Vùng đất Ninh Bình có gì để giữ chân khách?
Thiên nhiên ưu đãi cho Ninh Bình một vùng đất sơn thủy hữu tình. |
Hà Nội, Sapa, Hội An, TP. Hồ Chí Minh có lẽ là những cái tên quen thuộc nhất và được nhắc đến nhiều nhất khi nói về Việt Nam. Thế nhưng, Ninh Bình cũng là một địa điểm mà những tín đồ du lịch chắc chắn không thể bỏ qua. Ninh Bình nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km về phía Nam và được xem như là một “Miền Bắc Việt Nam thu nhỏ”.
Vùng đất Ninh Bình được thiên nhiên ưu đãi, quy tụ ba loại địa hình: đồi núi và bán sơn địa, đồng bằng ven biển, vùng chiêm trũng. Nhờ vậy nơi đây có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, là môi trường sinh sống tốt của các loài động vật, thực vật trong đó có nhiều loại động, thực vật quý hiếm và nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Có thể kể đến bốn khu rừng lớn ở Ninh Bình như rừng Cúc Phương, rừng Vân Long, rừng Hoa Lư và rừng Kim Sơn, cùng với đó là các khu dự trữ sinh quyển quý báu của thế giới.
Vùng đất Ninh Bình được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi trùng điệp, hùng vĩ như những bức tường thành kiên cố, bởi vậy nơi đây từng được chọn làm kinh đô nước Việt dưới 3 triều đại vua Đinh - Lê - Lý, từ năm 968 đến năm 1010. Nơi đây còn được người dân gọi là "Kinh đô đá".
Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, nằm trong khu vực trung tâm của quần thể danh thắng Tràng An, hiện nay có diện tích quy hoạch 13,87 km², là nơi lưu giữ các dấu ấn lịch sử thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội, cùng với đó là hệ thống các đền, lăng, đình, chùa, phủ... Cách đây hơn 1000 năm, những bãi lau sậy nằm sâu trong các thung lũng giữa núi non Tràng An là nơi Đinh Bộ Lĩnh phất cờ lau khởi nghĩa, dẹp loạn 12 xứ quân.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và chọn Hoa Lư làm kinh đô. Nơi đây trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Cồ Việt. Từ năm 968 đến năm 1009, có 6 vị vua Đinh Tiên Hoàng, Đinh Phế Đế, Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê Long Đĩnh, Lý Thái Tổ đóng đô. Đến nay, dấu tích của kinh đô xưa vẫn còn được tìm thấy ở các đền chùa, miếu mạo trong khuôn viên cố đô Hoa Lư.
Ở đền vua Đinh và đền vua Lê trong quần thể cố đô Hoa Lư vẫn còn lưu giữ những nét kiến trúc, điêu khắc gỗ tinh xảo, độc đáo từ thế kỷ 17. Tại các khu đền thờ này, ngoài các gian thờ còn có gian trưng bày các hiện vật cách đây hơn 1000 năm được tìm thấy. Nhiều nhất thì có các mảnh bát bằng sành mà theo tương truyền đây là vật dụng của binh lính dưới thời nhà Đinh sử dụng khi khao quân thắng trận. Tất cả các di vật đều gắn với những câu chuyện lịch sử.
Trong quần thể danh thắng Tràng An còn có khu sinh thái Tràng An, di sản thiên nhiên thế giới do UNESCO công nhận và khu danh thắng Tam Cốc - Bích Động, nơi được ví như một "Vịnh Hạ Long trên cạn". Con sông Sào Khê nằm uốn lượn quanh các dãy núi là lối đi duy nhất để di chuyển trong quần thể danh thắng Tràng An. Trên sông, những con thuyền nhỏ nối nhau đưa du khách từ Tam Cốc - Bích Động rẽ sang nhánh khác tới khu sinh thái Tràng An.
Những dải đá vôi sừng sững, thung lũng và những sông ngòi đan xen tạo nên một không gian hùng vĩ và nên thơ. Hệ thống hang động nơi đây đa dạng về hình thái và chủng loại, mỗi hang chứa đựng những sắc thái riêng biệt với những khối thạch nhũ muôn màu, muôn vẻ. Những Hang Tối, Hang Sáng, Hang Nấu rượu... đưa du khách đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác.
