Cách trị ho không dùng thuốc

Các phương pháp trị ho tự nhiên không chỉ giúp làm dịu cơn ho mà còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Lá húng quế trị ho hiệu quả cho trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn Quả phật thủ kết hợp với mật ong giúp trị ho, bổ phổi, tiêu đờm cực tốt Làm thế nào để khắc phục ho về đêm hiệu quả?

Ho là một triệu chứng phổ biến thằng gặp trong cuộc sống, nó là triệu chứng của các căn bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản hay hen suyễn. Tình trạng này gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày.

Cách trị ho không dùng thuốc

Các mẹo dân gian dùng thực phẩm tự nhiên đều chữa trị đều rất hiệu quả. Thay vì sử dụng thuốc ngay lập tức, bạn có thể thử một số phương pháp tự nhiên sau đây để làm dịu cơn ho và hỗ trợ quá trình hồi phục:

Trị ho bằng mật ong gừng

Với công dụng chống viêm, chống khuẩn và giảm ho, gừng ngâm mật ong là một phương pháp vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy gừng tươi, giã nhỏ, cho vào ly nước ấm, rồi thêm một thìa mật ong và khuấy đều. Việc uống nước mật ong gừng vào buổi sáng sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm ho và sổ mũi.

Ngoài ra, bạn có thể vắt thêm một vài quả quất hoặc một quả chanh. Đây là các loại quả giàu vitamin C, có tác dụng tăng cường sức đề kháng và phục hồi cơ thể. Việc kết hợp gừng và quất sẽ giúp bạn vừa trị ho suyễn, vừa cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả.

Sử dụng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có thể giúp làm sạch các chất gây dị ứng trong mũi và họng. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi và họng, từ đó giảm ho và các triệu chứng viêm họng.

Trị ho bằng chuối và mật ong

Nghe thì hơi lạ vì chuối với mật ong mà nhiều người vẫn nghĩ dùng để dưỡng da lại có thể giúp trị ho, tuy nhiên đây là sự thật. Chuối là loại trái cây giàu dinh dưỡng, có lợi cho sự phục hồi của cơ thể khi dùng với mật ong, một nguyên liệu đồng thời vị thuốc Đông Y từ bao đời, thường dùng trong các bài thuốc về long đờm, chống viêm, giải độc.

Cách thực hiện cũng dễ dàng, bằng cách nghiền nát chuối thêm vào 1 lượng nước nóng vừa đủ, ngâm đến khi nguội thì cho 1 lượng mật ong vừa đủ, trộn đều lên và sử dụng đều đặn 4 ngày/lần đến khi khỏi.

Trị ho bằng quả lê hấp xuyên bối

Quả lê theo Đông Y có tính mát, vị ngọt, có công dụng nhuận phế, thanh nhiệt, tiêu độc, sinh tân dịch và giảm ho. Người Trung Hoa xưa đã biết dùng quả lê hấp với đường phèn để chữa các chứng ho, viêm họng.

Cách trị ho không dùng thuốc

Quả lê chứa nhiều vitamin C, kali, magie, canxi và chất xơ, giúp tăng cường sức đề kháng, ổn định huyết áp, chống oxy hóa và tốt cho tiêu hóa. Phương pháp trị ho này không chỉ giúp làm dịu cổ họng, ho đờm, mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

Sử dụng chanh và mật ong

Chanh có chứa nhiều vitamin C, mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm. Bạn có thể trộn nước chanh và mật ong với nhau, sau đó uống nóng để giảm ho.

Trị ho bằng siro hành tím

Hành tím ngoài làm gia vị thì nó còn là vị thuốc Đông Y. Theo y học cổ truyền thi hành tím có tính hăng, vị cay, mùi hăng có tác dụng hạ sốt, khử phong tán hàn, chỉ thống, hóa đờm cũng như khả năng sát trùng, chống viêm cực tốt. Nếu chỉ dùng một mình hành tím để trị thì khá khó khăn bởi mùi vị của nó rất hăng.

Do đó cách làm siro hành tím ra đời khi có thêm mật ong, có tính ngọt, chống viêm mạnh hòa quyện với nước cốt hành tím. Sự kết hợp này đá bay mọi vi khuẩn và giúp thông cổ họng, trị ho rõ rệt.

Nước củ cải luộc

Củ cải là loại thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và giảm ho. Bạn có thể trị ho bằng nước củ cải luộc theo cách sau:

Rửa sạch một củ cải trắng và cắt thành lát mỏng.

