Lai Châu phục dựng Lễ hội Kin Pang của người Thái đen Sắp tổ chức Lễ hội khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2022 Độc đáo Lễ hội Tràng An 2022 – Nét văn hóa tín ngưỡng của Ninh Bình |
![]() |
Lễ hội Tháp Bà chính thức khai mạc |
Lễ hội Tháp Bà Pônagar hay còn được gọi là Lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu hay Lễ vía Bà được diễn ra hằng năm tại di tích lịch sử-văn hóa quốc gia Tháp Bà Pônagar, trên đồi Cù Lao, thuộc phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nhằm tưởng nhớ Thiên Y Thánh mẫu Ana, nhằm cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình yên.
Nữ thần Pônagar là Mẹ xứ sở của người Chăm, có tên gọi đầy đủ là Yang Pô Inư Nagar. Vốn mang trong mình tâm thức thờ Mẫu, khi người Việt vào sinh sống ở vùng đất Khánh Hòa (khoảng năm 1653) đã “tiếp biến” tín ngưỡng này và gọi là Thiên Y A Na Thánh Mẫu.
Các truyền thuyết về Thiên Y A Na Thánh Mẫu đã được ông Phan Thanh Giản, một vị quan Thượng thư bộ Lễ dưới triều Nguyễn ghi chép, tổng hợp, biên soạn và cho khắc bia dựng vào năm 1856 ở tại di tích Tháp Bà Pônagar. Các vua triều Nguyễn đã ban các sắc phong cho Thiên Y Thánh Mẫu là Thượng đẳng thần.
![]() |
Chuẩn bị các nghi thức trong lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2022. |
Phát biểu khai mạc Lễ hội, ông Lê Văn Hoa - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa cho biết, Tháp Bà Ponagar Nha Trang là di sản văn hóa tiêu biểu, nổi bật của tỉnh Khánh Hòa nói riêng và của cả nước nói chung, được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1979 và Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2012.
Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Khánh Hòa, đồng thời cũng là trách nhiệm của chính quyền và nhân dân Khánh Hòa trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị cũng như tôn vinh, quảng bá nét đẹp và giá trị tâm linh, tín ngưỡng của di tích đến với người dân vùng Nam Trung bộ, du khách trong nước và quốc tế.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2022 diễn ra từ ngày 21-23/4 với nhiều nghi thức như: lễ thay y và nghi thức tắm tượng , lễ cầu siêu, lễ tế cổ truyền, lễ dâng hương tạ Mẫu, lễ cầu "Quốc thái, dân an", lễ tế truyền thống Đình – Lăng Cù Lao, lễ hoàn kinh, lễ cúng tạ…
![]() |
Người Chăm chuẩn bị lễ và mâm cỗ cúng Mẫu. |
Bên cạnh các nghi thức tín ngưỡng, tại Lễ hội Tháp Bà Ponagar còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa như: diễn tuồng, múa Chăm, biểu diễn dệt vải, làm gốm truyền thống… nhằm tôn vinh những giá trị trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Chăm cũng như đồng bào các dân tộc vùng Nam Trung Bộ.
Trong ngày khai mạc Lễ hội, hàng nghìn người hành hương của tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và một số dân tộc thiểu số khác ở các tỉnh, thành thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên-Huế... đã vào ngôi tháp chính tại Khu di tích Tháp Bà để dâng lễ vật cúng Thiên Y Thánh Mẫu Ana.
![]() |
Lễ hội còn có nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống |
Theo kế hoạch của tỉnh Khánh Hòa, gắn với Lễ hội Tháp Bà Ponagar và dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tỉnh sẽ chức nhiều sự kiện, hoạt động với chủ đề "Hành trình huyền thoại Mẹ xứ sở Thiên Y Ana".
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên năm nay số lượng tín đồ, du khách hành hương và người dân về tham dự lễ hội giảm đáng kể so với những năm trước.
Các ngành chức năng tỉnh Khánh Hòa đã chuẩn bị tốt các điều kiện để đảm bảo về y tế, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự trong những ngày diễn ra lễ hội…