Khai mạc triển lãm "Không gian Di sản văn hóa Việt Nam" Bài thuốc dân gian từ cây bàng không phải ai cũng biết Bài thuốc dân gian kỳ diệu từ hoa đu đủ đực |
![]() |
Không chỉ đơn thuần là một loại hoa, hoa nhài còn mang trên mình một ý nghĩa rất lớn, có nhiều lớp tượng trưng. Hoa có nhiều màu sắc, phổ biến nhất là trắng tinh khôi, mỏng manh và hương thơm đặc trưng. Ý nghĩa của hoa nhài trắng biểu hiện cho sắc đẹp và tình yêu đôi lứa.
Cây hoa nhài còn có tên gọi khác là: Mạt lợi, mạt lị, nhài kép, nhài đơn, lài…và có tên khoa học là: Jasminum sambac, thuộc họ: Nhài. Là cây thực vật thân nhỡ, có chiều cao khoảng 0.5 – 3m. Cây có nhiều cành, mọc tỏa ra xung quanh. Lá cây hình bầu dục, mặt bóng, mặt lá dưới có lông và mép lá nguyên. Hoa mọc thành cụm, ở ngọn, có màu trắng và mùi thơm đặc trưng. Quả của cây có màu đen, hình cầu, 2 ngăn và được bao bởi đài. Tại Việt Nam, hoa nhài thường xuất hiện ở nhiều tỉnh thành.
Trong hoa nhài có chứa chất béo thơm với hàm lượng 0.08%. Chất béo này chứa este anthranylic metyl, indol, ester formic acetic-benzoic-linalyl, paraffin,…
Theo Đông Y: Hoa nhài có tác dụng lợi thấp, giải biểu, thanh nhiệt và trấn thống. Rễ hơi có độc, tác dụng an thần, gây tê và trấn thống.
Một số công dụng và bài thuốc dân gian từ hoa nhài:
Bài thuốc hỗ trợ điều trị tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa: Sử dụng 16g cam thảo đất, vỏ quả lựu và hoa nhài mỗi thứ 10g. Sau đó đem sắc lấy nước uống, chia thành 2-3 lần và dùng hết trong ngày. Thực hiện đều đặn trong 4 ngày.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau nhức mắt: Sử dụng 6g hoa nhài, có thể phối hợp với hoa bạch cúc và kim ngân hoa mỗi thứ 9g. Sau đó đem các vị đun sôi rồi lấy xông và uống. Hoặc có thể dùng lá nhài giã vắt lấy nước và trộn với lòng trắng trứng gà và đắp lên vùng mắt.
Bài thuốc giúp tăng cường sức đề kháng và thanh nhiệt mùa hè: Chuẩn bị 1 thìa hoa nhài khô. Sau đó đem hãm với 300ml nước sôi trong 5 phút và dùng trà uống hàng ngày, có thể thêm mật ong để tăng thêm gia vị.
![]() |
Điều hòa đường máu: Uống trà hoa nhài có tác dụng dự phòng bệnh đái đường, bệnh phổ biến trên thế giới. Trà nhài giúp điều hòa đường máu và việc sản xuất insulin của tuyến tụy.
Chống các vi khuẩn: Uống trà nhài mỗi ngày giúp cải thiện sức đề kháng của đường ruột, dự phòng các bệnh tiêu chảy cấp và mãn, các bệnh dạ dày….
Giảm cholesterol máu: Uống trà hoa nhài có tác dụng giảm cholesterol, chất béo không lành mạnh trong cơ thể, đặc biệt giảm cholesterol xấu. Điều này làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim và tai biến mạch não
Giảm nguy cơ mắc ung thư: Trà hoa nhài giàu các chất chống oxy hóa, giảm các gốc tự do hình thành trong cơ thể. Gốc tự do thúc đẩy quá trình lão hóa của cơ thể, các gốc tự do có liên quan đến sự phát triển ung thư.
Tác dụng phụ của hoa nhài và những lưu ý khi sử dụng:
Dù là dược liệu rất tốt cho sức khỏe nhưng người dùng cần phải lưu ý những vấn để sau khi khi sử dụng các bài thuốc từ hoa nhài:
Trà hoa nhài có chứa caffeine, có thể gây mất ngủ và tăng huyết áp nhẹ. Nếu dùng cần phối hợp với các dược liệu khác
Dùng trà hoa nhài khi bụng đói có thể gây đau thượng vị và làm nghiêm trọng các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng.
Phụ nữ mang thai không dùng hoa lài, có thể gây co thắt sớm, sảy thai hoặc sinh non.
Catechin có thể làm chậm quá trình hấp thu sắt từ thực phẩm, người bệnh không nên dùng dược liệu trong thời gian dài, có nguy cơ gây thiếu máu.
* Những thông tin, bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên tham vấn ý kiến chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.