Khám phá động Nàng Tiên - Nàng thơ của non nước Bắc Kạn Khám phá động Puông - Tuyệt tác thiên nhiên trong Vườn quốc gia Ba Bể Tham quan Ao Tiên - Chốn bồng lai tiên cảnh của Bắc Kạn |
Hồ Ba Bể nhìn từ trên cao |
Đôi nét về Hồ Ba Bể
Hồ Ba Bể cách Hà Nội khoảng 240km về phía Đông Bắc, hồ Ba Bể - thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn nằm trong quần thể vườn Quốc gia Ba Bể được bao quanh bởi hai cánh cung Ngân Sơn và Bắc Sơn, là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới và là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam.
Hồ Ba Bể là một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất nước ta, được hình thành từ một vùng đá vôi bị sụt xuống do nước chảy ngầm đã đụng rỗng lòng khối núi. Giá trị của hồ Ba Bể không chỉ dừng lại ở giá trị du lịch mà còn là giá trị địa chất địa mạo với sự đa dạng sinh học bởi vì nơi đây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Năm 1995, hồ Ba Bể đã được công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Đến cuối năm 2004, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản ASEAN.
Hướng dẫn cách đi đến hồ Ba Bể
Đường Thái Nguyên – Chợ Mới được thiết kế 2 làn xe ô tô với 2 làn xe thô sơ, bề rộng làn đường 12m. |
Đi xe máy: Từ Hà Nội theo Quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, tới ngã 3 giao với TL 268 thì rẽ trái đi Định Hóa (Chợ Chu), từ đây cứ tiếp tục đi dọc theo TL 254 tới Bằng Lũng (Chợ Đồn) đi khoảng 40km nữa sẽ tới Ba Bể.
Đi xe riêng: Đi theo quốc lộ 3. Bắt đầu đi về hướng sân bay Nội Bài, qua Sóc Sơn đi Thái Nguyên. Khi đi đường nhỏ có nhiều xe cộ, du khách nhớ chú ý lưu thông. Từ Chợ Rã rẽ vào hồ qua con đường nhỏ, chạy ngoằn ngoèo qua núi. du khách phải cẩn thận với các đoạn cua để tránh nguy hiểm.
Lưu ý nhỏ: Du khách nên đi đúng làn đường quy định để tránh những vụ va chạm, cũng như bị công an phạt.
Di chuyển từ Hà Nội đến hồ Ba Bể bằng xe khách |
Đi xe khách: Từ Hà Nội hiện có xe Thưởng Nga chạy trực tiếp tới Ba Bể từ bến xe Mỹ Đình. Đi xe khách Hà Nội – Bắc Kạn – Ba Bể, xe của hãng Thưởng Nga chạy từ Bến xe Mỹ Đình. Giá vé xe từ Mỹ Đình đến bến xe Bắc Kạn là 100k/người. Từ bến xe Bắc Kạn, du khách tiếp tục bắt xe khách đến hồ Ba Bể, giá vé 50k/người.
Lưu ý nhỏ: cho du khách là không nên khởi hành đi Ba Bể vào buổi tối thứ 6. Tại bến xe Mỹ Đình, xe buổi tối chạy đến bến xe Bắc Kạn cũng có nhưng vào buổi tối lại không có xe khách chạy từ bến xe Bắc Kạn đến hồ Ba Bể. Do vậy, nếu đi từ tối thứ 6, du khách buộc phải thuê phòng nghỉ để ngủ tại thị xã Bắc Kạn một đêm nên sẽ tốn thêm chi phí, giá nhà nghỉ ở đây dao động từ 200.000 VNĐ -300.000 VNĐ/đêm.
Nếu di chuyển bằng xe khách đến hồ Ba Bể du khách có thể thuê xe máy để tiện di chuyển giữa các địa điểm du lịch khác quanh hồ như: Thác Đầu Đẳng, đảo Bà Góa, bản Pác Ngòi,.... Giá thuê xe dao động khoảng 100.000 VNĐ/xe/ngày.
Về việc đi lại quanh hồ thì du khách có thể thuê thuyền riêng đi trên lòng hồ. Nếu đi theo nhóm du khách có thể thuê thuyền lớn, nhóm nhỏ thì có thể di chuyển bằng thuyền độc mộc. Du khách có thể khám phá hồ Ba Bể từ Na Hang - Tuyên Quang, du khách có thể thuê thuyền xuôi dòng sông Năng xuống Ba Bể với thời gian từ 2-3 ngày.