Nằm trong quần thể danh thắng Tràng An còn có khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính, một phần trong quần thể di sản. Đây là một công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng gồm chùa Bái Đính cổ và quần thể chùa Bái Đính lớn nhất Đông Nam Á, hội tụ nhiều kỷ lục Việt Nam. Ngôi chùa được xây trên nền đất lịch sử, nơi cách đây hơn 1000 năm nghĩa quân Đinh Bộ Lĩnh làm lễ tế cờ trước khi ra trận và khao quân thắng trận.
Cùng với sự hình thành kinh đô xưa, tại Ninh Bình hiện còn giữ được nhiều làng nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời như thêu ren Văn Lâm, dệt cói Kim Sơn, chạm khắc đá Ninh Vân, nghề mộc Phúc Lộc, đan cót Vân Long... Đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người dân các làng nghề truyền thống đã làm nên những sản phẩm không chỉ đẹp mà còn đậm chất văn hoá vùng đất cố đô. Để rồi kết thúc hành trình tham quan Ninh Bình, mỗi du khách đều tìm mua một vài sản phẩm để lưu giữ kỷ niệm của chuyến du lịch và làm quà tặng cho bạn bè, người thân.
Đi du lịch Ninh Bình vào tháng 1 tháng 2 để cảm nhận thời tiết se se lạnh
Chùa Bái Đính là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, mỗi dịp tết đến xuân về lại thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch mỗi ngày |
Tháng 1 và tháng 2 hàng năm là thời gian mùa đông và không khí Tết hoàn toàn xâm chiếm mảnh đất Ninh Bình. Từ vùng quê cho đến thành thị, mỗi ngõ hẻm đều tràn ngập sắc xuân. Người dân Cố đô lúc này tất bật chuẩn bị mua đào, mua quýt, chuẩn bị bánh trái, đồ thờ cúng để dâng lên ông bà tổ tiên.
Đến với Ninh Bình vào khoảng thời gian đầu xuân này, bạn sẽ được đắm mình trong không khí Tết tưng bừng rộn rã. Được trải nghiệm cái Tết của những dân tộc thiểu số sinh sống tại đây, được hòa mình vào đất trời đầu xuân với trăm hoa đua nở, những ngọn núi cựa mình sau ngày đông lạnh giá, những chồi non đang chui khỏi vỏ cây, vươn mình đón nắng.
Đặc biệt Ninh Bình còn có chùa Bái Đính là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, vì thế bạn cũng đừng bỏ qua cơ hội vãn cảnh chùa và thắp nhang cầu nguyện những điều bình an, may mắn cho gia đình mình năm mới đủ đầy, ấm no nhé. Như vậy với những người thích không khí xuân thì sẽ không cần băn khoăn du lịch Ninh Bình tháng mấy đẹp nữa phải không nào, cứ tháng 1 tháng 2 mà tới nhé.
Đi du lịch Ninh Bình vào tháng 4 – Tận hưởng mùa lễ hội
Những lễ hội truyền thống được tổ chức tại Ninh Bình vào mùa xuân luôn là nét văn hóa độc đáo thu hút khách du lịch |
Cuối tháng 3, đầu tháng 4 là lúc Ninh Bình bắt đầu đắm chìm trong không gian lễ hội truyền thống. Một số lễ lớn có thể kể đến như lễ hội Hoa Lư từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 3 Âm lịch, lễ hội truyền thống Tràng An ngày 18 tháng 3 Âm lịch… Đây là những lễ hội được tổ chức bài bản và quy mô, do Sở văn hóa Ninh Bình tổ chức, được đầu tư mạnh tay. Vì thế bạn chắc chắn sẽ phải choáng ngợp trước không khí lễ hội tưng bừng rộn rã nơi đây, đắm chìm trong những nét văn hóa truyền thống ngàn đời của dân tộc.
Bên cạnh đó khoảng tháng 4 cũng là lúc chuyển giao từ xuân sang hạ. Thời tiết khá mát mẻ, dễ chịu, ít mưa, rất thuận lợi cho các hoạt động du lịch. Vì thế đây là gợi ý không tồi cho những du khách đam mê văn hóa truyền thống, muốn được đắm mình trong không gian lễ hội.
Du lịch Ninh Bình tháng 6 – Ngắm lúa chín ở Tam Cốc
Mùa vàng Tam Cốc luôn có sức hút mạnh mẽ đối với du khách vào mỗi mùa hè |
Đối với team mê phượt, mê check-in sống ảo thì tháng 6 sẽ là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi du lịch Ninh Bình tháng mấy đẹp. Lúc này Ninh Bình đang vào hạ, đất trời đều khoác lên trên mình một màu tươi mới, rực rỡ, của những cánh đồng lúa chín như tít tắp đến tận chân trời.
