuyển qua đường tiêu hóa, thường được sử dụng để chữa táo bón và tiêu chảy. Pectin trong táo cũng được chứng minh có khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, cũng như viêm trong ruột kết.
Kiwi
Quả kiwi giàu vitamin C. Những người ăn 2 quả kiwi mỗi ngày ít có nguy cơ bị táo bón. Loại quả này cũng giàu chất xơ và ít gây ra các tác dụng phụ cho hệ tiêu hóa.
Đu đủ
Chứa các chất dinh dưỡng cực đa dạng. Từ vitamin A, C,… cho tới các vi lượng như magne, kali. Các chất này bảo vệ và xây dựng đường ruột. Đu đủ cũng có tác dụng trong việc giảm táo bón, đầy hơi do chứa nhiều chất xơ và nước.
Chuối
Chuối có nhiều kali và vitamin C, B,… Ngoài ra còn chứa nhiều chất xơ. Ăn chuối giúp giảm tình trạng đau dạ dày, táo bón,…
Bơ
Quả bơ chứa nhiều vitamin A, C và chất xơ. Nhờ chứa ít đường nên nó có thể dùng tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Các tác dụng chính của bơ là giảm buồn nôn, táo bón,…
Quả mâm xôi
Quả mâm xôi rất giàu polyphenol, một chất chống oxy hóa mạnh mà các vi khuẩn đường ruột rất yêu thích. Theo một đánh giá trên tạp chí Neural Regeneration Research vào năm 2018, polyphenol giúp tăng cường sự phát triển của vi khuẩn có lợi và ức chế sự phát triển của mầm bệnh.
Trà Kombucha
Kombucha chứa nhiều probiotic tốt cho đường ruột vì nó được tạo ra từ quá trình lên men đường trong trà bởi men vi khuẩn.
Quả xoài
Xoài đã được chứng minh là giúp giữ cho vi khuẩn tốt trong đường ruột tồn tại. Kết hợp xoài mỗi ngày vào chế độ ăn uống có thể cải thiện sức khỏe đường ruột của bạn, đồng thời giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể và kiểm soát lượng đường trong máu. Quả xoài có chứa nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất hoạt tính sinh học khác có thể cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau.
Thực phẩm lên men
Việc kết hợp thực phẩm lên men vào chế độ ăn uống có thể giúp ích cho sức khỏe đường ruột. Thực phẩm lên men sinh ra vi khuẩn lactic sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều thực phẩm lên men như sữa chua, cải muối, kim chi giúp làm tăng sự đa dạng của hệ vi sinh vật, giảm viêm nhiễm và cải thiện phản ứng miễn dịch.
Cá hồi
Để có nhiều lợi ích nhất, cá hồi phải là loại môi trường tự nhiên và không được nuôi trong trang trại. Cá hồi có một nguồn axit béo omega-3 dồi dào, là một chất chống viêm mạnh và rất quan trọng để chữa lành đường ruột bị viêm và ngăn ngừa các đợt tái phát sau này.
Dầu cá
Một trong những lý do gây ra hội chứng ruột kích thích (IBS) là cơ thể không tiêu thụ đủ axit béo omega-3. Các nghiên cứu đã chứng minh, axit béo omega-3 có tác dụng tiền sinh học đối với ruột, giúp giảm các tình trạng viêm đường tiêu hóa. Dầu cá giàu axit béo omega-3, loại axit này có nhiều trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu.
Yến mạch
Yến mạch là một loại thực phẩm prebiotic giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt trong ruột. Ngoài ra, yến mạch cũng chứa chất xơ beta-glucan, có khả năng giúp ích cho lợi khuẩn đường ruột.
Các loại đậu
Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ... cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể, là thành phần quan trọng để hệ tiêu hóa vận động trơn tru.
Tỏi
Inulin và fructooligosaccharides là hai chất xơ chính trong tỏi giúp cho đường ruột khỏe mạnh. Ngoài ra, tỏi cũng có tác dụng tích cực đối trong việc ngăn chặn ung thư, bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa, huyết áp và tiểu đường nhờ vào đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, giảm lipid.