Thời điểm đẹp nhất để đến hồ Ba Bể?
Không khí ở hồ Ba Bể vô cùng trong lành |
Hồ Ba Bể do được mẹ thiên nhiên ưu ái cho khí hậu mát mẻ, có sự hòa hợp giữa núi rừng và sông nước nên du khách có thể khám phá hồ Ba Bể vào bất kì mùa nào nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất để ghé thăm hồ là vào mùa hè, mùa xuân hay những ngày đầu thu, hồ mang một vẻ đẹp huyền bí, ẩn hiện trong sương, làm ta như lạc vào chốn “bồng lai tiên cảnh”.
Hồ Ba Bể được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh hùng vĩ và những dãy núi đá vôi có niên đại hàng trăm triệu năm là điều kiện để hình thành nên vùng khí hậu quanh năm trong lành, mát mẻ, thoáng đãng. Nên du khách muốn tránh cái nóng của mùa hè nhiệt đới, du khách có thể đến hồ Ba Bể để chiêm ngưỡng bức tranh sơn thủy hữu tình và tận hưởng không khí trong lành như làn sương ban mai.
Đặc biệt, đến vào mùa xuân du khách sẽ được tham gia lễ hội hồ Ba Bể được tổ chức vào ngày mùng 9-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Vào mùa xuân là khoảng thời gian lý tưởng để du khách có thể thảnh thơi khám phá, trải nghiệm những phong tục, tập quán ngày Tết của đồng bào Tày, Nùng… sinh sống quanh hồ Ba Bể. Du khách sẽ được tham gia các hoạt động tại hồ Ba Bể như: Ðua thuyền, ném Còn, đấu vật, bắn cung và biểu diễn múa, hát truyền thống của các dân tộc được tổ chức trong suốt thời gian diễn ra lễ hội
Sự Tích hồ Ba Bể
Khi du lịch đến hồ Ba Bể du khách sẽ được người dân kể cho nghe truyền thuyết về hồ nước tuyệt đẹp này. Theo truyền thuyết kể lại rằng: Ngày xưa, ở vùng Bắc Kạn, mỗi năm dân làng Nam Mẫu đều có tổ chức lễ cúng Phật lớn, gọi là lễ Vô Giá. Dân chúng khắp miền quay về tựu lại rất đông. Một hôm, có một bà lão bệnh cùi đến làng để xin ăn. Quần áo bà rách rưới, tả tơi. Người bà có mùi hôi hám, rất khó chịu, khiến mọi người phải lánh xa. Bà lão cui hủi này đến nhà nào xin ăn đều phì phào mấy tiếng: “Đói lắm các ông các bà ơi”, nhưng bà lão đi đến đâu cũng đều bị xua đuổi. Người ta sợ bà lây bệnh cùi hủi.
Tuy nhiên, có người biết động lòng thương hại. Đó là một người đàn bà goá, ở với con trai. Bà không kinh tởm, kêu bà lão vào nhà cho ăn uống no đủ. Sau đó, bằng lòng cho bà lão ăn mày ngủ nhờ một đêm, ở góc vựa lúa, trong lều. Đến nửa đêm, hai mẹ con bỗng giật mình thức giấc, nghe có tiếng động ầm ầm dữ dội từ phía vựa thóc. Mở cửa vựa thóc ra, không thấy bà lão cùi đâu, mà là một con giao long lớn uốn mình ầm ầm như tiếng sấm, đầu gác lên giường đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con kinh hãi trở ra, thao thức, lo sợ, không ngủ được nữa.
Bản Pác Ngòi của người Tày bên hồ Ba Bể đẹp như tranh vẽ |
Đến sáng, thấy bà lão đi ra từ vựa thóc, nói: “Tôi thật sự không phải là người, tôi là một con giao long, chỉ giả dạng ăn mày để thử lòng từ thiện của tín hữu nam nữ đến làng Nam Mẫu lễ Phật. Tất cả mọi người đều xua đuổi tôi, ngoại trừ hai mẹ con nhà cô. Họ đều là khẩu Phật tâm xà, sẽ không tránh khỏi hình phạt của bề trên đã giao phó cho tôi thi hành, đó là một trận đại hồng thủy. Tôi cho hai mẹ con nhà cô gói tro này hãy rãi quanh nhà để tránh khỏi kiếp nạn này. Còn hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp mẹ con nhà cô cứu người”.