Khu vực Tam Cốc là những cánh đồng bạt ngàn được phủ lên màu vàng của lúa chín. Người dân thì nô nức đi gặt lúa, không khí lao động hăng say, những giọt mồ hôi đổ dưới cái nắng như thiêu đốt. Trải nghiệm thú vị nhất là ngồi trên thuyền để bắt đầu hành trình khám phá các hang động đá vôi mát lạnh, lướt trên mặt nước trong xanh và ngước mắt nhìn bầu trời cao rộng. Tuy nhiên mùa hè tại Ninh Bình khá nóng, nhiệt độ đỉnh điểm có thể lên đến 40 ° C. Vì vậy nếu đến vào mùa này bạn nên chuẩn bị thật kỹ để chịu được cái nóng oi ả này nhé.
Du lịch Ninh Bình tháng 7 đến tháng 9 - Mùa hoa súng và hoa sen
Đầm sen Hang Múa trở thành điểm check-in lý tưởng thu hút rất đông đảo khách du lịch. |
Nếu vẫn còn bỏ ngỏ câu hỏi đi du lịch Ninh Bình tháng mấy đẹp thì đến trong khoảng mùa thu - tháng 7, 8, 9 là gợi ý không tồi. Thời gian này là lúc cả xứ Cố đô đắm chìm trong khí hậu giao mùa, nắng đã nhạt dần, những cơn gió mùa se se lạnh từ từ kéo tới.
Lúc này lúa thóc đã về bồ, để lại phía sau hoa súng hoa sen khoe sắc. Những bông súng tím mộng mơ, những bông sen hồng sen trắng thơm ngát, vươn mình trên mặt nước đón lấy ánh nắng. Mùa này bạn đến tham quan Hang Múa là tuyệt nhất. Đầm sen Hang Múa mỗi độ xuân về lại không ngừng khoe sắc làm say đắm lòng người.
Giai đoạn này Ninh Bình nhiều mưa hơn, những cơn mưa bất chợt khiến cho ốc đá ngày càng nhiều trong các vách đá vôi. Món ốc núi này cực kỳ thơm ngon, ngọt thịt, hoàn toàn khác với ốc đồng, ốc biển mà chúng ta thưởng ăn. Thế nên nếu có cơ hội thì bạn nhất định phải thưởng thức nhé. Ốc núi hấp sả, chấm nước mắm chua ngọt chính là đặc sản Ninh Bình không gì sánh bằng. Ngoài ra còn một món ngon Ninh Bình nữa mà bạn cũng không thể bỏ lỡ được, chính là gỏi cá nhệch Kim Sơn - mang hương vị dân dã đồng quê thơm ngon.
Du lịch Ninh Bình tháng 10, 11 - Thời tiết tuyệt đẹp cho du lịch
Chỉ tính về khí hậu thì tháng 10, 11 chắc chắn là thời điểm đẹp nhất cho du lịch Ninh Bình. Lúc này đã qua cái nóng nực mùa hạ, lại chưa tới cái rét buốt mùa đông, thời tiết khô lạnh vừa đủ, mang theo hơi thở nhẹ nhàng của đất trời. Tháng 10, 11 mang những tia nắng dịu dàng xuyên qua các hang động tại quần thể Tam Cốc Bích Động, tạo nên vô số cảnh đẹp kỳ vĩ mà bạn nhất định phải ghé qua tham quan.
Du lịch Ninh Bình tháng 12 - Sự thú vị của mùa rét mướt
Với những du khách miền Nam thì tháng 12 chính là thời điểm tuyệt nhất để đến Ninh Bình. Cùng khao khát tận hưởng mùa đông và cái lạnh đúng nghĩa, bạn chắc chắn sẽ say lòng trước đặc sản thời tiết này của miền Bắc. Mùa đông rét buốt khiến mọi thứ đều chậm lại, buồn hơn, phủ lên những đồi núi, những danh thắng Cố đô một nét đượm buồn man mác. Cùng với đó du khách còn có thể thưởng thức một bát súp dê nóng hội, ăn miếng cơm cháy thịt dê thơm ngon, uống thêm chén rượu Kim Sơn cay nồng thì còn gì tuyệt vời bằng.
