Những điều cần biết về sét để phòng tránh

Sét là một hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm, thường xuất hiện ở các thời điểm trước, trong, thậm chí là sau cơn mưa. Sét là mối lo ngại, đe dọa tới an toàn tính mạng của con người cũng như cơ sở vật chất.
Bão số 1 gây mưa rất lớn từ đêm 18/7, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất rất cao Thời tiết giao mùa dễ bị ho, đừng quên ăn những loại trái cây này Vì sao trẻ thường mắc bệnh vào thời điểm giao mùa?

Theo hội địa lý quốc gia Mỹ National Geographic, hằng năm trên thế giới có khoảng 240.000 sự cố sét đánh xảy ra trên toàn cầu, gây ra hàng ngàn ca tử vong. Những thiệt hại do sét gây ra là rất nghiêm trọng đối với cả người và tài sản. Vì vậy chúng ta cần hiểu về sét và cách phòng tránh khi có sét. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm rõ các thông tin cơ bản về sét cũng như cách phòng, tránh sét.

Khái niệm về sét

Sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hay giữa các đám mây mang điện tích trái dấu. Sét có thể đánh vào bất kỳ đâu, bất kỳ đối tượng hoặc vật thể nào khi có đủ các yếu tố hình thành nên sét.

Hơn thế, khi phóng điện, tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000km/h và ảnh hưởng trong vòng 8km với nhiệt độ lên đến 27.700 độ C (nóng hơn 5 lần bề mặt của mặt trời), gây chết người hoặc bị thương hay hư hại tài sản... Sét thường xuất hiện trước, trong, thậm chí cả sau cơn mưa.

Những điều cần biết về sét để phòng tránh
Hiện tượng sét

Thời điểm, đối tượng có nguy cơ bị sét đánh cao nhất

Ở Việt Nam, sét thường xuất hiện trong các cơn giông mùa hè. Theo nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu, Việt Nam nằm ở tâm giông châu Á - một trong ba tâm giông trên thế giới, có hoạt động giông sét mạnh. Mùa giông ở Việt Nam tương đối dài, số ngày giông trung bình 100 ngày mỗi năm và số giờ giông trung bình là 250 giờ một năm.

Mỗi năm, Việt Nam hứng chịu tới hai triệu cú sét. Tần suất sét lớn hơn ở vùng núi, vùng trung du phía Bắc và đồng bằng Nam Bộ. Ở vùng núi, tuy sét xuất hiện nhiều hơn nhưng lại ít gây nguy hiểm vì có nhiều cây to là những vật dẫn điện tốt. Vùng trung du và đồng bằng có ít cây xanh nên người và gia súc dễ bị sét đánh trúng.

Sét có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng thương vong do sét đánh là cao nhất vào mùa hè. Tháng 7 thường là tháng có nhiều sét nhất. Sét đánh thường xảy ra vào buổi chiều, với 2/3 tổng số thương vong do sét đánh xảy ra từ trưa đến 6 giờ tối. Nam giới có nguy cơ bị sét đánh cao gấp 5 lần so với nữ giới, khoảng 85% ca tử vong do sét đánh là nam giới. Người từ 15 - 34 tuổi chiếm 41%, những người làm việc ngoài trời cũng có nhiều khả năng bị sét đánh hơn, với hơn 1/3 số ca tử vong do sét đánh xảy ra ở trên đồng, theo CDC Mỹ.

Sét có thể đánh vào những điểm cao nhất như tòa nhà cao tầng, cây to, vật dẫn điện bằng kim loại, dây dẫn điện như điện thoại và giàn khung sắt trong nhà, tường bê tông…

Những điều cần biết về sét để phòng tránh
Nhà cao tầng là nơi có nguy cơ cao bị sét sẽ đánh

Tác động do sét đánh gây ra đối với con người

Theo hội địa lý quốc gia Mỹ National Geographic: Sét đánh có thể gây ra từ bỏng nhẹ, tổn thương não, cho đến tử vong. Tùy vào mức độ gần và mức độ tiếp xúc với tia sét. Người bị sét đánh có thể bị ngừng tim, ngừng lưu thông máu, tổn thương não và hệ thần kinh, cuối cùng là ngưng thở.

Sét đánh cũng có thể gây xuất huyết não hoặc đột quỵ, chấn thương mô và bỏng nhiệt sâu. Khi sét đánh và đi đến hệ thần kinh, nó có thể làm tổn thương trực tiếp các tế bào thần kinh, gây tê liệt tạm thời và làm vỡ các động mạch, mạch máu trong não.

