Hưng Yên tập trung hình thành khu chăn nuôi tập trung, xa dân cư Chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Hưng Yên tăng 5,92% Hưng Yên: 90% cây nhãn, vải đã ra hoa đúng vụ |
Thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn tỉnh trong tháng 2/2023 đạt gần 6.331 tỷ đồng, tăng 3,04% so với tháng 1 và tăng 125,3% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt gần 2.340 tỷ đồng, tăng 28,13% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt trên 12.475 tỷ đồng, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 27,36% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu bán lẻ tăng mạnh thời gian qua, theo các chuyên gia kinh tế, một phần là bởi nguồn cung hàng hóa dồi dào, các siêu thị, trung tâm thương mại bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu, không có biến động về giá... Thị trường nội địa đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại.
Những năm qua, Sở Công Thương đã chỉ đạo triển khai công tác XTTM đa dạng, linh hoạt, thích ứng với bối cảnh hiện tại và hỗ trợ có hiệu quả cho doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các địa phương trong việc kết nối cung cầu ở thị trường nội địa.
Hưng Yên tập trung cải thiện 3 động lực tăng trưởng |
Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên đã triển khai nhiều chương trình XTTM với kinh phí hàng tỷ đồng để thúc đẩy sản xuất, kết nối sản xuất, phát triển thị trường nội địa như: Tổ chức các hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh; tổ chức gian hàng của tỉnh tại Hội chợ VietnamExpo; ký kết thỏa thuận và diễn đàn kết nối kinh tế trục cao tốc phía đông; kết nối cung cầu giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố; triển khai Đề án thương mại điện tử quốc gia; Đề án tiếp tục phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh với 5 sản phẩm gồm: Cam Hưng Yên, vải trứng Hưng Yên, long nhãn Hưng Yên, nghệ Chí Tân (Khoái Châu) và hoa, cây cảnh Xuân Quan (Văn Giang); Hỗ trợ xúc tiến hàng Việt Nam, sản phẩm OCOP...
Qua các hoạt động XTTM đã góp phần thúc đẩy thị trường nội địa phát triển, tạo được liên kết trao đổi và tiêu thụ hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong tỉnh và các doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đặc biệt, nhằm bảo vệ thương hiệu của nhà sản xuất, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường nội địa, Sở Công Thương đã hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất trong tỉnh hàng nghìn tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đồng thời hỗ trợ xây dựng 5 điểm giới thiệu và bán giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh tại một số huyện, thành phố, thị xã.
Bên cạnh đó, thông tin kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP của tỉnh tới các thị trường ngoại tỉnh; tạo điều kiện, hỗ trợ giới thiệu và kết nối các sản phẩm OCOP của tỉnh Hưng Yên đến các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống, nhà phân phối, các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong cả nước.
Kết nối các sản phẩm OCOP của tỉnh Hưng Yên |
Thị trường nội địa là một trong những kênh phân phối hiệu quả cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, do đó, nhiều hoạt động kết nối cung cầu đã được các doanh nghiệp triển khai.
Để cụ thể hóa công tác xúc tiến thương mại nội địa, gắn kết giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng trong tỉnh, tạo thuận lợi cung ứng hàng hóa thiết yếu, chất lượng cao phục vụ Nhân dân các địa bàn nông thôn, góp phần kích cầu tiêu dùng, năm 2023, Sở Công Thương tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường, hệ thống phân phối, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của tỉnh; ưu tiên các hoạt động thực hiện mục tiêu của Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam như: Tổ chức, hỗ trợ tham gia các hội chợ hàng Việt Nam; chương trình đưa hàng Việt về nông thôn; hỗ trợ đào tạo nghề, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nâng sức cạnh tranh cho hàng Việt..