Làm thế nào để khắc phục ho về đêm hiệu quả? Cách trị ho không dùng thuốc Cách làm tắc chưng đường phèn trị ho |
Triệu chứng ho có đờm có thể là do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: môi trường ô nhiễm, mắc các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh khí quản, viêm phổi, hen phế quản…
Khi sử dụng nhiều thuốc ho quá nhiều khiến người bệnh cảm thấy lo lắng về các tác dụng gây ảnh hưởng sức khoẻ về sau. Do đó, ngoài việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ bạn nên kết hợp với các loại thực phẩm hỗ trợ ho đờm vừa cải thiện tình trạng bệnh vừa cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Để có thể nhanh chóng thoát khỏi tình trạng ho đờm thì chế độ ăn uống là rất quan trọng. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu khi bị ho uống gì và ăn gì là phù hợp để nhanh chóng chữa dứt điểm bệnh này nhé!
Hành tây
Hành tây chứa chất allium có đặc tính chống viêm. Ăn hành tây có lợi trong việc giảm lượng chất nhầy dư thừa tích tụ, hạn chế tình trạng nghẹt mũi. Allium có trong các loại thực phẩm khác như hành lá, hẹ tây và tỏi tây. Bạn có thể dùng hành tây xào, nấu nước dùng hoặc ngâm muối để khử độ hăng, sau đó làm gỏi.
Gừng và mật ong
Công dụng của gừng là trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm trong khi đó mật ong có tính sát trùng, có thể hồi phục cơ thể nhanh sau khi bị nhiễm khuẩn. Vì vậy khi bạn kết hợp gừng và mật ong sẽ giúp trị ho cực kỳ hiệu quả.
Cách làm: Bạn dùng củ gừng ép lấy nước sau đó trộn với 1 thìa mật ong đem hấp nóng rồi uống sẽ thấy tiêu đờm giảm ho.
Chanh
Chanh là loại quả có nhiều công dụng hữu ích, đặc biệt là trị đờm và các dịch nhày. Vitamin C có trong quả chanh sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể thực hiện bài thuốc này đơn giản bằng cách:
Pha nước chanh với chút mật ong trong một cốc nước ấm. Khuấy đều và uống nhiều lần trong ngày. Bằng cách này bạn có thể làm dịu cổ họng và trị đờm trong một thời gian ngắn. Trộn muối, hạt tiêu với chanh thái lát mỏng. Cách này sẽ giúp bạn loại đờm trong cổ họng. bạn nên ngậm những miếng chanh này 2-3 lần mỗi ngày.
Canh mướp đắng (khổ qua)
Trong đông y, mướp đắng có tính hàn, vị đắng, tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên được dùng nên có thể trị ho có đờm. Món canh mướp đắng có công dụng chữa ho khan, ho có đờm, có lẽ bạn rất ngạc nhiên khi nghe điều này. Nhưng đó là sự thật và đã được rất nhiều người sử dụng thành công.
Bên cạnh việc dùng mướp đắng để nấu canh, bạn cũng có thể dùng thêm nấu nước mướp đắng uống thay nước lọc.
Súp gà
Súp gà có độ ấm giúp phá vỡ, làm loãng đờm và chất nhầy dư thừa, kích thích cơn ho để tống đờm. Thịt gà giàu chất dinh dưỡng, protein làm tăng cảm giác no, tăng năng lượng và sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh.
Củ cải trắng
Củ cải trắng hiệu quả trong việc trị ho. Để trị ho theo cách này, bạn có thể chọn cách đơn giản nhất đó là ăn sống sẽ giúp mát họng và tiêu đờm hiệu quả.
Canh lá hẹ
Trong y học cổ truyền, lá hẹ xanh có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng long đờm, giải nhiệt, giải độc,… nên rất thích hợp để chữa ho có đờm.
Cá hồi
Cá hồi có từ khoảng 3,8 g (axit béo đơn) đến 3,9 g (axit béo đa) trong 100 g. Đây là các axit béo omega-3 có tác dụng giảm chất nhầy nhờ đặc tính chống viêm. Axit lành mạnh trong cá hồi hỗ trợ chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây nên, làm dịu đường hô hấp bị kích thích.
Chuối
Thật bất ngờ khi chuối có thể trị ho có đờm đúng không nào, cách đơn giản lắm bạn chỉ cần lấy chuối và đường phèn đem hấp, ăn ngày 1 lần có tác dụng điều trị ho có đờm ở dạng nhẹ.
Nghệ
Củ nghệ có tính sát trùng có thể trị đờm và tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ chất nhầy, cải thiện hệ thống miễn dịch. Cách sử dụng nghệ trong điều trị đờm là:
Kết hợp một cốc sữa nóng và một thìa cà phê bột nghệ, sau đó uống nó mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ. Trộn một chén nước và ½ muỗng cà phê bột nghệ và uống 2-3 lần mỗi ngày. Bạn cũng có thể trộn một cốc nước nóng, một chút muối và một muỗng canh bột nghệ. Súc miệng bằng nước nghệ này nhiều lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nước ép dứa
Dứa có chứa một lượng lớn các axit hữu cơ và nguồn vitamin C, vitamin B1 dồi dào. Ngoài ra, hàm lượng bromelain trong dứa cũng khá nhiều. Vì vậy, nước ép dứa là gợi ý trong danh sách các món ăn trị ho khan, ho có đờm.
Anh đào
Anh đào giàu chất chống oxy hóa, vitamin C và các chất dinh dưỡng khác. Chất chống oxy hóa quercetin trong quả anh đào hỗ trợ làm giảm tiết chất nhầy. Quercetin có trong các loại rau quả khác như táo, hành tây, rau mùi tây, quả việt quất và mâm xôi. Bổ sung chúng vào chế độ ăn giúp tăng cường vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Quả tắc
Đây là loại quả người bị ho nên ăn vì Y học hiện đại chứng minh, quả tắc có chứa nhiều tinh dầu, pectin, các vitamin và đường, loại quả này có rất nhiều công dụng như: chống viêm, long đờm, trị ho, kháng khuẩn, kháng vi rút... Có thể dùng tắc chưng với đường phèn ăn giúp giảm ho.
Nước ấm
Nước ấm dù không đẩy chất nhầy ra ngoài nhanh như súp gà nhưng có tác dụng giữ nước, làm loãng chất nhầy từ từ. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể thử các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà thảo quả hoặc trà gừng để thông mũi, bớt ho.
Dâu tây
Loại quả này không những có tác dụng tiêu đờm mà còn giúp cổ họng giảm khô ngứa rát, hãy thử ăn hoặc uống nước ép dâu tây để thấy hiệu quả trong việc trị ho đờm.
Nước tỏi
Tỏi có tính kháng virus, được ví như là kháng sinh tự nhiên giúp loại bỏ các nhiễm trùng từ phổi, ngoài ra tỏi còn giúp nới lỏng các chất nhầy và loại bỏ vi khuẩn cứng đầu ra khỏi phổi giúp giảm ho hiệu quả. Bạn có thể lấy một vài tép tỏi ép lấy nước uống để thấy hiệu quả bất ngờ trong việc trị ho đờm.
Bài thuốc trị ho rất hay từ hoa đu đủ đực |
Lá húng quế trị ho hiệu quả cho trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn |
Quả phật thủ kết hợp với mật ong giúp trị ho, bổ phổi, tiêu đờm cực tốt |