Điện từ tia sét cũng có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tim mạch, cơ tim và động mạch chủ có thể bị thương. Sét đánh trực tiếp có thể làm cho tim ngừng đập. Do tia sét làm gián đoạn hệ thống thần kinh và tim mạch, nó có tác động lên hệ hô hấp, gây tràn dịch màn phổi và khiến hệ hô hấp ngừng hoạt động, hoặc có thể gây tổn thương thận. 40.000 sự cố sét đánh xảy ra trên toàn cầu, gây ra hàng ngàn ca tử vong.

Cách phòng, tránh sét

Sét là hiện tượng thời tiết cực đoan ngẫu nhiên nên không có vị trí an toàn tuyệt đối để tránh sét. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn khuyến cáo, việc chủ động tìm nơi an toàn, đề phòng tránh sét khi gặp trời mưa giông, nhất là trong mùa mưa bão, có thể làm giảm đáng kể khả năng bị sét đánh và tránh được những tổn thương về sức khỏe. Dưới đây là một số khuyến cáo của các nhà khoa học để phòng, tránh sét.

Nắm rõ thông tin thời tiết: Điều đầu tiên để phòng chống bị sét đánh, tất cả người dân cần chủ động nắm rõ thông tin thời tiết để có biện pháp phòng tránh.

Đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện: Khi trười có hiện tượng thời tiết (mây đen, không khí lạnh, gió), thì việc đầu tiên là tìm chỗ trú mưa. Khi ở trong nhà, nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết.

Rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông. Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Bởi vậy nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là một mét.

Khi đang ở ngoài trời: Khi đang ngoài trời mà có mưa bão, nếu không tìm được chỗ trú ẩn, phải tránh xa các cây cao, không đứng ở đỉnh đồi, không đứng ở các vùng đất trống trải, vứt bỏ các vật dụng kim loại trong người; cũng không đứng, ngồi cạnh cột điện, hoặc đường dây tải điện, vì đây cũng là những nơi dễ bị sét đánh hay dây điện bị đứt nên rất nguy hiểm.

Những điều cần biết về sét để phòng tránh
Cột điện có nguy cơ bị sét đánh

Trong trường hợp đang ở vùng đất trống: Trong trường hợp khi có mưa bão mà ở vùng đất trống, chúng ta nên chụm hai chân, cúi người sát mặt đất (nhưng không chạm hay nằm xuống đất) với hai tay bịt tai… Nếu ở trong rừng thì tìm những nơi cây thấp hơn và thưa để tránh. Không đứng thành nhóm người gần nhau.

Nếu như bạn cảm thấy tóc bị dựng lên (như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt tivi) thì điều đó có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào. Lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất.

Khi ở trong các vật có bề mặt kim loại như xe buýt, tàu hỏa, ôtô: Khi ở các vật kim loại như trên, không thò người ra ngoài và không chạm đến vỏ bọc thì ở những chỗ này là an toàn. Ngược lại đối với các ôtô, tàu thủy để hở hay không có vỏ bọc kim loại thì lại nguy hiểm. Sau khi nghe thấy tiếng sét 30 phút thì có thể trở lại làm việc bình thường.

Công trình xây dựng: Khi xây dựng các công trình xây dựng như nhà ở cao tầng, khi thiết kế xây dựng phải có cột thu lôi.

Ở những vùng nông thôn, đồi núi: Đối với các vùng nông thôn, đồi núi thì biện pháp phòng chống sét lâu dài là trồng nhiều cây xanh. Thực tế cho thấy khi trồng nhiều cây xanh phủ trên diện tích rộng, số lần sét đánh giảm hẳn. Tuy nhiên, không được trồng cây quá cao sát nhà, vì như thế nguy cơ sét đánh sẽ rất cao.

Thực hiện quy tắc 30 giây: Khi giông xảy ra, thoạt tiên ta thấy tia chớp lóe lên và sau đó là tiếng sấm. Nếu bạn tính khoảng thời gian từ lúc nhìn thấy tia chớp lóe lên đến lúc nghe thấy tiếng sấm thì có thể xác định được khoảng cách với nơi sét xảy ra, bằng việc chia số giây cho 3.

Ví dụ đếm được 3 giây thì khoảng cách sét là 3/3 = 1 km. Nếu như khoảng thời gian bạn đếm được nhỏ hơn 30 giây, thì bạn đã nằm trong tầm ngắm của thu lôi rồi và phải cẩn thận. Nếu thời gian này nhỏ hơn 20 giây thì phải di chuyển đến nơi an toàn hơn. Sét có thể đánh cách xa nơi có mưa tới 15 - 20 km.

