Review du lịch Hòa Bình: Khám phá cái nôi của nền văn hóa Mường Khám phá Lai Châu - Vẻ đẹp nơi cuối trời Tây Bắc Review du lịch Sơn La: Khám phá vùng đất sinh sống lâu đời của 12 dân tộc |
"Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
(Trích thơ Tây Tiến - Quang Dũng)
Người ta biết đến Mai Châu nhiều qua bài thơ nổi tiếng “Tây Tiến” của Quang Dũng. Khách du lịch ở khắm nơi muốn về Mai Châu để biết thêm về ẩm thực nức lòng người nơi đây.
Mai Châu là một huyện vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hoà Bình, phía Đông giáp huyện Đà Bắc và huyện Tân Lạc, phía Tây và phía Nam giáp huyện Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Vân Hồ của tỉnh Sơn La.
Mai Châu xưa vốn là 1 trong 5 châu của phủ Chợ Bờ khi thành lập tỉnh Mường, tiền thân của tỉnh Hòa Bình (1886) bây giờ.
Nhà sàn lấp ló. Ảnh: Cameroonjb |
Mai Châu trước kia được gọi là Mường Mai, được hình thành vào khoảng thế kỷ XIII. Thời nhà Trần. Ngay từ thời nhà Trần, những người con của đất Mường Mai đã trấn ải biên giới, lập nhiều chiến công, được triều đình ban thưởng. Nghĩa quân áo đỏ của đồng bào các dân tộc ở Mai Châu đã nhiều phen làm cho quân xâm lược nhà Minh khiếp sợ.
Trước năm 1945, xã hội người Thái ở Mai Châu được phân chia đẳng cấp rõ rệt. Thống trị xã hội là hệ thống phìa tạo cha truyền con nối, bên dưới là các tạo mường làm bang tá, chánh tổng. Trực tiếp cai quản ở làng, bản là các tạo poọng, tạo bản, giúp việc cho tạo là quáng xứ, quáng văn đảm trách việc thu thuế, gạo, thịt, sản vật nộp cho poọng, lên mường là pằn, quyền, chá… Có thể nói, dưới chế độ phìa tạo, ruộng đất đều nằm trong tay giai cấp thống trị, người nông dân bị bóc lột thậm tệ và bị bần cùng hoá.
Đường trong bản tại Mai Châu. Ảnh: Myhuyphoto |
Kể từ thời Pháp thuộc, châu Mai Châu thuộc phủ Chợ Bờ, tỉnh Mường Hoà Bình. Tháng 10/1890, châu Mai Châu và châu Đà Bắc được hợp làm một, gọi là Mai Đà. Sau một thời gian tồn tại, châu Mai Đà lại tách thành hai và được giữ nguyên đến năm 1941 thì Mai Châu và Đà Bắc lại tái hợp nhất thành châu Mai Đà.
Đến nay, địa giới hành chính huyện Mai Châu ổn định với 23 đơn vị hành chính gồm 22 xã Cun Pheo, Piềng Vế, Bao La, Xăm Khoè, Mai Hịch, Vạn Mai, Mai Hạ, Tân Mai, Chiềng Châu, Nà Phòn, Nà Mèo, Tòng Đậu, Đồng Bảng, Phúc Sạn, Tân Sơn, Noong Luông, Ba Khan, Thung Khe, Pù Bin, Hang Kia, Pà Cò, Tân Dân và thị trấn Mai Châu.
Thung lũng Mai Châu đẹp như tranh. Ảnh Ivivu |
Mai Châu cách Hà Nội khoảng chừng 130km, những phượt thủ có khả năng đi xe máy đường đèo thường chọn cách đi bằng xe máy thay vì ô tô. Một mặt là để tiết kiệm chi phí, mặt khác là để thỏa sức chinh phục những đoạn đường đèo tuy không uốn lượn oai hùng như các ngọn đèo khác ở Tây Bắc nhưng khá nguy hiểm.
Vượt qua dốc Cun dài 15km và qua đèo Thung Chuối như đang ở biển trời vờn mây, thung lũng Mai Châu hiện ra trong tầm mắt du khách là một thung lũng xanh mướt những cánh đồng, những ngôi nhà sàn bé li ti xếp thẳng tắp đẹp đến nao lòng.
