Du lịch Quảng Ninh: Đắm say Bình Hương mùa cỏ cháy 3 vách đá dựng đứng ‘sống ảo’ cực hot, dân mê du lịch không thể bỏ qua Pù Luông địa điểm du lịch không thể bỏ lỡ khi đến Thanh Hóa |
Ghềnh Đá Đĩa nằm bên bờ biển thuộc xã An Ninh Đông cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 40km. Vẻ đẹp của Ghềnh Đá Đĩa được xem như là một tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng cho Phú Yên. Các khối đá vuông, tròn hay lục giác xếp chồng lên nhau tựa như những chồng bát đĩa cao thấp xen kẽ vô cùng nề nếp, trở thành viên ngọc quý của du lịch Phú Yên. Vì vậy, Ghềnh Đá Đĩa là một trong những địa điểm du khách không thể bỏ lỡ khi đi du lịch tại Miền Trung.
Ghềnh Đá Đĩa được tạo ra bởi sự phun trào của dòng dung nham bị co lại khi gặp nhiệt lạnh của nước biển đã tạo nên những phiến đá kỳ thú |
Có thể nói vẻ đẹp Ghềnh Đá Đĩa thực sự là một tuyệt tác kỳ diệu của thiên nhiên vậy. Diện tích Ghềnh Đá Đĩa khoảng 2km, nơi hẹp nhất khoảng 50m và nơi dài nhất 200m. Loại đá ở đây chính là đá bazan đã hình thành cách đây khoảng 200 triệu năm, được tạo nên nhờ quá trình hoạt động của núi lửa ở vùng cao nguyên Vân Hòa. Nham thạch phun ra từ miệng núi lửa, gặp nước lạnh đông cứng lại, kết hợp với hiện tượng di ứng lực khiến các khối nham thạch bị đông cứng rạn nứt đa chiều một cách tự nhiên nhưng lại vô cùng hoàn hảo.
Phần lớn đá nứt theo mạch dọc, tạo thành những cột thẳng đứng hoặc xiên, cũng có những đường xiết ngang cắt cột đá thành những hình dạng khác nhau tạo nên các phiến đá đẹp lạ lùng, bí ẩn như ngày nay. Mà đặc sắc là có hàng chục nghìn cột đá hình lục giác, hình tròn hay hình vuông, lớp này xếp lên lớp kia, liên tiếp và khít nhau như bàn tay của vị thần nào đó sắp đặt vậy. Vào năm 1998, địa danh này được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia và được tỉnh Phú Yên khai thác du lịch.
Vẻ đẹp huyền ảo của Ghềnh Đá Đĩa khi bình minh |
Đến đây, không chỉ cuốn hút ánh nhìn đầu tiên bởi những mỏm đá hình thù độc đáo, ghềnh Đá Đĩa còn khiến du khách ấn tượng bởi những gam màu thay đổi liên tục trong ngày theo ánh sáng mặt trời. Khi bình minh lên, những khối đá đĩa đen tuyền được phủ ánh vàng rực rỡ của tia nắng đầu ngày. Còn khi hoàng hôn buông xuống, gam màu đỏ của ánh chiều lại nhuộm hồng các khối đá. Bởi thế, mỗi khoảnh khắc ở ghềnh Đá Đĩa sẽ mang lại cho du khách những cảm nhận khác nhau. Và sẽ thật tuyệt nếu du khách được đặt chân lên từng phiến đá và trải nghiệm cảm giác mát lạnh khi từng làn sóng biển xô vào mỏm đá, tung bọt trắng xóa vỗ về lên bàn chân.
Ghềnh Đá Đĩa là địa điểm lý tưởng cho các bạn trẻ có những bức hình lung linh |
Hơn thế nữa dù ở bất kỳ góc độ nào thì khung cảnh nơi đây cũng tạo ra những bức ảnh hết sức lung linh. Vì vậy, khi đến tham quan nơi này, du khách nào cũng sẽ có những bức hình đẹp và thơ mộng không tả xiết để lưu giữ.
Có thể thấy, Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên là một địa điểm du lịch trên cung đường Di sản miền Trung đầy ấn tượng khi có sự kết hợp hoàn hảo giữa địa chất và không giản biển lý tưởng. Một nét chấm phá tuyệt vời góp phần tăng thêm vẻ đẹp cho xứ sở “hoa vàng trên cỏ xanh”. Với nét đẹp hoang sơ, tạo hình ấn tượng, ghềnh Đá Đĩa ngày càng được nhiều du khách biết đến, trở thành điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến với mảnh đất Phú Yên.
Tạo hóa đã dày công xếp đặt những phiến đá hình lục giác cứ thế chồng lên nhau thành nhiều hình thù đặc sắc |
Một điều thú vị khác, đây còn là nơi nên chọn cho chuyến đi picnic cùng người thân, bạn bè. Nơi đây sẽ khác với picnic ở những nơi bằng phẳng quen thuộc như đồng bằng hay biển, nơi đây có rất nhiều chồng đá xếp theo kiểu bậc thang hoặc có những chỗ khá bằng phẳng để bạn có thể ngồi quây quần với nhau, thưởng thức những món ăn đã được chuẩn bị sẵn từ nhà. Sẽ rất phù hợp với một số bạn trẻ thích đi phượt. Ngồi trên đá, ngắm nhìn khung cảnh xung quanh, nghe tiếng sóng vỗ vào những hòn đá, thật sự tuyệt vời.
Phần lớn đá nứt theo mạch dọc, tạo thành những cột thẳng đứng hoặc xiên, cũng có những đường xiết ngang cắt cột đá thành những hình dạng khác nhau tạo nên các phiến đá đẹp lạ lùng, bí ẩn như ngày nay. Mà đặc sắc là có hàng chục nghìn cột đá hình lục giác, hình tròn hay hình vuông, lớp này xếp lên lớp kia, liên tiếp và khít nhau như bàn tay của vị thần nào đó sắp đặt vậy. Vào năm 1998, địa danh này được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia và được tỉnh Phú Yên khai thác du lịch.