Khi thời tiết có hiện tượng như trời gầm chúng ta cần: Tránh đi xe đạp hoặc cưỡi ngựa ngoài trời, không ở trong các xe mui trần, tránh tiếp xúc với nước như (bơi lội trên sông, hồ ngoài trời), tránh những nơi cao nhất hoặc các chỗ cao, tránh tiếp xúc và lại gần các kết cấu kim loại như ( hàng rào thép, các thiết bị điện, các khung cửa sổ, các máy vô tuyến truyền hình, máy thu thanh, các thiết bị điện ….), không mang vác các vật gì trên đầu như (ô, dù; gậy đánh golf; dụng cụ lao động như cuốc, xẻng, xà ben …), tránh ở dưới các cây cao hoặc cây đứng riêng lẽ giữa vùng trống, tránh hoặc hạn chế sử dụng điện thoại hữu tuyến (có dây) hoặc di động, tránh đứng gần các cửa sổ, tránh chạm, tiếp xúc với dây thoát tại các tòa nhà, tránh đứng gần các hệ thống nối đất

Cách sơ cứu nạn nhân bị sét đánh

Các kiến thức để phòng, tránh sét là rất quan trọng. Nhưng có những kỹ năng để cứu người khi bị sét đánh cũng rất cần thiết. Khi gặp người bị sét đánh, nếu nạn nhân hôn mê thì cần kiểm tra xem còn thở hay không. Nếu ngừng thở, cần tiến hành hồi sinh tim phổi ngay lập tức. Dưới đây là một số các biện pháp sơ cứu nạn nhân khi bị sét đánh mà ngành y tế khuyến cáo:

Đặt nạn nhân nằm ngửa: Khi thấy người bị sét đánh, mà chúng ta thấy nạn nhân bị sét đánh việc đầu tiên chúng ta cần làm là đặt nạn nhân nằm ngửa, sau đó chúng ta thực hiện một số biện pháp sơ cứu tiếp theo.

Tiến hành hồi sức hô hấp miệng-miệng: Lấy tay bịt mũi nạn nhân, hít một hơi thật sâu. Sau đó ngậm kín miệng của nạn nhân, thổi một hơi dài rồi buông ra để nạn nhân thở ra bình thường. Tiếp tục làm như vậy khoảng 2 lần.

Ép tim ngoài lồng ngực: Xác định 1/3 dưới xương ức. Đặt hai tay lên vị trí vừa xác định và ép liên tục khoảng 30 lần với tần số khoảng 100 lần/phút, ép sâu khoảng 3-5cm. Luân phiên thổi ngạt-ép tim như vậy với tỉ lệ 2 lần thổi ngạt và 30 lần ép tim đến khi có nhân viên y tế đến hỗ trợ và có các trang thiết bị thiết yếu.

Cố định cột sống cổ, lưng cho bệnh nhân: Trong trường hợp nghi ngờ có vết thương trên đầu hoặc vùng cổ sưng nề có máu tụ cần cố định cột sống cổ, lưng cho bệnh nhân.

Đưa đến cơ sở y tế gần nhất: Sau khi cấp cứu, sơ cứu, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Những điều cần biết về sét để phòng tránh
Sơ cứu nạn nhân bị sét đánh

Hy vọng với những thông tin về sét, cũng như cách phòng – tránh sét, sơ cứu người bị sét đánh mà Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm cung cấp tới bạn đọc, sẽ giúp bạn đọc có những kiến thức cũng như kỹ năng phòng – tránh sét, giúp bảo vệ tài sản cũng như tính mạng con người khi mùa mưa bão sắp đến.

Bão số 1 gây mưa rất lớn từ đêm 18/7, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất rất cao Bão số 1 gây mưa rất lớn từ đêm 18/7, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất rất cao
Thời tiết giao mùa dễ bị ho, đừng quên ăn những loại trái cây này Thời tiết giao mùa dễ bị ho, đừng quên ăn những loại trái cây này
Vì sao trẻ thường mắc bệnh vào thời điểm giao mùa? Vì sao trẻ thường mắc bệnh vào thời điểm giao mùa?
Yến Linh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sinh tố mùa hè vừa giải khát vừa bổ sung dinh dưỡng

Sinh tố mùa hè vừa giải khát vừa bổ sung dinh dưỡng

Sinh tố là thức uống tuyệt vời để giải nhiệt cho mùa hè nóng bức. Vị ngọt thanh mát từ trái cây, kết hợp với đá xay nhuyễn tạo nên sự sảng khoái và cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
Những việc cần tránh vào mùa hè nắng nóng

Những việc cần tránh vào mùa hè nắng nóng

Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những hoạt động ngoài trời, nhưng cũng là thời điểm cần lưu ý đến sức khỏe của bạn. Dưới đây là một số điều bạn nên tránh làm vào mùa hè nóng bức:
Viêm họng có nên uống nước dừa?