Cho vào một nồi nước sôi và đun sôi trong khoảng 15 phút.

Lọc lấy nước củ cải và cho vào một ly.

Thêm một muỗng đường phèn vào ly và khuấy đều.

Để nguội và dùng hai lần/ngày.

Mật ong kết hợp rượu giấm táo

Có thể kết hợp giữa mật ong và rượu giấm táo để sử dụng mỗi ngày, mật ong sẽ là kháng khuẩn giúp bảo vệ niêm mạc và giấm táo giúp cân bằng pH ở cổ họng.

Chanh chưng đường phèn

Chanh là loại quả chứa lượng vitamin C, khoáng chất dồi dào, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch, giúp chống chọi các căn bệnh tật. Đồng thời, trong vỏ quả chanh chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cực tốt. Do đó, chanh được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian, trong đó có trị ho bằng chanh chưng đường phèn.

Chanh chưng đường phèn dùng những quả chanh tươi thái lát, bỏ hạt, chưng với đường phèn vừa có thể giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ giảm triệu chứng ho, sốt và cảm cúm hiệu quả.

Sử dụng tỏi

Tỏi như hành tím, đều có tính hăng, cay và có thể trị ho hiệu quả mạnh hơn bao giờ hết. Trong Đông Y, củ tỏi có tính ấm, vị hăng có tác dụng làm ấm và đào thải độc tố, nên người xưa đã dùng tỏi để trị các bệnh về đường hô hấp.

Trong tỏi còn chứa hoạt chất vàng là Allicin, một chất chống oxy hóa cực mạnh, cùng với Liallyl Sulfide, Ajoene tạo thành bộ ba thuốc kháng sinh tự nhiên, giúp diệt trừ hết thảy vi khuẩn có hại, nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư,...

Cách trị ho không dùng thuốc

Do đó, bạn có thể dùng tỏi để trị bệnh như ngâm đường phèn, tỏi nướng, tỏi ngâm mật ong, chưng với muối để giúp việc dùng tỏi dễ dàng và trị cơn ho nhanh chóng.

Trị ho bằng nước tỏi hấp

Theo Đông Y, tỏi có tính ấm, vị hăng, có công dụng làm ấm và đào thải độc tố, nên được dùng để chữa các bệnh về đường hô hấp. Tỏi còn chứa Allicin, Liallyl Sulfide và Ajoene, là những chất chống oxy hóa và kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa ung thư.

Bạn có thể áp dụng cách trị ho bằng tỏi như sau:

Lấy 5 tép tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn.

Trộn tỏi với 3 muỗng cà phê mật ong.

Hấp cách thủy 10 phút.

Uống hỗn hợp tỏi mật ong 4 – 5 lần mỗi ngày đối với người lớn.

Quýt ngâm đường phèn

Tương tự với chanh thì quýt cũng là loại quả chứa nhiều vitamin C không kém, vỏ ngoài của quýt khi được sao chế tạo nên một vị thuốc quý là trần bì. Quýt ngâm đường phèn không chỉ là cách để trị ho mà nó còn giúp cơ thể chống chọi với nhiều căn bệnh khác, thanh lọc cơ thể nữa đấy.

Quýt lột vỏ, phần vỏ bạn có thể giữ lại hoặc đem phơi khô pha trà vẫn được. Múi quýt bạn sẽ đem nấu với nước đường phèn trong 5 phút, rồi tắt bếp để nguội, cho vào lọ dùng dần. Hương vị thoang thoảng thơm của quýt cùng vị ngọt thanh sẽ giúp bạn mau sớm khỏi bệnh.

Cách trị ho không dùng thuốc

Trị ho bằng cam nướng

Ăn cam nướng là một trong những phương pháp trị ho lạ nhưng rất hiệu quả hiện nay, đã được khẳng định trong Đông y. Cam có tính sinh tân, khai vị, giải khát, chữa ho và giải rượu. Vỏ cam chứa nhiều tinh dầu và vitamin C, có công dụng tiêu đờm và hỗ trợ phế quản. Vitamin C trong cam còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Khi nướng cam, các hoạt chất trong cam sẽ được kích hoạt ở nhiệt độ cao, giúp làm dịu họng, giảm ho và tiêu đờm. Do đó, bạn nên ăn cả vỏ cam và ruột cam nướng để tận dụng hết lợi ích của cam.