Những thửa ruộng ngút tầm mắt, thấp thoáng xa xa là những mái nhà sàn chênh vênh chênh sườn núi |
Ở Mai Châu có người Kinh, người Mường, người Thái sinh sống nhưng người Thái chiếm đa số nên Mai Châu mang nhiều màu sắc của không gian văn hóa Thái. Người Thái xây dựng nhà hai bên đường, cao ráo, khang trang, mái ngói được lợp bằng lá gồi hoặc lá mây theo chiều dốc.
Sàn nhà lát tre màu hun khói cách mặt đất khoảng 1,5m được chống bằng những cột gỗ chắc chắn. Những vị khách đến chơi nhà người Thái đều xin nước rửa chân rồi mới bước lên bậc thang vào nhà. Giữa nhà luôn có một bếp than hồng hửng lửa thêm ấm cúng cho ngôi nhà.
Bản Lác là bản du lịch đẹp nhất ở Mai Châu |
Đặc thù của người Thái là nhà nào cũng có nồi đồ xôi cao lênh khênh, khung dệt vải thổ cẩm đầy màu sắc đặt trong nhà.
Hai bên nhà là những cửa sổ được trổ khá lớn để đón gió mát lùa vào, hầu hết nhà dân nơi đây đều trang trí trên cửa sổ bằng những chậu lan rừng hoặc lồng chim hót vui cửa vui nhà.
Đến Mai Châu, du khách sẽ bị “hút hồn” bởi hình ảnh những thiếu nữ Thái “duyên dáng” còn giữ nguyên được cách ăn mặc, tục lệ dệt vải dưới gầm các ngôi nhà sàn. Dân bản nơi đây vẫn luôn truyền tai nhau rằng: “con gái từ tuổi thiếu nữ phải biết dệt vải, thêu thùa khăn áo thuần thục, nếu không thì rất khó lấy chồng”.
Gọn gàng, xinh xắn, thẹn thùng và sạch sẽ. Đó là ấn tượng đầu tiên Du khách cảm nhận được khi bước chân vào các bản làng ở Mai Châu. Nhà sàn dài rộng thênh thang, cách bố trí cũng rất đặc trưng. Phía trước nhà dành cho gia chủ, gian bếp nằm khoảng giữa nhà, phía sau dành cho du khách.
Nhà Sàn tại Bản Lác |
Vào buổi tối đến du khách sẽ được quây quần cùng người dân bên mâm cơm nóng hổi. Du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp bình yên nhưng giản dị đến lạ thường của con người nơi đây. Phóng xa tầm mắt, bất giác du khách bắt gặp khói lam xế chiều còn vương trên những nóc nhà sàn nằm dọc chân núi khiến cho những ai đã và đang có tuổi thơ gắn với làng quê, với ruộng lúa không khỏi bồi hồi xốn sang.
Sau bữa cơm, bên bếp lửa bập bùng, du khách và gia chủ cùng ngất ngây bên ché rượu cần và cùng hòa mình vào những điệu múa, câu hát của người Mai Châu.
Bản Văn một điểm du lịch ở Mai Châu |
Trong không khí của buổi sớm mai trong trẻo, một phiên chợ sớm ở bản với những sạp hàng bày bán đơn giản, hoa quả còn tươi nguyên đọng sương đêm thế nhưng lại cuốn hút du khách thập phương.
Cái thú vị trong phiên chợ sớm mai này chính là hình ảnh những tiếng cười, giọng nói ngọng nghịu của người dân chưa nói sõi tiếng Kinh nghe vui tai mà ấm áp đến lạ lùng.
Phiên chợ Pà Cò ở Mai Châu. Ảnh: taybacsensetravel |
Đến với điểm Du lịch Mai Châu thiên nhiên hùng vĩ, cảnh sắc kỳ thú, con người thân thiện, mến khách của một miền sơn cước giản đơn du khách sẽ có những ngày nghỉ thật lí thú và bổ ích.
Cao nguyên Mộc Châu - Một trong những cao nguyên đẹp nhất Việt Nam |
Ghé thăm xã Tú Lệ - Một nét thanh bình của vùng núi Tây Bắc |
Thưởng ngoạn hoa anh đào Nhật Bản nở rộ giữa lòng hồ Pa Khoang |