Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm
Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.

Bộ Y tế cho biết, Luật An toàn thực phẩm năm 2010 đã triển khai thực hiện được 14 năm và phát sinh nhiều nội dung khó khăn, vướng mắc, bất cập. Hiện nay, Bộ Y tế đã hoàn thiện bộ Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật an toàn thực phẩm (sửa đổi), đã được Bộ Tư pháp thẩm định tại văn bản số 322/BCTĐ-BTP ngày 23/12/2024 và Văn phòng Chính phủ đang xin ý kiến các Thành viên Chính phủ. Những nội dung khó khăn, vướng mắc, bất cập về công tác an toàn thực phẩm trong thời gian qua cơ bản sẽ được giải quyết tổng thể tại các nội dung chính sách cùng với các giải pháp thực hiện chính sách tại Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật an toàn thực phẩm (sửa đổi) trong đó có cơ chế quản lý các loại thực phẩm.

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 02/02/2018 (thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Nghị định này quản lý thực phẩm theo hướng đơn giản hóa hồ sơ, trình tự thủ tục, thông thoáng cơ chế tiền kiểm (đăng ký bản công bố đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt…; tự công bố đối với thực phẩm bổ sung và các thực phẩm thông thường); tăng cường phân cấp cho địa phương giải quyết tiếp nhận hồ sơ công bố hầu hết các sản phẩm thực phẩm (thực phẩm thường, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm…) và tăng cường công tác hậu kiểm. Đến nay Nghị định này cũng đã triển khai thi hành được 6 năm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP đã phát sinh một số vấn đề bức thiết cần phải được xem xét sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý về an toàn thực phẩm trong bối cảnh tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính và tăng cường biện pháp quản lý hậu kiểm để nâng cao chất lượng thực phẩm.

Bộ Y tế đề xuất xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm nhằm mục đích để giải quyết kịp thời các tồn tại, bất cập bức thiết, trên cơ sở đảm bảo cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền quản lý, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm thực phẩm, trong đó có thực phẩm chức năng; triển khai kịp thời kiến nghị của các bộ, ngành; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật và phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Đề xuất bổ sung quy định giải thích về thực phẩm bổ sung

Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất bổ sung quy định giải thích về định thực phẩm bổ sung.

Bộ Y tế cho biết, Bộ đề xuất sửa đổi bổ sung khái niệm về thực phẩm bổ sung (quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế quy định về quản lý thưc phẩm chức năng) để kiểm soát tính năng, công dụng sản phẩm này. Hiện nay Nghị định số 15/2018/NĐ-CP chưa quy định và làm rõ các khái niệm trên, dẫn đến doanh nghiệp khó phân loại sản phẩm hoặc phân loại không đúng bản chất của sản phẩm công bố như tình trạng phóng đại sữa phát triển chiều cao, sữa điều trị xương khớp, sữa giúp ngủ ngon…

Cụ thể, tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất bổ sung khoản 1a Điều 3 như sau: Thực phẩm bổ sung (Supplemented Food) là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác, được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày. Thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung. Không được ghi, công bố khuyến cáo sức khỏe hoặc công dụng của thành phẩn bổ sung.

Bộ Y tế đề xuất quy định mới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm thực phẩm, trong đó có thực phẩm chức năng
Bộ Y tế đề xuất quy định mới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm thực phẩm, trong đó có thực phẩm chức năng.

Bổ sung quy định về hồ sơ tự công bố sản phẩm

Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi quy định về hồ sơ tự công bố sản phẩm.

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:

a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:

a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);

c) Giấy ủy quyền tự công bố sản phẩm của cơ sở sản xuất (nếu có) (theo mẫu số 16 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

d) Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

e) Tiêu chuẩn sản phẩm (SPEC), bao gồm phương pháp kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn và chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm của cơ sở sản xuất (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Thiết lập mạng lưới đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm Thiết lập mạng lưới đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm
Phó Thủ tướng yêu cầu tăng chế tài xử phạt đối với vi phạm về an toàn thực phẩm Phó Thủ tướng yêu cầu tăng chế tài xử phạt đối với vi phạm về an toàn thực phẩm
Khởi tố đối tượng sử dụng hóa chất cấm trong sản xuất giá đỗ tại Hưng Yên Khởi tố đối tượng sử dụng hóa chất cấm trong sản xuất giá đỗ tại Hưng Yên
Xử phạt 121 triệu đồng đối với 14 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm Xử phạt 121 triệu đồng đối với 14 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Quy định về xử lý vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm trong khu lễ hội Quy định về xử lý vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm trong khu lễ hội
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống trong thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối ở phụ nữ, dẫn đến đột quỵ.
Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Bệnh nhân nhập viện vì buồn nôn, tê bì và tụt huyết áp sau khi ăn nhiều củ ấu tàu thay cơm. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngộ độc aconitin trong củ ấu tàu.
Ăn sữa chua thường xuyên có thể giảm nguy cơ ung thư đại tràng

Ăn sữa chua thường xuyên có thể giảm nguy cơ ung thư đại tràng

Sữa chua là món ăn nhẹ bổ dưỡng, tốt cho đường ruột. Nghiên cứu mới cho thấy ăn sữa chua thường xuyên có thể giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Những thực phẩm hỗ trợ giảm cân cho người cao huyết áp

Những thực phẩm hỗ trợ giảm cân cho người cao huyết áp

Béo phì làm tăng đáng kể nguy cơ cao huyết áp và các biến chứng nghiêm trọng, do đó, giảm cân phù hợp là rất quan trọng cho người bệnh.
Suy gan, thận sau khi chạy marathon 42km

Suy gan, thận sau khi chạy marathon 42km

Sau khi chạy 42km tại một giải marathon, nam bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê và bị tổn thương gan, thận, buộc phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

