Tại sao những người "sành" trà lại đổ xô sưu tầm Trà Bánh Hà Nội? 5 địa chỉ bún ốc nguội "giải ngấy" ngày Tết ở Hà Nội Hà Nội đón hơn 650.000 lượt khách trong dịp Tết, thu 2,35 nghìn tỷ đồng |
Khách quốc tế đến Hà Nội tăng cao trong dịp tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. |
Theo Sở Du lịch Hà Nội, tháng 2/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2,18 triệu lượt, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 383.000 lượt, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước (bao gồm 270.000 lượt du lịch quốc tế có lưu trú); khách du lịch nội địa ước đạt 1,79 triệu lượt, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 8,057 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023.
Ước 2 tháng đầu năm 2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 4,23 triệu lượt khách, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 890.000 lượt khách, tăng 52,4% so với cùng kỳ năm trước (bao gồm 628.000 lượt khách du lịch quốc tế có lưu trú); khách du lịch nội địa ước đạt 3,34 triệu lượt khách, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 16,416 tỷ đồng, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Tháng 2/2024 trên địa bàn Hà Nội có 3.759 cơ sở lưu trú với 71.050 phòng; trong đó có 606 khách sạn, khu căn hộ đã được xếp hạng từ 1-5 sao với tổng số 26.445 phòng. Công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn tháng 2/2024 ước đạt 61,2%; tăng 0,4 % so với tháng 1/2023 và tăng 5,0% so với cùng kỳ năm 2023.
Về dịch vụ du lịch đạt chuẩn, trên địa bàn Hà Nội hiện có 31 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 38 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 07 cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí, 02 cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Hệ thống các cơ sở dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đã thu hút, phuc vụ đông đảo lượng du khách và người dân đến thăm quan và mua sắm.
Tính đến ngày 19/2/2024, trên địa bàn Hà Nội có 1.773 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế; 376 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; 32 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch, 7 văn phòng đại diện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài; 5.501 hướng dẫn viên du lịch quốc tế; 2.242 hướng dẫn viên du lịch nội địa và 103 hướng dẫn viên du lịch tại điểm đang hoạt động.
Thời gian tới, Sở Du lịch Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm mới gắn với di sản - di tích, làng nghề theo tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên; tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức, tuyến Trung tâm Hà Nội - Sơn Tây - Ba Vì.
Khách du lịch tham quan đền Ngọc Sơn những ngày đầu năm mới 2024. |
Tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển du lich nông nghiệp, nông thôn theo Kế hoạch số 73/KH-UBND, ưu tiên phát triển 02-03 mô hình du lịch nông nghiệp tại các huyện Thường Tín, Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn... theo hướng nông nghiệp chất lượng cao, nâng cao trải nghiệm của khách du lịch.
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch đường sông kết nối các điểm đến du lịch dọc khu vực sông Hồng, sông Đuống, hoàn thiện tuyến du lịch Chương Dương Độ - Bát Tràng - Đền thờ Chử Đổng Tử, tiến tới mở rộng tuyến du lịch từ bến Chương Dương Độ đi khu vực Sơn Tây, Ba Vì.
Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh thành phố phát triển tuyến, sản phẩm du lịch liên kết theo từng nhóm sản phẩm thế mạnh, có tính bổ trợ lẫn nhau như: tuyến du lịch văn hóa tâm linh Hà Nội - Hà Nam - Ninh Bình, tuyến du lịch khám phá, trải nghiệm Hà Nội - Sơn La, Hà Nội - Lào Cai - Lai Châu..
Về công tác chuyển đổi số ngành du lịch, Sở Du lịch Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai phần mềm cơ sở dữ liệu của toàn ngành du lịch (dulich.myhanoi.vn). Xây dựng hệ thống phần mềm tiện ích, thông minh hỗ trợ công tác quản lý, phục vụ khách du lịch tra cứu thông tin, quảng bá du lịch Hà Nội; duy trì, vận hành và cập nhật dữ liệu phần mềm cơ sở dữ du lịch nông nghiệp nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội; Số hóa, kết nối, tích hợp dữ liệu về du lịch vào hệ thống thông tin, dữ liệu quản lý chung theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch…
Tháng 3/2024, dự kiến Sở Du lịch Hà Nội sẽ triển khai Kế hoạch tổ chức chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Get on Hà Nội 2024” và Chương trình Du xuân hữu nghị 2024. Xây dựng dự thảo Kế hoạch xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm thực tế tại các làng nghề và các điểm du lịch gắn với các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tại huyện Mỹ Đức, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội theo Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND Thành phố.
Tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển du lich nông nghiệp, nông thôn theo Kế hoạch số 73/KH-UBND, ưu tiên phát triển 2 đến 3 mô hình du lịch nông nghiệp tại các huyện Thường Tín, Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn... theo hướng nông nghiệp chất lượng cao, nâng cao trải nghiệm của khách du lịch.
Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh phát triển các hoạt động du lịch tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; tuyến đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây; không gian đi bộ khu vực hồ Thiền Quang - Công viên Thống Nhất, quận Hai Bà Trưng... Phát triển thêm 1 đến 2 khu vực phố đi bộ gắn các tuyến phố ẩm thực, biểu diễn văn hóa theo chủ đề.
Xây dựng dự thảo Kế hoạch công bố sản phẩm “Du lịch cộng đồng bản Miền” của xã Ba Vì, huyện Ba Vì theo Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND TP. Hà Nội. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh thành phố phát triển tuyến, sản phẩm du lịch liên kết theo từng nhóm sản phẩm thế mạnh, có tính bổ trợ lẫn nhau như: tuyến du lịch văn hóa tâm linh Hà Nội - Hà Nam - Ninh Bình, tuyến du lịch khám phá, trải nghiệm Hà Nội - Sơn La, Hà Nội - Lào Cai - Lai Châu...