Những thực phẩm quen thuộc nếu có dấu hiệu này thì không nên ăn Thay cơm trắng bằng thực phẩm nào để giảm cân hiệu quả? 5 loại rau củ hình dáng kỳ cục giá cực đắt, chỉ nhà giàu mới vung tiền mua |
Khoai tây là một loại rau củ quen thuộc đối với mỗi gia đình. Đây là loại cây trồng lấy củ phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới và phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi (xếp sau lúa, ngô và lúa mì).
Bên cạnh việc góp phần tạo nên những món ăn ngon, khoai tây còn chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể.
Giá trị dinh dưỡng của khoai tây
Trung bình trong 100g củ khoai có hàm lượng dinh dưỡng:
Nước: 79g.
Năng lượng: 322 kJ.
Chất đạm: 2g.
Chất béo: 0,09g.
Cacbohydrat: 17g.
Chất xơ: 2,2g.
Đường: 0,78g.
Canxi: 12mg.
Kali: 421mg.
Natri: 6mg.
Magie: 23mg.
Photpho: 57mg.
Sắt: 0,78mg.
Kẽm: 0,29mg.
Đồng: 0,11mg.
Mangan: 0,15mg.
Vitamin C: 19,7mg.
Vitamin A: 2IU.
Vitamin B6: 0,3mg.
Công dụng của khoai tây
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Tăng huyết áp là dấu hiệu điển hình của chứng huyết áp cao bất thường, đây cũng là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh tim.
Trong khoai tây chứa một số khoáng chất và hợp chất thực vật tác dụng giảm huyết áp hiệu quả. Đặc biệt, với hàm lượng kali cao cũng góp phần cải thiện các tình trạng cao huyết áp, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Một số chất khác trong khoai tây như axit chlorogenic và kukoamine cũng có thể hạ huyết áp xuống mức thấp hơn.
Ổn định đường huyết
Đường tự nhiên trong khoai tây ở dạng rất dễ chuyển hóa. Điều này giúp chúng được hấp thu từ từ vào máu, cân bằng năng lượng trong cơ thể mà không gây tăng cân hay tăng đường huyết đột ngột. Nói cách khác, loại củ này có công dụng duy trì các chỉ số đường huyết ở mức an toàn.
Trong một nghiên cứu trên động vật, những con chuột được cho ăn tinh bột kháng cho thấy khả năng kháng insulin giảm. Điều này có nghĩa là cơ thể của chúng hiệu quả hơn trong việc loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi máu.
Giúp kiểm soát cân nặng
So với các loại thực phẩm giàu carb khác, khoai tây có khả năng gây no nhanh chóng, kéo dài cảm giác no sau bữa ăn, làm giảm các cơn thèm ăn và lượng calo nạp vào cơ thể, từ đó góp phần kiểm soát và giảm cân hiệu quả, nhất là những người thừa cân, béo phì.
Khoai tây còn giúp kiểm soát cân nặng bằng cách cung cấp chất xơ và tinh bột dạng tiêu hóa chậm, giúp tạo cảm giác no lâu hơn và giảm cơn thèm ăn. Củ khoai cũng có chứa protein, rất tốt cho việc luyện tập và duy trì cơ bắp.
Tăng cường thị lực và chức năng hệ miễn dịch
Khoai tây chứa đầy đủ các loại carotenoid, trong đó có beta carotene. Đây chính là tiền thân tạo ra vitamin A - loại vitamin có tác dụng tăng cường thị lực và chức năng miễn dịch cho cơ thể. Chúng cũng giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa tác nhân gây ung thư và đẩy lùi quá trình lão hóa. Thường xuyên ăn thực phẩm giàu carotenoid còn giúp giảm 30% nguy cơ mắc ung thư phổi.
Phòng ngừa thoái hóa
Vitamin B6 trong khoai tây có tác dụng giảm lượng hocmocysteine hóa học - nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh như thoái hóa, đau tim,... Nên ăn nhiều khoai tây để tăng khả năng ngăn ngừa và đánh bại các chứng bệnh nguy hiểm này.
Cách ăn khoai tây đúng và tốt cho sức khỏe
Khoai là một loại thực phẩm linh hoạt, có thể chế biến thành nhiều món ngon như luộc, chiên, nướng, nghiền, làm súp… Tuy nhiên, để ăn khoai tây đúng và tốt cho sức khỏe, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Chọn khoai nguyên củ, không bị mầm hay xanh. Mầm và vỏ xanh của khoai tây có thể chứa nhiều solanine gây ngộ độc. Nếu thấy mầm hay vỏ xanh, bạn nên gọt bỏ phần đó và ngâm khoai trong nước muối để giảm solanine.
Gọt vỏ và ngâm khoai trong nước trước khi chế biến để giảm hàm lượng acrylamide, đây là một chất gây Ung thư sẽ được sản sinh ra khi có điều kiện nhiệt độ cao trong quá trình chiên hoặc nướng.
Nên ăn kết hợp với các loại rau xanh hoặc trái cây để bổ sung vitamin và chất xơ cho cơ thể. Điều này giúp cân bằng lượng đường trong máu và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Ăn khoai vào buổi sáng hoặc buổi trưa để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tránh ăn khoai vào buổi tối vì có thể gây đầy bụng và tích tụ mỡ.
Nguy hại khi ăn khoai tây sai cách
Khoai tây ăn cùng trứng gà dễ bị béo phì
Một số người có sở thích ăn khoai tây và trứng gà sự kết hợp này sẽ dễ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu gây ra béo phì, đây cũng là nguyên nhân chính tăng nguy cơ về bệnh tim mạch.
Mầm khoai tây gây ngộ độc
Mầm khoai tây có chứa chất glyco-alkaloid, vì vậy nếu bạn ăn khoai tây mọc mầm sẽ có hiện tượng bị ngứa và nóng rát ở cổ họng, có thể gây nôn mửa và tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt,...
Khoai tây xào với cà chua
Nhiều người có thói quen xào khoai tây cùng cà chua tuy nhiên đây là cách ăn sai vì sự kết hợp này sẽ tạo thành những cục vón gây hại cho dạ dày.
Ăn nhiều khoai tây chiên gây tăng huyết áp
Theo những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thì người ăn nhiều khoai tây chiên sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn 11% so với những người ít ăn hoặc không ăn khoai tây chiên.