Nói xong, bà lão liền biến mất. Qua ngày hôm sau, trong lúc mọi người đang chen nhau đến dự lễ Phật giữa làng, bỗng nhiên, nước ở đâu cuồn cuộn đổ tới tứ phía, tràn vào thung lũng. Người ta trèo lên mái nhà, trèo lên cây. Nhưng nước cứ dâng tràn đầy lên mãi, ngập cả những nóc nhà và cây cao. Tất cả mọi người đều bị chết ngộp, trừ 2 mẹ con bà goá kia.
Do khi nhận được túi tro của vị thần, bà góa mang đi rải khắp nhà, khắp bếp và sân tạo thành 3 khoảng đất. Khi nước dâng lên, mô đất cũng lên cao theo giúp gia đình bà góa không bị ngập. Sau đó hai mẹ con bà góa dùng 2 vỏ trấu tạo thành thuyền độc mộc đi cứu người dân, đưa họ lên núi sinh sống. Hiện nay ngôi làng đó vẫn còn và có tên là làng Năm mẫu. Khu nhà, bếp và vườn của bà góa khi xưa trở thành 3 gò đất nhỏ trên hồ ba bể. Ba cái hồ lưu thông nhau nhưng lại không thể đi thuyền từ hồ này sang hồ kia vì có các đập đá lớn ngăn trở.
Hồ Ba Bể lung linh huyền ảo trong muôn vàn tia nắng rực rỡ. |
Câu chuyện dân gian kia chỉ là cách mà người dân tự giải thích cho con cháu sau này nguyên vì sao, trên núi cao Bắc Kạn lại có ba bể nước xanh thẳm trong vắt hệt như biển vậy. Quả thật, hồ Ba Bể là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, được hình thành cách đây hơn 200 triệu năm, diện tích bề mặt hồ lên đến 5 triệu m2 và độ sâu, chiều dày lên đến 30m. Hồ nằm giữa lưng chừng núi đá vôi, giống như một “đại dương giữa lưng chừng trời” trở thành điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Bắc Kạn.
Hồ Ba Bể rộng bát ngát, nước trong xanh như ngọc bích, nổi bật giữa núi rừng hùng vĩ của miền thượng du Bắc Việt.Giữa hồ là một hòn đảo nhỏ,người địa phương gọi đó là Gò Bà Góa.
Hồ Ba Bể - viên ngọc lung linh giữa núi rừng
Quảng cảnh hồ Ba Bể |
Hồ Ba Bể được biết đến với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp cũng như những giá trị nổi bật về đa dạng sinh học. Hồ Ba Bể có chiều rộng khoảng 500ha, độ sâu khoảng 20 đến 30m và kéo dài hơn 8km. Vẻ đẹp của cảnh quan nơi đây được được ví như viên ngọc lục bảo ẩn mình giữa thiên nhiên núi rừng Đông Bắc, phẳng lặng như tấm gương soi khổng lồ in bóng núi đá, mây trời say đắm lòng người.
Xa xa du khách sẽ thấy hình ảnh các cô gái dân tộc Tày chèo thuyền độc mộc, làm khuấy động mặt nước tĩnh lặng. Tất cả tạo nên sức thu hút không thể bỏ qua của núi rừng vùng Việt Bắc. Không chỉ thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên, du lịch Bắc Kạn nói chung và Ba Bể nói riêng, du khách sẽ được tham gia vào những hoạt động văn hóa rất hấp dẫn của người dân địa phương.
Những câu hát then hay cây đàn tính trong văn hóa của người dân tộc Tày-Nùng đã in đậm trong tâm trí của bao du khách khi có dịp đến đây. Thêm vào đó, du khách cũng có thể nhâm nhi ly rượu ngô, thịt trâu gác bếp,... và tham gia vào các Lễ Hội Bắc Kạn đặc sắc như: đua thuyền độc mộc, hội xuân, hội Lồng Tồng,...
Tham gia lễ hội Lồng Tồng ở hồ Ba Bể
Lễ hội Lồng tồng cũng thường gọi là Hội xuống đồng, là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Tày, cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như: Nùng, Dao, Sán Chỉ.... Được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Nơi tổ chức tại những ruộng tốt nhất, to nhất. Vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu, khẳng định lễ hội này có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn rằng, khởi nguồn của lễ hội phải được sinh ra từ xã hội của người Tày khi đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng.
