Định hướng phát triển y tế cơ sở trong tình hình mới

Ngày 27/3/2023, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Ngân hàng Thế giới phối hợp tổ chức hội thảo về định hướng phát triển y tế cơ sở trong tình hình mới.
Nam Định: Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển Chính phủ ban hành Nghị định mới giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế trong bệnh viện Đẩy mạnh phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nhằm phát triển kinh tế
Định hướng phát triển y tế cơ sở trong tình hình mới

Vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nói về vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, PGS.TS Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính cho biết, trong 20 năm qua, tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam đã tăng từ 71,3 lên 73,6; tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống giảm từ 26 (năm 2002) xuống 12,1 (năm 2022); với trẻ từ 1-5 tuổi, giảm từ 35 xuống 18,9; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) giảm từ 30,1 (năm 2002) xuống 10,8 (năm 2022); tỷ suất tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống giảm từ 85 (năm 2002) xuống 46 (năm 2022);

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ các loại vaccine tăng từ 89,7 (năm 2002) lên 95 vào năm 2022... Cùng đó, tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ trên toàn quốc đã tăng lên nhanh chóng, đến năm 2022 hiện đang là gần 88% trạm y tế có bác sĩ công tác.

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tăng nhanh từ 16,5% năm 2002 lên 92,04% năm 2022, chi cho y tế cơ sở khoảng 32% tổng số chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Gói dịch vụ y tế cơ bản cho y tế cơ sở đã được ban hành năm 2017 với 76 dịch vụ, 241 thuốc và hiện đang được nghiên cứu tiếp tục mở rộng; Số lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại y tế cơ sở đạt 75% của cả hệ thống y tế (huyện: 58%, xã 17%); Cùng đó số lượng dịch vụ ngày càng tăng khám chữa bệnh y học cổ truyền, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi… Bước đầu quản lý bệnh không lây nhiễm, quản lý sức khỏe người dân tại y tế xã.

Định hướng phát triển y tế cơ sở trong tình hình mới

"Chỉ số bao phủ dịch vụ y tế thiết yếu của y tế cơ sở đạt 70/100 điểm, cao hơn mức trung bình Đông Nam Á (61 điểm), toàn cầu (67 điểm); Chất lượng dịch vụ từng bước được cải thiện. Theo báo cáo PAPI năm 2021 có 54,04% người trả lời hài lòng với dịch vụ của bệnh viện công tuyến huyện" - PGS.TS Phan Lê Thu Hằng cho biết thêm.

Đánh giá về vai trò của y tế cơ sở trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Việt Nam, ông Christophe Lemiere - Giám đốc Ban phát triển con người của Ngân hàng Tthế giới cho biết: đã có những tiến bộ trong phát triển hệ thống y tế cơ sở ở Việt Nam thể hiện thông qua chỉ số bao phủ y tế toàn dân. Chỉ số bao phủ y tế toàn dân của Việt Nam, hiện có mức xếp hạng cao trên thế giới.

Củng cố, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ: từ khi thành lập nước đến nay Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết sách nhằm không ngừng củng cố, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở.

Ngày 22/01/2002, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Chỉ thị số 06 CT/TW về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Đây là một văn bản chỉ đạo quan trọng của Đảng với nội dung riêng về y tế cơ sở, yêu cầu các cấp ủy đảng, các cấp, ngành, đoàn thể quán triệt, nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của mạng lưới y tế cơ sở; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.

Ban Bí thư khóa XI đã chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW và ban hành Kết luận số 126-TB/TW đánh giá những kết quả đạt được, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và định hướng tổ chức triển khai Chỉ thị, tăng cường củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Sau 20 năm thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, Ban Bí thư đã giao Ban cán sự Đảng Bộ Y tế chủ trì chuẩn bị Đề án xây dựng "Chỉ thị về phát triển y tế cơ sở trong tình hình mới", trình Ban Bí thư trong tháng 5/2023.

Thời gian qua, Ban cán sự đảng Bộ Y tế đã xây dựng đề cương, tổng hợp báo cáo, tiếp thu ý kiến của bộ, ngành, địa phương và một số đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Y tế, chuyên gia nhiều kinh nghiệm về y tế cơ sở để hoàn thiện dự thảo hồ sơ đề án lần thứ 3.

Định hướng phát triển y tế cơ sở trong tình hình mới

Ngày 27/3/2023 vừa qua tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Ngân hàng Thế giới phối hợp tổ chức hội thảo về định hướng phát triển y tế cơ sở trong tình hình mới. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và ông Christophe Lemiere - Giám đốc Ban phát triển con người của Ngân hàng Thế giới đồng chủ trì hội thảo.