Phương tiện để di chuyển đến Ninh Bình từ Hà Nội
Di chuyển đến Ninh Bình bằng phương tiện cá nhân
Du lịch Ninh Bình bằng xe máy. |
Xe máy và ô tô là phương tiện được nhiều bạn trẻ cũng như du khách yêu thích khi di chuyển đến Ninh Bình, bởi những phương tiện này giúp bạn làm chủ được thời gian, quãng đường và tiết kiệm được kha khá chi phí hơn các loại phương tiện khác. Không chỉ thuận tiện mà nó còn mang lại cho bạn những trải nghiệm và khám phá thú vị, đáng nhớ trên đường đi. Bởi bạn có thể dừng lại bất cứ đâu mà bạn thích, để ngắm cảnh, chụp hình hay quay lại những khoảnh khắc đẹp trên đường đi.
Nếu phương tiện di chuyển đến Ninh Bình của bạn là ô tô thì từ Hà Nội, bạn có thể đi theo đường cao tốc Pháp Vân > Cầu Giẽ > Ninh Bình. Với đoạn đường này thì bạn sẽ mất khoảng 1 tiếng 25 phút để di chuyển.
Với phương tiện di chuyển đến Ninh Bình của bạn là xe máy, thì từ Hà Nội bạn đi theo đường quốc lộ 1A cũ > Hà Nam rồi theo hướng Ninh Bình, Thanh Hóa. Nên chú ý là tránh đi nhầm sang hướng Nam Định – Thái Bình để đỡ vòng vèo bạn nhé. Đoạn đường này sẽ mất khoảng 2 tiếng 17 phút để đi.
Di chuyển đến Ninh Bình bằng xe khách
Hà Nội đi Ninh Bình bằng xe Limousine. |
Nếu không có điều kiện để tự đi bằng ô tô riêng, xe máy thì bạn có thể lựa chọn xe khách để di chuyển đến Ninh Bình. Khi đi bằng xe khách thì bạn có thể nghỉ ngơi, thư giãn để chuẩn bị sức khỏe và tinh thần cho cuộc hành trình khám phá Ninh Bình của bạn.
Và hiện nay xe khách di chuyển đến Ninh Bình từ Hà Nội và ngược lại có rất nhiều, các xe khách thường chạy từ các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, Nước Ngầm đến các bến xe trung tâm Ninh Bình. Nếu có điều kiện thì đừng ngần ngại lựa chọn xe Limousine Hà Nội Ninh Bình để trải nghiệm dịch vụ chất lượng cũng như mang lại cảm giác thoải mái cho bản thân cũng như người đi cùng trong suốt chặng đường dài hơi đến Ninh Bình nhé.
Di chuyển đến Ninh Bình bằng tàu hỏa
Ngoài các phương tiện trên, thì còn một phương tiện khác để di chuyển đến Ninh Bình là tàu hỏa. Đi Ninh Bình bằng tàu hoả cũng là một trải nghiệm rất thú vị và cũng là một lựa chọn lý tưởng dành cho những bạn bị say xe. Ninh Bình và Hà Nội là những địa điểm nằm trong tuyến đường sắt Bắc – Nam nên rất dễ để bạn di chuyển đến Ninh Binh và ngược lại bằng tàu hỏa một cách rất dễ dàng.
Hiện tại, ở Ninh Bình có 4 nhà ga gồm: ga Ninh Bình (Thành phố Ninh Bình), ga Cầu Yên (huyện Hoa Lư), ga Đồng Giao (thành phố Tam Điệp) và ga Ghềnh (thành phố Tam Điệp). Và ga Ninh Bình là một trong những ga chính trên tuyến đường sắt Bắc – Nam, nên bạn có thể mua vé tàu từ ga Hà Nội đến ga Ninh Bình nhé.
Phương tiện để di chuyển đến Ninh Bình từ TP. Hồ Chí Minh
Di chuyển đến Ninh Bình bằng máy bay
Máy bay là phương tiện di chuyển thuận tiện và nhanh chóng nhất. |
Cách thuận tiện và nhanh chóng nhất để di chuyển đến Ninh Bình từ TP. Hồ Chí Minh thì chính là lựa chọn phương tiện máy bay. Bạn có thể đi từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) đến các sân bay Nội Bài (Hà Nội) hoặc sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) bởi đây là hai địa điểm có sân bay gần với Ninh Bình. Sau đó thì bạn có thể đi xe khách, taxi hoặc thuê xe máy, ô tô từ các sân bay này để đến Ninh Bình. Và quãng đường từ sân bay Nội Bài đến Ninh Bình là khoảng 127 km và từ sân bay Thọ Xuân đến Ninh Bình là khoảng 90 km.