Viêm họng có nên uống nước dừa?

Nước dừa từ lâu đã trở thành thức uống phổ biến và được coi là một loại "nước giải khát tự nhiên" với nhiều khoáng chất. Vậy khi bị viêm họng có nên uống nước dừa không?
Tác dụng bất ngờ từ bột giặt

Tác dụng bất ngờ từ bột giặt

Bột giặt được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày, ngoài công dụng như giặt quần áo, bột giặt còn có một số tác dụng như: Diệt gián, hút ẩm và khử mùi, làm sạch đồ trang sức…
Bí quyết giúp phụ nữ đẹp da và tóc hiệu quả từ ngải cứu

Bí quyết giúp phụ nữ đẹp da và tóc hiệu quả từ ngải cứu

Ngải cứu không chỉ có tác dụng phòng chữa một số bệnh mà còn làm đẹp da và tóc hiệu quả.
Tác dụng bất ngờ từ xà phòng

Tác dụng bất ngờ từ xà phòng

Xà phòng được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết hết tác dụng cũng như cách sử dụng xà phòng sao cho hợp lý nhất.
Những thói quen xấu khiến nhiều người có nguy cơ mắc bệnh trĩ

Những thói quen xấu khiến nhiều người có nguy cơ mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ rất phổ biến và thường gặp sau tuổi 30, đặc biệt là ở những người làm việc văn phòng. Dưới đây là những thói quen có thể gây ra bệnh trĩ.
Những lưu ý khi sử dụng rau thơm

Những lưu ý khi sử dụng rau thơm

Rau thơm là loại rau được sử dụng nhiều trong các bữa cơm của người Việt. Tuy nhiên khi sử dụng rau thơm cần hết sức chú ý vì có một số thực phẩm kỵ với rau thơm.
Bí quyết "sống thọ, sống khỏe" cho người cao tuổi

Bí quyết "sống thọ, sống khỏe" cho người cao tuổi

Tuổi cao, sức khỏe yếu đi là điều không thể tránh khỏi. Vậy làm thế nào để duy trì sức khỏe, tinh thần minh mẫn ở tuổi xế chiều?
Bạn đã vo gạo đúng cách chưa?

Bạn đã vo gạo đúng cách chưa?

Nấu cơm tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều người thực hiện sai ngay từ bước đầu tiên, bước vo gạo. Vậy vo gạo như thế nào mới đúng?
Sử dụng điều hòa sai cách - "kẻ thù" tiềm ẩn cho sức khỏe

Sử dụng điều hòa sai cách - "kẻ thù" tiềm ẩn cho sức khỏe

Thời tiết nắng nóng khiến nhiều người tìm đến sự giải nhiệt từ điều hòa và việc bật điều hòa cả đêm dường như là giải pháp lý tưởng cho giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, ẩn sau cảm giác dễ chịu tức thời này là những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe khi mà bạn sử dụng điều hòa sai cách.
Dạ dày lợn - thực phẩm tăng cường sức khỏe

Dạ dày lợn - thực phẩm tăng cường sức khỏe

Trong dạ dày lợn có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh và có lợi hơn cho sức khỏe.
Vì sao cậu bé tiêm 4 mũi vaccine vẫn mắc bệnh viêm não Nhật Bản?

Vì sao cậu bé tiêm 4 mũi vaccine vẫn mắc bệnh viêm não Nhật Bản?

Sở Y tế Hà Nội ghi nhận bé trai 12 tuổi, ở huyện Phúc Thọ, là bệnh nhân viêm não Nhật Bản đầu tiên tại thành phố trong năm nay. Đáng nói, bệnh nhi này đã được tiêm 4 mũi vaccine phòng bệnh viêm não.
Tác hại tiềm ẩn của tia UV từ ánh nắng mặt trời đối với làn da

Tác hại tiềm ẩn của tia UV từ ánh nắng mặt trời đối với làn da

Ánh nắng mặt trời là nguồn năng lượng tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, tuy nhiên tiếp xúc quá mức có thể dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng cho da.
14 danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc được xác định mã số hàng hóa

14 danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc được xác định mã số hàng hóa

Bộ Y tế đã có Thông tư 09/2024/TT-BYT ban hành danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc dùng cho người và mỹ phẩm xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Người bệnh tim mạch nên kiêng ăn những thực phẩm này?