“Hội thảo được tổ chức nhằm thảo luận các nội dung, để Ban cán sự đảng Bộ Y tế hoàn thiện Chỉ thị của Ban Bí thư với những nhiệm vụ, giải pháp khả thi, phù hợp với bối cảnh, thực trạng, điều kiện kinh tế - xã hội và quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về công tác y tế cơ sở trong tình hình mới” - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá về việc tổ chức thực hiện, kết quả thực hiện; việc chỉ đạo, xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, đề án, chính sách thực hiện Chỉ thị số 06-CT/T. Đồng thời làm rõ nguyên nhân, hạn chế, tồn tại trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai Chỉ thị số 06-CT/TW, Kết luận số 126-TB/TW; kiến nghị các nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn tới.

Các ý kiến tại hội thảo sẽ được Bộ Y tế tiếp thu để xây dựng đề án "Chỉ thị về phát triển y tế cơ sở trong tình hình mới", trình Ban Bí thư trong tháng 5/2023.

Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
Bộ Y tế hướng dẫn phát hiện sớm và can thiệp sớm khuyết tật trẻ em Bộ Y tế hướng dẫn phát hiện sớm và can thiệp sớm khuyết tật trẻ em
Hà Nội yêu cầu thực hiện nghiêm công tác quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế Hà Nội yêu cầu thực hiện nghiêm công tác quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
Thanh tra các cơ sở y tế ngoài công lập lựa chọn giới tính thai nhi Thanh tra các cơ sở y tế ngoài công lập lựa chọn giới tính thai nhi
Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim là hai biến chứng nổi bật của tăng huyết áp

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim là hai biến chứng nổi bật của tăng huyết áp

"Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ biến chứng đột quỵ cao, chỉ thấp hơn Trung Quốc một chút", GS.TS.BS Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, nói tại hội thảo khoa học của Bệnh viện FV, ngày 20/4.
Chuyên gia chỉ 3 cách chọn thịt lợn sạch, tươi ngon, an toàn cho sức khỏe

Chuyên gia chỉ 3 cách chọn thịt lợn sạch, tươi ngon, an toàn cho sức khỏe

Vấn đề tồn dư kháng sinh, chất bảo quản hay chất lượng thịt không đảm bảo luôn được người tiêu dùng quan tâm. Vì thế, việc phân biệt thịt an toàn và thịt không an toàn, bị ôi thiu là điều rất quan trọng với những người nội trợ.
Phân bổ 500.000 liều vắc-xin 5 trong 1 tiêm miễn phí cho trẻ

Phân bổ 500.000 liều vắc-xin 5 trong 1 tiêm miễn phí cho trẻ

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa chuyển 500.000 liều vaccine 5 trong 1 tới các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur trên cả nước, vắc-xin này tiêm miễn phí cho trẻ trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Ăn rau củ trực tiếp hay uống nước ép tốt hơn?

Ăn rau củ trực tiếp hay uống nước ép tốt hơn?

Theo bác sĩ khi ăn rau củ quả nên ăn nguyên chất để cung cấp chất xơ, các loại vitamin, dưỡng chất có trong rau củ cho cơ thể. Khi ép rau củ quả lấy nước uống là chúng ta phải bỏ đi phần bã chứa nhiều chất xơ.
Phú Thọ: Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng toàn diện

Phú Thọ: Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng toàn diện

Với tinh thần đoàn kết, làm việc trách nhiệm của cán bộ, viên chức, người lao độn trong thời gian qua, Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh đã hoàn thành được các nhiệm vụ, kế hoạch, chỉ tiêu được giao, đặc biệt nâng cao chất lượng toàn diện của bệnh viện, xứng đáng là địa chỉ tin cậy trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.
Món ăn sáng tốt hơn nhiều so với bún, phở nhưng người Việt ít dùng

Món ăn sáng tốt hơn nhiều so với bún, phở nhưng người Việt ít dùng

So với các món ăn thường xuyên sử dụng vào bữa sáng như bún, phở, xôi, bánh mì thì yến mạch được các chuyên gia khuyên sử dụng thường xuyên sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Những tác dụng tuyệt vời của nước gạo lứt đối với sức khoẻ

Những tác dụng tuyệt vời của nước gạo lứt đối với sức khoẻ

Nước gạo lứt rang là một loại đồ uống rất thơm, ngon mà lại còn tốt cho sức khỏe. Hiện nay có rất nhiều người sử dụng nước gạo lứt rang uống hàng ngày như một loại thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể.
4 loại rau ngon - bổ - rẻ ít bị phun thuốc

4 loại rau ngon - bổ - rẻ ít bị phun thuốc

Khí hậu nước ta thuộc nhóm nhiệt đới ẩm gió mùa nên có thể trồng được nhiều loại rau củ quả khác nhau. Dưới đây là 4 loại rau dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị phun thuốc được xem là rau “trường thọ”, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên uống nước mía hay nước dừa sẽ tốt hơn?
Hoa Hòe – Vị thuốc giải nhiệt, tăng sức đề kháng

Hoa Hòe – Vị thuốc giải nhiệt, tăng sức đề kháng

Cây hoa hòe màu trắng không chỉ được trồng như một loại cây cảnh để làm đẹp cho khu vườn quanh nhà mà còn làm cây dược liệu. Không chỉ vậy, trà hoa hòe còn giúp chữa nhiều bệnh lý khác nhau như trĩ, huyết áp cao, mất ngủ.
Cà chua - Vị cứu tinh của sức khỏe và sắc đẹp