Thời gian tổ chức: Tùy theo tưng nơi, ấn định cho phù hợp với địa hình. Các địa phương gần nhau thì có thể thỏa thuận chọn ngày khác nhau để có điều kiện giao lưu, trao đổi. Đối với người Tày Ba Bể lễ hội Lồng Tồng được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày mồng 9 đến hết ngày 11 tháng giêng hàng năm.
Tổ chức lễ hội: Trước ngày hội, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để đón khách. Vào ngày lễ xuống đồng, ngoài đồng của Bản, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng. Mang hàm ý phô bày sự khéo léo của người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh dày, chè lam, bánh bỏng... Trên mỗi mâm đều có một chiếc bánh hình bông hoa nhiều màu sắc. Mỗi mâm cỗ còn có thêm hai đôi quả còn được làm bằng vải màu, trong nhồi cát, bông, có tua rua nhiều màu sắc sặc sỡ. Lễ khấn cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt được thực hiện do các thầy tào tiến hành.
Trong hoạt động lễ hội: Ðể chuẩn bị cho hội tung còn, ở giữa đám ruộng lớn được chọn làm địa điểm lễ hội, người ta dựng một cây mai cao từ 20–30 cm làm cột. Trên đỉnh cột có uốn vòng tròn đường kính 50 – 60 cm dán giấy hai bên, đề chữ Nhật- Nguyệt tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Tung còn đòi hỏi cả sức khỏe và sự khéo léo.
Nếu ở lễ hội nào không có ai tung còn trúng vòng tròn thì dân bản không vui, vì theo quan niệm của họ, phải có người tung còn trúng vòng tròn làm rách giấy thì năm đó làm ăn mới thuận lợi, mưa thuận gió hòa. Trong trò chơi này, nam nữ thanh niên còn thi tung còn cho nhau.
Hoạt động trèo thuyền tại hồ Ba Bể
Đến với hồ Ba Bể, du khách có thể thuê thuyền để khám phá vẻ đẹp của nơi đây. Có cả thuyền lớn, thuyền nhỏ và thuyền độc mộc cho những du khách ưa mạo hiểm. Ngồi trên giữa thênh thang sông nước, núi rừng, cùng nghe về sự tích của hồ qua lời kể của người chèo thuyền chắc hẳn sẽ là một trải nghiệm thú vị. Nước hồ Ba Bể rất trong và xanh nên du khách có thể nhìn thấy những cây rong, cây thủy sinh tận dưới đáy.
Ngồi trên thuyền xuôi theo dòng nước, du khách sẽ được tham quan động Puông cao hơn 30m, dài khoảng 300m. Đây là một hang động tự nhiên lớn ở miền Bắc, được hình thành khi con sông Năng chảy dưới núi đá vôi Lũng Nham. Bên trong hang động có rất nhiều những dải thạch nhũ với nhiều hình thù rủ xuống, in bóng lung linh trên mặt nước tạo nên một khung cảnh huyền ảo.
Du thuyền trên hồ Ba Bể. Ảnh: Trần Đăng |
Từ bến đò Buốc Lốm sang bến đò chính, du khách sẽ được dừng chân tham quan bản Bố Lù. Nơi đây vẫn còn giữ được những nét hoang sơ, bình yên với những ngôi nhà sàn ẩn mình giữa không gian núi rừng rộng lớn.
Cách hồ Ba Bể 100m là Ao Tiên quanh năm không bao giờ cạn nước. Tương truyền đây là nơi các nàng tiên từng hạ phàm, tắm và nô đùa.
Ngoài ra, du khách có thể tham quan nhiều địa danh nổi tiếng khác như động Hua Mạ, động Nàng Tiên, thác Đầu Nắng, thác Đà Năng,…
Món ăn nên thử khi du lịch hồ Ba Bể
Các món nướng tại hồ Ba Bể |
Đến du lịch hồ Ba Bể, du khách sẽ bị hấp dẫn bởi những món ăn ngon hấp dẫn nơi đây như cá nướng Pác Ngòi, Thịt lợn gác bếp, bánh giầy lá ngải và mắm tép chua ba bể. Đây đều là đặc sản và món ngon tại hồ Ba Bể mà bất kỳ ai cũng thích. Nếu có dịp đi du lịch hồ Ba Bể thì du khách.