Sau khi tan học, 22 học sinh của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Quận 7, TP.HCM) có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Bệnh viện Bạch Mai vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sởi ở người lớn trong năm nay, trên nền bệnh đái tháo đường và phổi tắc nghẽn mãn tính.
Những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của thịt cua

Những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của thịt cua

Thịt cua có nhiều vitamin C, B6, protein, canxi, magiê, kali, kẽm, selen và một số dưỡng chất có lợi khác. Nhờ đó, thịt cua mang lại những lợi ích sau.
Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Gan lợn là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, gan có thể gây hại cho sức khỏe.
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Từ đầu năm tháng 4 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Bắc Giang, Đồng Tháp và Nghệ An, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân gây bệnh.
Những dấu hiệu cảnh báo mức cholesterol cao nguy hiểm

Những dấu hiệu cảnh báo mức cholesterol cao nguy hiểm

Cholesterol cao có thể gây ra những thay đổi ở chân khi đi bộ vì tắc nghẽn động mạch. Đây là những dấu hiệu cảnh báo sớm về mức cholesterol nguy hiểm.
Cô gái lở miệng, sưng phù toàn thân sau khi tự ý uống thuốc đau răng

Cô gái lở miệng, sưng phù toàn thân sau khi tự ý uống thuốc đau răng

Cô gái trẻ nhập viện cấp cứu trong tình trạng lở loét vùng mặt, sưng phù toàn thân sau khi tự ý mua và sử dụng thuốc giảm đau răng cùng thuốc cảm.
Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

Sở Y tế tỉnh Tiền Giang vừa công bố báo cáo kết luận vụ ngộ độc thực phẩm do uống rượu có chứa hàm lượng methanol vượt gấp 1073,05 lần mức quy định.
59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Sáng ngày 6/4, nhiều thực khách sau khi tham dự tiệc cưới ở huyện Sơn Động (Bắc Giang) bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, sốt… và phải nhập viện cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện.
Những ai không nên ăn măng?

Những ai không nên ăn măng?

Măng là món được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại thực phẩm này.
Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Sau khi ăn cơm nắm mua tại một quán vỉa hè trước cổng Trường Tiểu học thị trấn Đô Lương (huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An), 12 học sinh đã có biểu hiện đau bụng, nôn mửa và được đưa đến Trạm Y tế thị trấn để điều trị.
Bài kiểm tra sức khỏe tại nhà chỉ 30 giây

Bài kiểm tra sức khỏe tại nhà chỉ 30 giây

Chỉ trong 30 giây, không cần thiết bị y tế, bạn có thể tự thực hiện bài kiểm tra đơn giản tại nhà để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Quân y dùng bài thuốc dân gian từ con nhái cứu sống người bị ngộ độc lá ngón

Quân y dùng bài thuốc dân gian từ con nhái cứu sống người bị ngộ độc lá ngón

Quân y Đồn Biên phòng Tri Lễ đã cứu sống một người dân bị ngộ độc lá ngón bằng bài thuốc dân gian từ nước cây chuối, rau má và con nhái.
Bí quyết hấp thụ canxi tối đa từ sữa

Bí quyết hấp thụ canxi tối đa từ sữa

Canxi là dưỡng chất thiết yếu cho xương và nhiều chức năng sinh lý, thường được bổ sung qua sữa. Việc áp dụng đúng cách sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi từ sữa hiệu quả hơn.
33 người ở Đồng Tháp ngộ độc thực phẩm khi tham dự một sự kiện

33 người ở Đồng Tháp ngộ độc thực phẩm khi tham dự một sự kiện

33 người bị ngộ độc thực phẩm sau khi tham dự Ngày hội STEM tổ chức tại Trường Đại học Đồng Tháp, trong đó 29 người phải nhập viện để điều trị.
Phân biệt đột quỵ và đột tử

Phân biệt đột quỵ và đột tử

Tại Việt Nam, nhiều người còn nhầm lẫn giữa đột quỵ và đột tử, cho rằng đây là cùng một bệnh. Tuy nhiên, đây là hai tình trạng khác nhau, có nguyên nhân và dấu hiệu riêng.
Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột ngột ngừng tim khi chạy marathon

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột ngột ngừng tim khi chạy marathon

Việc ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng khi tham gia chạy marathon đã được cảnh báo nhiều lần. Tuy nhiên vì chủ quan, nhiều người vẫn phạm phải sai lầm trong cách rèn luyện bộ môn thể thao này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Vai trò của các trường học trong công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn một số xã của tỉnh Lào Cai

Vai trò của các trường học trong công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn một số xã của tỉnh Lào Cai

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn được coi là một vấn nạn chưa bị xóa bỏ hoàn toàn tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong công cuộc phòng chống này, các trường học, cơ sở giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Bất ngờ với khả năng giảm cân của hạt tiêu đen

Bất ngờ với khả năng giảm cân của hạt tiêu đen

Kết hợp hạt tiêu đen vào thói quen ăn uống hàng ngày của bạn có thể là một chiến lược đơn giản nhưng hiệu quả để giảm cân.
Các loại hạt tốt cho người huyết áp cao

Các loại hạt tốt cho người huyết áp cao

Các loại hạt có thể mang lại nhiều lợi ích cho người huyết áp cao nhờ vào các dưỡng chất quan trọng như kali, magiê, chất xơ, và các axit béo không bão hòa.
Tóc mềm mượt, chắc khỏe tự nhiên với nước vo gạo

Tóc mềm mượt, chắc khỏe tự nhiên với nước vo gạo

Nước vo gạo thường bị bỏ đi nhưng lại là "bí quyết vàng" chăm sóc tóc nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động