Sử dụng gừng

Gừng là một trong những thực phẩm chứa các chất giúp kháng viêm, giảm sưng tấy ở cổ họng. Nếu bạn đang bị ho, trà gừng sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn.

Trị ho bằng hẹ

Lá hẹ ngoài là thực phẩm ra thì nó cũng còn là một vị thuốc Đông Y. Theo Đông Y, cây hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, giúp bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, tiêu đờm, trị ho,... Vì vậy, từ xưa người ta đã dùng hẹ để trị các cơn ho ngay tại nhà.

Hẹ có thể dùng để chưng đường phèn, hay hấp với mật ong,… để hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, ho khan, ho đờm,...

Uống nước ấm

Bổ sung nước hằng ngày là điều cần thiết đối với cơ thể, đặc biệt khi bạn đang gặp những cơn ho phiền toái uống nước ấm sẽ giúp bạn cải thiện ho rất nhiều. Ngoài ra nó còn ngăn tình trạng tích tụ đờm.

Rau diếp cá

Rau diếp cá thường được dùng để trị bệnh trĩ nhưng nó còn có khả năng trị ho nữa đấy. Theo Đông Y, rau diếp cá có vị chua, tanh như cá, tính mát, bổ gan, bổ phổi. Còn y học hiện đại thì trong rau diếp cá chứa nhiều hoạt chất sát trùng mạnh nên thích hợp để dùng trị ho, viêm họng.

Bạn có thể dùng rau diếp cá xay lấy nước cốt thêm ít mật ong để uống 2 lần/ngày đến khi hết bệnh hoặc sắc 20g rau diếp cá khô và 20g cam thảo đất lấy nước uống mỗi ngày cho đến khi hết bệnh.

Hoa đu đủ đực

Hoa đu đủ đực giàu vitamin C, chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có thể giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Vì vậy hoa đu đủ đực có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ho, viêm họng, khan tiếng, …

Có thể sử dụng hoa đu đủ đực để trị ho theo cách sau:

Bước 1: Ngâm 100g hoa đu đủ đực với nước muối loãng, sau đó rửa sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời khoảng 20 – 30 phút.

Cách giảm ho không dùng thuốc

Bước 2: Sau khi phơi khô, đem hoa đu đủ đực ngâm mật ong nguyên chất. Đổ mật ogn ngập hoa, nếu hoa nổi lên trên thì dùng nan tre để chèn hoa xuống. Lưu ý là nên vệ sinh lọ ngâm sạch sẽ và để ráo nước.

Bước 3: Đóng chặt nắp lọ hoa đu đủ đực ngâm mật ong và bảo quản ở nơi khô ráo. Ngâm khoảng 1 – 2 tháng để có thể đem lại hiệu quả trị ho tốt nhất.

Tính dầu tự nhiên

Tinh dầu bạc hà sẽ giúp cho cổ họng dịu lại và mang đến cảm giác vô cùng dễ chịu cho tình trạng ho của bạn.

Lá húng chanh

Lá húng chanh cũng là loại rau quen thuộc với nhiều gia đình, nó còn là một cây thuốc Nam chuyên chữa trị các bệnh về đường hô hấp như ho, long đờm. Trong lá hung chanh có chứa hoạt chất mang tên là carvacrol.

Chất này có khả năng ức chế mạnh các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Do đó, lá húng chanh trở thành một vị thuốc không thể thiếu để trị các căn bệnh về ho, bạn có thể dùng lá húng chanh để hấp đường phèn hay kết hợp với mật ong và chanh để điều trị ho.

Trị ho bằng đinh lăng

Cây đinh lăng là một loại cây có nhiều công dụng chữa bệnh, trong đó có cả trị ho. Đây là loại dược liệu có nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất giúp bổ phế, tiêu đờm, tăng cường sức khỏe. Bạn có thể dùng các bộ phận của đinh lăng để làm thuốc theo các cách sau:

Pha nước uống từ lá đinh lăng: Lấy lá đinh lăng khô hoặc tươi, rửa sạch và cho vào một nồi nhỏ. Sau đó, bạn chỉ cần đun sôi và để nguội, lọc lấy nước để uống hằng ngày.

Sắc thuốc từ rễ đinh lăng: Lấy rễ đinh lăng, đậu săn, bách bộ, nghệ vàng, tang bạch bì, tần dày với lượng bằng nhau là 8g. Cho tất cả vào nồi và đun sôi, để nguội cùng 4g gừng khô.