Cá nướng: Đây là một món ăn đặc trưng của người dân Ba Bể. Những con cá tươi ngon nhất được đánh bắt thủ công ngay tại hồ, số lượng cá không nhiều nhưng thịt cá sau khi nướng thì tuyệt vời vì thịt cá trắng có vị ngọt bùi, từng thớ thịt trắng và rất chắc.
Quy trình chế biến món ăn này tuy không khó nhưng lại mất khá nhiều thời gian. Đầu tiên, cá tươi sau khi đánh bắt được người dân chọn lọc kỹ càng lấy những con đều nhau chỉ bé bằng ngón tay cái, mổ bỏ lấy ruột và rửa sạch. Sau đó cá được tẩm gia vị với nghệ, muối, tiêu, ớt với lượng vừa đủ để làm cứng lớp da. Tiếp đến, cá sẽ được cố định vào những chiếc nẹp tre để đem phơi khô qua 3 – 4 nắng.
Khi ăn, ta chỉ việc mang nẹp cá nướng trực tiếp trên bếp than. Tuy nhiên cá nướng không nên nướng kỹ quá vì như vậy sẽ khiến vị món ăn kém ngon.
Đặc sản Bắc Kạn ngon - Tôm chua hồ Ba Bể |
Tôm chua Ba Bể: Một trong những món đặc sản Bắc Kạn không thể không kể đến đó là món tôm chua Ba Bể. Hồ Ba Bể nằm phụ cận sông Năng quanh năm khá nhiều tôm tép, nên tôm chua từ lâu đã được mọi người ưa chuộng và sử dụng nhiều. Ở đây, tôm chua thường được ăn với thịt chân giò hay thịt ba chỉ luộc kèm khế chua, chuối chát và rau sống ngon vô cùng. Tôm chua Ba Bể được nhiều người ưa chuộng và mang một nét riêng khác với những nơi khác bởi vị ngọt, chua, cay dịu nhẹ mang hương vị tự nhiên nhưng cũng không kém phần đậm đà của thịt tôm.
Mắm tép chua Ba Bể |
Mắm tép chua: Đặc sản Ba Bể - món tép chua được làm từ tép tươi và gạo nương được chế biến theo bí quyết riêng để có hương vị thơm ngon độc đáo mà không nơi nào có. Quy trình làm tép chua rất đơn giản nhưng để có được món ngon đúng điệu thì tép phải tươi, gạo phải là loại gạo nương có mùi thơm đặc trưng. Tép tươi được đánh bắt ở hồ còn nhảy tanh tách, sau khi được rửa sạch, phơi dưới nắng cho khô và xóc qua một lượt muối.
Gạo nương nấu chín, sau đó để nguội và trộn đều với men lá. Muốn tép chua được ngon hơn nữa thì phải thêm các loại gai vị khác như tỏi, ớt, riềng, thịt nạc thăn thái nhỏ, trần qua nước sôi. Người Tày ở Ba Bể thường ăn tép chua cùng thịt chân giò hoặc ba chỉ luộc kèm các loại rau thơm như đinh lăng, chuối xanh, khế chua… Sau một vòng du ngoạn hồ Ba Bể, du khách có thể mua vài hũ tép chua mang về làm quà cho người thân.
Đến hồ Ba Bể cần chuẩn bị những gì?
Chuẩn bị tư trang đầy đủ như: áo quần, kem chống nắng, mũ, nón, giày dép, thuốc, dụng cụ ý tế,..
Khi đi qua các bản làng, hoặc dạo chơi trên hồ có thể có vắt và rất nhiều muỗi. Nên mang theo thuốc xịt muỗi và côn trùng, quần áo tay dài.
Đặc điểm của hồ Ba Bể là không khí mát mẻ, se lạnh vào buổi sớm. Khi đêm về, du khách nên mang theo áo ấm để tránh sương đêm gây cảm lạnh.
Trong bản không có nhiều đồ ăn và cửa hàng tạp hóa, nên du khách nên mang theo đồ ăn vặt và nước uống
Nếu du khách vẫn chưa một lần đến với hồ Ba Bể thì hãy tranh thủ dịp nghỉ lễ này sắp xếp thời gian, công việc để đến với chốn bình yên này. Với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ mà thơ mộng, du lịch hồ Ba Bể sẽ là gợi ý lý tưởng giúp du khách tìm được những phút giây thư giãn thoải mái bên bạn bè và người thân. Chúc du khách có hành trình thuận lợi!