Di chuyển đến Ninh Bình bằng phương tiện cá nhân
Ninh Bình nằm trên Quốc lộ 1A nên cực kì thuận tiện cho bạn nếu bạn chọn phương tiện ô tô, xe máy khi di chuyển đến Ninh Bình, và từ TP. Hồ Chí Minh đến Ninh Bình có 2 cung đường mà bạn có thể lựa chọn.
Tuyến đường 1: Đi qua Quốc lộ 14 và quốc lộ 1A
Từ TP. Hồ Chí Minh, bạn đi theo hướng quốc lộ 22 và quốc lộ 14 đến thành phố Đà Nẵng, rồi đi dọc theo quốc lộ 1A qua một số tỉnh miền Trung là sẽ đến Ninh Bình.
Tuyến đường 2: Đi qua tuyến đường 13
Tuyến đường 13 là tuyến đường sẽ đi ngang qua tỉnh Khammouane, Lào. Giống như tuyến đường 1, khi xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh, bạn sẽ đi theo quốc lộ 22 đến quốc lộ 13, Road National 7 – AH131 / Tuyến đường 12 – tuyến đường 8 – AH15 – quốc lộ 8A. Đến Nghệ An thì bạn có thể đi tiếp quốc lộ 1A để đến Ninh Bình.
Di chuyển đến Ninh Bình bằng xe khách
Quãng đường đi xe khách đến Ninh Bình dài hơn 1000 km nên nếu bạn chọn di chuyển đến Ninh Bình bằng phương tiện này thì khá là vất vả, nhưng nếu bạn có sức khỏe tốt, không bị say xe và thích đi du lịch bằng xe khách thì đây cũng là một trải nghiệm khá thú vị đấy. Và thời gian đi xe khách từ TP. Hồ Chí Minh đến Ninh Bình sẽ mất khoảng 32 đến 40 tiếng.
Di chuyển đến Ninh Bình bằng tàu hỏa
Du khách từ TP. Hồ Chí Minh có thể du lịch Ninh Bình bằng tàu hỏa. |
Tại Ninh Bình có một ga tàu đón trả khách là ga Ninh Bình – một trong những nhà ga chính trên tuyến đường sắt Bắc – Nam và cũng là nhà ga đẹp, hiện đại nhất Việt Nam nên bạn có lựa chọn tàu hỏa làm phương tiện di chuyển đến Ninh Bình nhé. Hiện nay ga tàu hỏa di chuyển đến Ninh Bình từ TP. Hồ Chí Minh có 3 chuyến mỗi ngày và tốn khá nhiều thời gian là khoảng 30 tiếng.
Đi Ninh Bình mùa nào đẹp và nên thơ nhất?
Ninh Bình thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng nên chịu ảnh hưởng chủ yếu từ kiểu thời tiết nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm. Do đó sẽ có 4 mùa xuân hạ thu đông với đặc trưng thời tiết từng mùa. Mùa hè nhiệt độ cao, nóng nực, mùa đông khô và lạnh rất rõ rệt. Trong khi đó mùa xuân và mùa thu không quá rõ ràng, mang đặc trưng của giai đoạn chuyển giao đông và hè.
Nhiệt độ trung bình của Cố đô hàng năm vào khoảng 23.5 ° C. Đây có thể coi là mức nhiệt khá lý tưởng của một thành phố du lịch. Trong năm, giai đoạn lạnh nhất khoảng tháng 12, nhiệt độ có thể xuống từ 5 đến 7 ° C. Còn nhiệt độ cao nhất vào cao điểm mùa hạ có thể đạt ngưỡng 40 ° C, vô cùng oi nóng. Cùng điểm qua vẻ đẹp 4 mùa 12 tháng của Ninh Bình, xem bạn muốn khám phá vẻ đẹp nào nhất nhé.
Có rất nhiều phương tiện để di chuyển đến Ninh Bình nên bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn phù hợp với mình. Còn chần chừ gì mà không bắt đầu lên kế hoạch và chọn phương tiện thích hợp để bắt đầu hành trình khám phá Ninh Bình thôi nào!