Cà chua - Vị cứu tinh của sức khỏe và sắc đẹp

Cà chua không những có tác dụng tốt cho sức khỏe mà còn giúp giữ dáng, đẹp da. Tuy nhiên, cách chế biến như thế nào để có thể hấp thu được những giá trị dinh dưỡng một cách tốt nhất, cụ thể hơn là nên ăn sống hay nấu chín thì sẽ tốt hơn đối với sức khỏe?
Giải oan cho gan lợn

Giải oan cho gan lợn

Người xưa có câu: "Thương con thì cho ăn tiết, giết con thì cho ăn gan", từ đó có thể thấy từ bao đời nay dân gian ta xem gan là một thực phẩm nguy hiểm ngang "thuốc độc", có thể đe dọa sức khỏe người ăn. Nhưng sự thật có đúng như vậy không?
Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Lâm Đồng: Tăng cường quản lý chất lượng sầu riêng trước thu hoạch

Lâm Đồng: Tăng cường quản lý chất lượng sầu riêng trước thu hoạch

Lâm Đồng yêu cầu tuyệt đối không lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để chăm sóc sầu riêng ở giai đoạn trước và trong quá trình thu hoạch dễ gây mất an toàn thực phẩm đặc biệt dư lượng kim loại nặng và thuốc BVTV.
Rau lang - loại rau dân dã nhưng cực tốt cho sức khoẻ

Rau lang - loại rau dân dã nhưng cực tốt cho sức khoẻ

Khi nói đến khoai lang, hai phần thường được sử dụng nhiều nhất là củ và lá rau. Trong đó, phần củ được sử dụng phổ biến hơn cả. Với phần rau, dù chứa nhiều dinh dưỡng nhưng người Việt lại ít dùng, thậm chí còn chỉ để chăn nuôi.
Hà Nội ghi nhận thêm 7 trường hợp ho gà

Hà Nội ghi nhận thêm 7 trường hợp ho gà

7 trường hợp mắc ho gà ghi nhận tại 7 quận, huyện gồm Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Hoài Đức, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thạch Thất, Thanh Trì.
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn ngô luộc vào bữa sáng?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn ngô luộc vào bữa sáng?

Ngô luộc là món ăn được nhiều người yêu thích. Có không ít người lựa chọn ăn ngô luộc vào bữa sáng vì đơn giản và tiện dụng. Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn ngô luộc vào bữa sáng?
Mất thị lực, tổn thương não sau khi uống sản phẩm giảm cân mua trên mạng

Mất thị lực, tổn thương não sau khi uống sản phẩm giảm cân mua trên mạng

Người phụ nữ 26 tuổi bị mất thị lực, tổn thương não sau 10 ngày uống sản phẩm có tên gọi Detox Táo mua trên mạng. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc chất cấm Sibutramine bị cấm sử dụng trên người.
Chuyên gia chỉ cách tránh ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Chuyên gia chỉ cách tránh ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại, virus gây bệnh đường ruột phát triển. Thêm vào đó, nhiều người có thói quen xử lý thực phẩm, nấu ăn hoặc bảo quản chưa đúng cách… điều này làm gia tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
5 bệnh thường gặp mùa nắng nóng và cách phòng tránh

5 bệnh thường gặp mùa nắng nóng và cách phòng tránh

Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, gây ra những bệnh như sốt virus, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, viêm da... Vậy nên làm gì để phòng tránh bệnh thường gặp mùa nắng nóng có hiệu quả?
Bữa sáng "thần kỳ" giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả

Bữa sáng "thần kỳ" giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả

Bữa sáng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Dưới đây là những thực đơn giúp người bệnh bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng và kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Thực hư việc dùng bột sắn dây kết hợp với mật ong sẽ gây độc

Thực hư việc dùng bột sắn dây kết hợp với mật ong sẽ gây độc

Sắn dây và Mật ong là hai thực phẩm tốt cho sức khỏe thế nhưng có rất nhiều lời đồn thổi rằng khi pha kết hợp với nhau sẽ gây ngộ độc khiến không ai dám thử. Vậy thực hư là như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Quả sa kê giúp đẹp người, sống khỏe

Quả sa kê giúp đẹp người, sống khỏe

Sa kê là một loại trái cây nhiệt đới được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những tác dụng thú vị về sa kê.
Những nhóm người cần lưu ý khi ăn bánh trôi bánh chay

Những nhóm người cần lưu ý khi ăn bánh trôi bánh chay

Bánh trôi, bánh chay đại diện cho văn hóa lúa nước và là một phần không thể thiếu trong ngày Tết Hàn thực của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, vì 2 loại bánh này chứa nhiều tinh bột và đường nên những người mắc một số bệnh lý cần lưu ý khi ăn.
Tiểu đường có ăn được nho không?

Tiểu đường có ăn được nho không?

Nho là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường có ăn được nho không là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động