Làng Phú Hạnh lưu giữ hồn quê qua món bánh đúc truyền thống Những món ăn nhất định phải thử ở Hà Nội vào mùa đông Lạ đời quán bánh đúc nước lèo đông nghịt khách nhưng chỉ mở bán 5 ngày/tháng |
Khi bạn có dịp ghé tới huyện Phú Xuyên vào cái khoảng thời gian mùa thu mà không khí se lạnh và hanh như thế này thì thật sự tuyệt vời khi thưởng thức một món gì đó nóng hổi và ấm bụng thì bạn không thể bỏ qua một món đặc sản của con người Phú Xuyên, đó là món bánh đúc cá.
Thay vì cách ăn bánh đúc nóng quấy với thịt băm và hành khô thì người dân Phú Xuyên, Hà Nội lại làm bánh đúc với ruốc cá, đây là món ăn đặc biệt của người dân Phú Xuyên.
Bánh đúc cá |
Bánh đúc cá truyền thống và lâu đời của người Phú Xuyên
Món bánh đúc cá đã xuất hiện ở Phú Xuyên rất lâu đời nhưng chỉ còn duy nhất một hộ gia đình còn lưu truyền món ăn này. Đó là bánh đúc cá gia truyền của nhà cô Hà Miện, đã được lưu từ đời bà của cô sang đến đời cô, cô đã làm và bán món ăn này cũng đã được 18 năm nay, nên đã trở thành một thương hiệu của cô, người ta nhắc đến bánh đúc cá là nhớ đến bánh đúc cá nhà cô miện.
Trước kia cô hay bán bánh đúc cá ở gốc cây đa chợ Thao Chính, nhưng hiện nay cô đã chuyển về bán tại gia. Vị trí của quán cô Miện ở số 56 chợ Thao Chính là nhà ở của cô cũng là nơi cô bán hàng, và Thao Chính cũng là nơi trung tâm của huyện Phú Xuyên, với vị trí gần ngay quốc lộ 1A là trục đường chính lưu thông của các tỉnh phía miền Trung và Miền nam lên với Hà Nội.
Ngôi nhà nhỏ và vài chiếc ghế cái bát là nơi biết bao thế hệ học sinh đã khắc ghi dấu ấn với món bánh đúc cá này, quán của cô chỉ mở vào buổi chiều, là khoảng thơi gian mà các em học sinh và cơ quan tan làm, có thời gian ghé qua ăn nhẹ bát bánh đúc cá cho buồi chiều, quán cô rất đắt khách, nhiều khi cô còn không có bánh để bán, cũng rất nhiều người phải đặt trước thì mới có bánh để ăn.
Dù bánh đúc của cô đắt hàng như vậy nhưng Những bát bánh đúc cá được cô Miện bán với giá rất phù hợp với nhu cầu của học sinh và người dân ở đây, được chia ra làm hai loại: người lớn thì 10.000đ/1 bát và học sinh chỉ 5.000đ/bát, có thể cho rằng cái giá rất phải chăng.
Quán bánh đúc gia truyền của cô Miện |
Giá cả rất hợp lý và dễ tiếp cận được mọi người coi như một món ăn vặt và ăn nhẹ trước bữa tối, rất được ưa chuộng của người dân phú xuyên và khách du lịch.
Nguyên liệu và cách làm bánh đúc cá của người Phú Xuyên
Nguyên liệu cần để làm nên món bánh đúc cá độc lạ của người Phú Xuyên: Ta cần gạo khang dân, nước vôi trong, cá trôi hoặc cá quả, hạt tiêu nước mắm, mỡ lợn.
Để làm loại bánh đúc cá chuẩn vị của người Phú Xuyên người làm cần rất kì công, cần tìm loại gạo khang dân ngon nhất, gạo được đãi sạch rồi để ngâm trong nước 2-3 tiếng cho hạt mềm rồi mới mang đi xay bột.
Bánh đúc nóng hổi mới ra lò |
Lưu ý: Không nên làm với gạo thơm hay gạo dẻo vì bánh sẽ nát và không ngon bằng gạo khang dân.
Để cho bánh có độ dẻo dai dai, giòn giòn thì ta dùng nước vôi trong, nước vôi trong được tôi trong bể nước để lắng 1-2 hôm rồi lấy phần nước trong, đây chính là phần quan trọng không thể thiếu trong khi làm bánh đúc.
Tuỳ loại bếp mà người nấu cần tuỳ chỉnh lửa sao cho nhỏ liu riu và quấy bột đều tay để bột keo lại thành bánh chín từ từ càng quấy càng dẻo và càng ngon. Tiếp tục nấu cho đến khi bánh có thể kéo sợ dòng dài không đứt là được, nhưng để bánh chín kĩ và ngon thì ta cần đậy vung ủ bánh om trong khoảng 1 giờ đồng hồ để bánh chín kĩ và được ngon hơn.
Trong thời gian đợi bánh thì chúng ta đi làm cá, cá quả hoặc cá trôi tươi đều được, ta làm sạch cá và mang đi luộc chín và lọc sạch xương lấy phần thịt mang đi ướp với hạt tiêu và nước mắm trong vòng 10 phút, đun nóng một chút mỡ lợn rồi cho phần thịt cá vào rang, trong khi rang cần dùng một chiếc môi hoặc thìa để chà mạnh lên miếng thịt cá cho thịt tơi ra và bông lên thành ruốc.
Lưu ý: Không nên rang cá quá khô, vì khô quá ruốc không ngon, cũng không nên rang quá ướt vì ướt quá thì ruốc sẽ không ngon và sẽ bị mốc không để được lâu.
Bánh đúc cá thêm vài thìa ruốc cá thơm ngon và thìa nước mắm tiêu tạo vị đậm đà thơm ngon cay cay, khiến ai đã một lần nếm thử cũng không thể nào quên món quà quê dân giã này của người Phú Xuyên.