Bàn giải pháp sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã chạm đáy? Gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng giá trở lại |
![]() |
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng nhẹ, vượt qua Ấn Độ. |
Giá gạo của Việt Nam tăng nhẹ
Giá gạo Ấn Độ trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2023, do nhu cầu yếu và nguồn cung dồi dào.
Trong khi đó, giá gạo của Thái Lan vẫn ổn định ở mức "đáy" trong hơn hai năm và giá gạo của Việt Nam tăng nhẹ so với tuần trước.
Gạo 5% tấm của Ấn Độ hiện được chào bán ở mức 395-401 USD/tấn, giảm so với mức 403-410 USD/tấn của tuần trước đó.
Một thương nhân tại New Delhi cho biết người mua đang đặt hàng với tốc độ chậm hơn, thậm chí một số còn trì hoãn mua do giá vẫn trong xu hướng giảm.
Từ đầu tháng Ba, Chính phủ Ấn Độ đã cho phép nối lại hoạt động xuất khẩu gạo 100% tấm sau khi áp dụng lệnh cấm từ tháng 9/2022. Tại Thái Lan, gạo 5% tấm được bán với giá 405 USD/tấn, bằng với giá của tuần trước.
Các thương nhân cho rằng giá gạo tuần này không biến động do nhu cầu yếu và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái.
Một thương nhân ở Bangkok cho biết thị trường khá trầm lắng. Ông nhận định sự cạnh tranh gay gắt của gạo Ấn Độ và Việt Nam có thể khiến các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan gặp khó khăn trong năm 2025.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết gạo 5% tấm đang được chào bán ở mức 400 USD/tấn, tăng so với mức 394 USD/tấn của tuần trước.
Một thương nhân tại Đồng bằng Sông Cửu Long dự báo giá gạo có thể duy trì ở mức này trong vài phiên tới trong bối cảnh nguồn cung dồi dào.
Trong khi đó, Chính phủ Bangladesh đang có kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo thơm, nhằm thúc đẩy thương mại.
Theo giới chức nước này, Bangladesh - quốc gia sản xuất gạo lớn thứ ba thế giới - chủ yếu tiêu thụ nội địa, nhưng động thái mới có thể giúp nước này gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Miếng bánh thị trường lúa gạo thay đổi
![]() |
Giá lúa gạo tăng trở lại phần lớn nhờ vào các biện pháp quyết liệt từ Chính phủ. |
Theo ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch VFA, giá lúa gạo tăng trở lại phần lớn nhờ vào các biện pháp quyết liệt từ Chính phủ, bao gồm việc cấp vốn ưu đãi và triển khai thu mua dự trữ quốc gia. Ông Nam khẳng định, sự điều phối kịp thời từ Chính phủ và sự phối hợp của các doanh nghiệp đã giúp ngành lúa gạo Việt Nam đứng vững trước áp lực quốc tế.
Thời gian qua, thị trường nhập khẩu gạo chủ lực của Việt Nam là Philippines đã điều chỉnh chính sách gạo, đẩy mạnh việc đa dạng hóa nguồn cung và hạn chế nhập khẩu. Thống kê của các cơ quan chức năng Philippines cho biết, tính đến ngày 13/3, tổng lượng gạo nhập khẩu mới đạt gần 641.000 tấn, giảm đáng kể so với con số gần 1,2 triệu tấn gạo trong quý I/2024.
Indonesia - thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam cũng thay đổi nhiều chính sách mới vào năm nay hướng tới tự cung tự cấp lương thực.
Tuy nhiên, theo VFA, thị trường Trung Quốc vẫn còn rất nhiều tiềm năng về xuất khẩu gạo, với gạo ST25 của Việt Nam, khách hàng Trung Quốc đang có nhu cầu mua rất cao với giá lên tới 780-790 USD/tấn. Dù giá cao như vậy, nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn khó đáp ứng được vì sản lượng hiện còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Trong khi gạo Việt đang trong xu hướng khởi sắc trở lại thì Thái Lan lại lo lắng với những biến động tại thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 3 của nước này là Mỹ, khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền và khơi lên nhiều “cuộc chiến thương mại” và sẵn sàng áp thuế quan cho bất kỳ nước nào. Hiện giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm qua, do nhu cầu yếu và nguồn cung tăng.
Theo dự báo mới nhất, thương mại gạo toàn cầu trong năm 2025 cũng không có nhiều thay đổi so với dự báo trước đó, đạt khoảng 58,5 triệu tấn, giảm 1,44 triệu tấn so với năm 2024. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự kiến tăng mạnh trở lại, tuy nhiên các nước khác như Thái Lan, Việt Nam, Pakistan sẽ đồng loạt giảm.
Tại thị trường trong nước, giá lúa gạo trong nước hôm nay (30/3) tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tương đối bình ổn so với ngày hôm qua. Với mặt hàng gạo, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, hiện gạo nguyên liệu IR 504 dao động ở mức 7.700 – 7.800 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 dao động ở mức 7.500 - 7.600 đồng/kg; gạo nguyên liệu 5451 dao động ở mức 8.600 - 8.750/kg; gạo thành phẩm OM 380 dao động ở 8.800 - 9.000 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 dao động ở 9.500 - 9.700 đồng/kg. Với phụ phẩm, giá các mặt hàng phụ phẩm dao động khoảng từ 6.600 - 9.000 đồng/kg. Hiện tấm 3-4 dao động ở mức 6.600 - 6.700 đồng/kg; giá cám dao động ở mức 8.000 - 9.000 đồng/kg. Ghi nhận tại các địa phương hôm nay, các kho mua đều gạo thơm dẻo, gạo các loại vững giá. Tại An Giang, kho vẫn mua đều gạo thơm, giá nhích nhẹ với gạo đẹp. Tại Lấp Vò (Đồng Tháp), lượng lai rai, kho mua đều, giá bình ổn. Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng lai rai, kho mua vào đều, dễ giao dịch, giá vững. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), lượng ít, giao dịch mua bán chậm, giá ổn định. Tại các chợ lẻ, giá gạo các loại bình ổn so với hôm qua. Hiện gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo thường dao động ở mốc 15.000 -16.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài dao động ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine dao động ở mức 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa ở mốc 22.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng ở mốc 17.000 đồng/kg; gạo Sóc thường dao động ở mốc 18.000 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 21.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg. Tương tự với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, hiện giá lúa Đài Thơm 8 (tươi) dao động ở mốc 6.600 - 6.700/kg; giá lúa OM 18 (tươi) dao động ở mốc 6.600 - 6.700 đồng/kg; giá lúa OM 5451 (tươi) dao động mốc 5.800 - 5.900/kg; giá lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 5.600 - 5.700 đồng/kg; lúa OM 380 (tươi) dao động ở mốc 5.500 - 5.800 đồng/kg; lúa Nàng Hoa 9 ở mức 6.300 - 6.500 đồng/kg. |
![]() |
![]() |
![]() |