Tía tô là một loại rau gia vị phổ biến đối với người dân Việt Nam. Rau tía tô có mùi thơm, vị cay đặc trưng, tính ấm. Tía tô là một loại cây dễ trồng và được trồng nhiều ở vùng nông thôn, lá được dùng để ăn sống hoặc nấu chín làm gia vị cho một số món ăn ngon. Đồng thời, tía tô cũng là một loại thuốc chữa bệnh và phòng bệnh theo y học cổ truyền.
Với giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P, loại cây tía tô không những có thể dùng để chế biến các món ăn ngon miệng mà có tính năng chữa bệnh khá cao. Từ thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc.
Lá tía tô ngoài tác dụng làm thức ăn, còn có thể dùng làm thuốc. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc.
Vì vậy, tốt nhất không nên tự ý dùng bừa bãi với liều lượng quá nhiều. Vậy, lá tía tô kỵ gì? Và khi sử dụng lá tía tô cần lưu ý gì?
Không dùng lá tía tô trong những trường hợp sau
Không dùng lá tía tô khi bị đi ngoài
Vì tía tô có công dụng tốt cho hệ tiêu hóa, vì thế nếu cơ thể đang bị đi ngoài thì không nên dùng lá này, bởi nó sẽ khiến tình trạng tiêu chảy ngày càng nặng hơn.
Không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng
Tía tô có thể vừa dùng làm thức ăn vừa dùng làm thuốc. Thế nhưng theo khuyến cáo từ các chuyên gia, nếu dùng vị thuốc này lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, choáng váng, thở nông, táo bón, tiểu tiện đỏ…
Không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng.
Không dùng lá tía tô khi ra nắng
Với những chị em khi sử dụng tía tô để làm đẹp hoặc sử dụng tinh dầu tía tô trên da, hãy cẩn trọng khi ra nắng. Vì thế, sau ít nhất 1 tiếng sử dụng mới có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt là không được để ánh nắng chiếu trực tiếp vì sẽ làm da bạn sạm đi nhanh chóng.
Phụ nữ có thai không nên dùng
Phụ nữ có thai không nên dùng tía tô với số lượng lớn liên tục vì có thể làm tăng huyết áp của mẹ bầu. Lá tía tô tuy không gây hại nhưng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Không dùng lá tía tô khi bị dị ứng
Lá tía tô có thể gây ra tình trạng dị ứng cho một số người, đặc biệt là với tinh dầu tía tô. Vì vậy, bạn nên thoa 1 lượng nhỏ trên da tay để xem phản ứng da ra sao trước khi sử dụng tinh dầu hoặc uống nước lá tía tô.
Lợi ích khi dùng lá tía tô đúng cách
Mỗi người chỉ nên dùng khoảng 3 đến 4 ly nước lá tía tô trong một ngày, chia nhỏ từng lần uống. Thời điểm tốt nhất để uống nước lá tía tô chính là trước ba bữa chính khoảng 10-30 phút, như vậy sẽ giúp thúc đẩy giảm mỡ và giảm cân.
Khi nước lá tía tô được sử dụng đúng cách, sẽ đem lại rất nhiều tác dụng cho sức khỏe:
Chống ung thư: Tía tô chứa lượng lớn chất chống oxy hóa mạnh có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Con người càng tiêu thụ nhiều chất chống oxy hóa hàng ngày thì khả năng mắc bệnh ung thư càng thấp.
Rất tốt cho sức khỏe tim mạch: Nước tía tô là loại nước rất tốt trong việc giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, do đó giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, đau tim, đột quỵ.
Tốt cho sức khỏe răng miệng: Một nghiên cứu của Đại học Asahi (Nhật Bản) cũng cho thấy rằng lá tía tô có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn bất lợi trong miệng.
Bồi bổ dạ dày: Lá tía tô có chứa flavonoid, chất này giúp làm dịu các dấu hiệu khó chịu ở dạ dày. Điều này bao gồm đầy hơi, buồn nôn...