Người bệnh tim mạch nên kiêng ăn những thực phẩm này?

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Bên cạnh những yếu tố di truyền, tuổi tác, lối sống ít vận động, căng thẳng,... chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Men ống vi sinh Bio-meracine - giải pháp mới giúp giảm nhanh rối loạn tiêu hóa

Men ống vi sinh Bio-meracine - giải pháp mới giúp giảm nhanh rối loạn tiêu hóa

Men ống vi sinh Bio-meracine hội đủ yếu tố trở thành giải pháp điều trị loạn khuẩn đường ruột hiệu quả với độ an toàn cao cho người sử dụng.
Tác dụng bất ngờ của việc để bát nước trong tủ lạnh

Tác dụng bất ngờ của việc để bát nước trong tủ lạnh

Tủ lạnh là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, giúp bảo quản thực phẩm luôn tươi ngon. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, tủ lạnh dễ bị ám mùi hôi, thực phẩm nhanh bị hỏng và thậm chí là đóng đá ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc một mẹo đơn giản mà hiệu quả thật bất ngờ, đó là để một bát nước trong tủ lạnh. nước trong tủ lạnh.
Nhưng lưu ý khi lắp đặt cục nóng điều hòa

Nhưng lưu ý khi lắp đặt cục nóng điều hòa

Điều hòa là thiết bị điện tử điện lạnh giúp nâng cao đời sống của con người, trong quá trình lắp đặt điều hòa thì việc lắp đặt cục nóng điều hòa như thế nào cho hợp lý là điều mà nhiều người sử dụng quan tâm.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thủ tướng chỉ đạo tập trung phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Trước nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 16/6/2024 về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Hà Nội ghi nhận ca bệnh viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm

Hà Nội ghi nhận ca bệnh viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm

Hà Nội ghi nhận bé trai 12 tuổi, ở huyện Phúc Thọ, là bệnh nhân viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm, dù bệnh nhân đã tiêm đủ 4 mũi vắc xin.
Tác dụng bất ngờ từ các thùng xốp bỏ không

Tác dụng bất ngờ từ các thùng xốp bỏ không

Thùng xốp là một vật dụng dùng để chứa đồ, ngoài ra còn có tác dụng để trồng rau.
Mẹo nhỏ giúp nhà vệ sinh luôn sạch sẽ

Mẹo nhỏ giúp nhà vệ sinh luôn sạch sẽ

Nhà vệ sinh là nơi có nguy cơ gây bệnh cao nhất trong gia đình, vì vậy việc giữ gìn cho nhà vệ sinh luôn sạch sẽ là việc làm vô cùng cần thiết, giúp góp phần đẩy lùi nguy cơ vi khuẩn, nấm mốc.
Những loại thực phẩm không nên “nấu quá chín, đun quá sôi”

Những loại thực phẩm không nên “nấu quá chín, đun quá sôi”

Trong việc chế biến món ăn, nấu chín đun sôi luôn là một nguyên tắc của vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên trong một số trường hợp khi "nấu quá chín, đun quá sôi" sẽ có ảnh hưởng không tốt, thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe.
Trẻ bị sốt có nằm được điều hòa không?

Trẻ bị sốt có nằm được điều hòa không?

Sốt là triệu chứng phổ biến ở trẻ em, thường do nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ băn khoăn liệu có nên cho trẻ vào phòng điều hòa khi bị sốt hay không.
Nước hầm xương mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe

Nước hầm xương mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe

Nước hầm xương từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc trong mâm cơm gia đình Việt. Không chỉ dễ làm, món ăn này còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng của nước hầm xương có thể thay đổi tùy thuộc vào các thành phần nguyên liệu được sử dụng khi chế biến.
Bị huyết áp thấp nên kiêng gì để bảo vệ sức khỏe?

Bị huyết áp thấp nên kiêng gì để bảo vệ sức khỏe?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Một số thực phẩm có thể làm hạ huyết áp, do đó người bị huyết áp thấp nên hạn chế hoặc tránh sử dụng.
Các thực phẩm tốt cho thận

Các thực phẩm tốt cho thận

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc bỏ chất thải và độc tố. Vì thế để bảo vệ sức khỏe cho thận, cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng.
Biện pháp phòng chống cháy nổ trong mùa nắng nóng

Biện pháp phòng chống cháy nổ trong mùa nắng nóng

Trong mùa nắng nóng, nguy cơ về cháy nổ luôn hiện hữu. Chính vì vậy chúng ta luôn phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế cháy nổ xảy ra.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động