Sử dụng các loại trà

Các loại trà tốt cho sức khỏe như trà cam thảo, trà xạ hương, trà tầm gửi, trà bồ công anh... có tính chất giải độc, kháng viêm, giảm đau và giảm ho. Bạn có thể uống các loại trà này hàng ngày để giảm triệu chứng ho.

Mật Ong có tác dụng trị ho cực hiệu quả được nhiều người áp dụng Mật Ong có tác dụng trị ho cực hiệu quả được nhiều người áp dụng
Thứ hoa rụng tím vườn quê không ai ngó, hoá ra lại là vị thuốc trị ho, tiêu đờm cực quý Thứ hoa rụng tím vườn quê không ai ngó, hoá ra lại là vị thuốc trị ho, tiêu đờm cực quý
Bài thuốc trị ho rất hay từ hoa đu đủ đực Bài thuốc trị ho rất hay từ hoa đu đủ đực
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Y tế gia hạn, công bố thêm gần 800 sản phẩm thuốc

Bộ Y tế gia hạn, công bố thêm gần 800 sản phẩm thuốc

Mới đây, Bộ Y tế gia hạn, công bố thêm gần 800 sản phẩm thuốc, bao gồm cả thuốc điều trị thông thường và thuốc tương đương sinh học nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, phòng chống dịch...
Chuyên gia chỉ cách nhận diện thịt  lợn chứa chất tạo nạc

Chuyên gia chỉ cách nhận diện thịt lợn chứa chất tạo nạc

Thịt lợn là thực phẩm được tiêu thụ phổ biến nhất hiện nay. Nắm bắt tâm lý đó, trước khi bán ra thị trường, không ít cơ sở chăm nuôi đã sử dụng chất cấm để tạo nạc cho đàn lợn của mình.
Nâng cao chất lượng điều trị bệnh lý phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản

Nâng cao chất lượng điều trị bệnh lý phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản

Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh đã phối hợp cùng Bệnh viện Từ Dũ và Công ty TNHH Bayer Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Cập nhật điều trị bệnh lý phụ khoa hay gặp và chăm sóc sức khỏe sinh sản”. Đây là diễn đàn khoa học uy tín cho các bác sĩ sản phụ khoa cùng trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng thực hành lâm sàng trên mô hình thực tế.
Trước thềm năm học, bố mẹ cần làm gì để trẻ ít nguy cơ nhiễm bệnh?

Trước thềm năm học, bố mẹ cần làm gì để trẻ ít nguy cơ nhiễm bệnh?

Mùa tựu trường là giai đoạn thời tiết thay đổi, cộng thêm việc tiếp xúc môi trường đông người sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất, giúp trẻ đảm bảo an toàn khi quay lại trường học.
Thu hồi giấy đăng ký lưu hành 2 loại thuốc Botox điều trị rối loạn

Thu hồi giấy đăng ký lưu hành 2 loại thuốc Botox điều trị rối loạn

Cục Quản lý Dược đã ban hành Quyết định số 602/QĐ-QLD thông báo thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam đối với 2 loại thuốc Botox điều trị rối loạn.
Cấp cứu thành công bệnh nhân bị ong  vò vẽ đốt

Cấp cứu thành công bệnh nhân bị ong vò vẽ đốt

Một bệnh nhân bị hàng chục con ong vò vẽ đốt có nguy cơ suy thận cấp, đông máu, huỷ cơ, tổn thương đa tạng đã được các bác sĩ tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai cứu chữa thành công.
Chi bổ sung cho Bộ Y tế hơn 424 tỷ đồng thúc đẩy tiêm chủng mở rộng

Chi bổ sung cho Bộ Y tế hơn 424 tỷ đồng thúc đẩy tiêm chủng mở rộng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế là 424,514 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng.
Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội liên tục tăng cao

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội liên tục tăng cao

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9-8 đến ngày 16-8) toàn thành phố ghi nhận 274 ca mắc Sốt xuất huyết, tăng 86 trường hợp so với tuần trước (188 ca).
Bộ Y tế lo ngại nguy cơ bệnh truyền nhiễm tăng cao trước thềm năm học

Bộ Y tế lo ngại nguy cơ bệnh truyền nhiễm tăng cao trước thềm năm học

Bộ Y tế lo ngại về nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là một số bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp...khi học sinh, sinh viên quay trở lại trường học.
Tăng cường giám sát, phát hiện ca nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ

Tăng cường giám sát, phát hiện ca nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ

Sau khi tổ chức WHO công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với dịch bệnh đậu mùa khỉ (ngày 14/8), Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường giám sát, phát hiện ca nghi ngờ tại cửa khẩu, cơ sở y tế về phụ khoa, da liễu…Bên cạnh đó, tăng cường thông tin, truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Cả nước ghi nhận gần 53.000 ca sốt xuất huyết kể từ đầu năm đến nay

Cả nước ghi nhận gần 53.000 ca sốt xuất huyết kể từ đầu năm đến nay

Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong tuần qua, cả nước ghi nhận 3.095 ca mắc sốt xuất huyết, tăng nhẹ so với tuần trước đó. Tích lũy từ đầu năm, cả nước ghi nhận 52.957 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 6 ca tử vong; so với cùng kỳ năm 2023, số mắc giảm 15%, số tử vong giảm 10 ca.
Ngành y Hà Nội chủ động, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn

Ngành y Hà Nội chủ động, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện ghi nhận nhiều trường hợp mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà, bệnh sởi, bệnh dại… Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, CDC Hà Nội đã theo dõi chặt chẽ và cập nhật tình hình dịch bệnh kịp thời để đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
Ngành y tế Nicaragua mong muốn học hỏi về y học cổ truyền Việt Nam

Ngành y tế Nicaragua mong muốn học hỏi về y học cổ truyền Việt Nam

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tiếp Ngài Đại sứ Nicaragua tại Việt Nam để cùng bàn thảo, trao đổi nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác y tế giữa Việt Nam và Nicaragua. Tại cuộc gặp, Ngài Đại sứ Nicaragua mong muốn trao đổi và học hỏi về các lĩnh vực chuyên sâu của y tế Việt Nam, đặc biệt là về y dược cổ truyền.
Đắk Lắk: Nâng cao kỹ năng tuyên truyền về chống rác thải nhựa, sản phẩm thiên nhiên

Đắk Lắk: Nâng cao kỹ năng tuyên truyền về chống rác thải nhựa, sản phẩm thiên nhiên

Sáng 15/8, tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kỹ năng tuyên truyền, phổ biến chống rác thải nhựa, hướng tới sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường”.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh

Đối mặt với tình hình bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, trong đó có sốt xuất huyết, sởi, ho gà, đậu mùa khỉ… Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường phòng chống dịch bệnh, đồng thời nỗ lực cung ứng đủ vaccine đáp ứng tiêm chủng mở rộng.
Đề nghị điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing

Đề nghị điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing khiến hơn 215 người nhập viện.
Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các trường học

Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các trường học

Tháng 8/2024, thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai kế hoạch chuyên đề: “Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn Hà Nội”.
"Vi khuẩn ăn thịt người" có lây không?

"Vi khuẩn ăn thịt người" có lây không?

Thời gian qua, rất nhiều ca nhiễm và tử vong do "vi khuẩn ăn thịt người" (bệnh Whitmore). Bệnh khó chẩn đoán và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn.
Gần 150 người ở Đồng Tháp nhập viện sau khi ăn bánh mỳ, nghi ngộ thực phẩm

Gần 150 người ở Đồng Tháp nhập viện sau khi ăn bánh mỳ, nghi ngộ thực phẩm

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, tính đến 13h ngày 12/8 đã có 148 người nhập viện nghi bị ngộ độc, đa số đã ăn bánh mì thịt của một cơ sở.
Có nên đưa thêm thuốc chữa ung thư vào danh mục BHYT?

Có nên đưa thêm thuốc chữa ung thư vào danh mục BHYT?

Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung thông tư ban hành danh mục thuốc được quỹ bảo hiểm y tế chi trả, nhằm mở rộng phạm vi và đảm bảo chất lượng điều trị cho người bệnh.
Ngành y tế Hà Nội phấn đấu trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế

Ngành y tế Hà Nội phấn đấu trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế

UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch về việc tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phấn đấu trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế là một trong những mục tiêu của kế hoạch.
Bộ Y tế chỉ đạo 'khẩn' phòng chống dịch bạch hầu tại Thanh Hóa

Bộ Y tế chỉ đạo 'khẩn' phòng chống dịch bạch hầu tại Thanh Hóa

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa và Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương tăng cường phòng chống bệnh bạch hầu, sau khi tỉnh này công bố dịch bạch hầu tại thị trấn Mường Lát.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động