'Ma trận' nguồn gốc sản phẩm Ngô nếp, Bắp nếp Đại Việt - Bài 2:

Đây có phải là các sản phẩm của Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt?

Dù trên bao bì ghi là sản phẩm của Công ty TNHH Quốc tế Đặc Sản Việt, được sản xuất tại Công ty TNHH TM - XNK Hưng Phát Lộc (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) và một sản phẩm ghi được đóng gói tại Cơ sở sản xuất Triệu Văn Mỹ (huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định). Tuy nhiên cả 2 đơn vị trên đều khẳng định không liên quan tới các sản phẩm này.
Phát hiện gần 500 kg nguyên liệu trà sữa và giày dép không rõ nguồn gốc xuất xứ Hà Nội: Phát hiện 36.000 gói xúc xích và nhiều thùng bánh kẹo nhập lậu 'Ma trận' nguồn gốc sản phẩm Ngô nếp Đại Việt

Đâu là nơi đóng gói, sản xuất?

Như Tạp chí Thương hiệu & Sản phẩm đã thông tin về 'ma trận' nguồn gốc của sản phẩm ngô nếp Đại Việt (ghi là sản phẩm của Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt).

Cụ thể bà T.T.H cho biết, ngày 8/11/2022 bà mua hơn 1.000 gói sản phẩm ngô nếp Đại Việt, Ngô nếp Nữ Hoàng, Bắp nếp Đại Việt giá trị hơn 30.000.000 vnđ (hơn ba mươi triệu đồng) để đi làm quà biếu và tiếp khách tại một số cửa hàng trên địa bàn TP Hà Nội.

Trên bao bì gói ngô nếp Đại Việt, Ngô nếp Nữ Hoàng có thể hiện: Sản phẩm của Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt đóng gói tại Cơ sở sản xuất Triệu Văn Mỹ (địa chỉ ở xã Mỹ Thịnh, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định). Sản phẩm Ngô nếp Nữ Hoàng được ghi là sản xuất tại Công ty TNHH TM - XNK Hưng Phát Lộc (địa chỉ số 13 đường Thành Công, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh).

Đây có phải là các sản phẩm của Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt?
Sản phẩm Bắp nếp Đại Việt (ghi sản xuất tại Công ty TNHH TM-XNK Hưng Phát Lộc) và là sản phẩm của Công ty TNHH Quốc tế Đặc Sản Việt. Tuy nhiên Công ty Hưng Phát Lộc khẳng định không liên quan đến sản phẩm trên.

Theo yêu cầu của bà H., đại diện Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt đưa ra hai văn bản bao gồm: Giấy tờ có ghi tên Công ty Ngô Minh Dương tại xã Lộc An - TP Nam Định, tuy nhiên tên công ty này không in trên bao bì của sản phẩm ngô nếp Đại Việt. Thứ hai là giấy tờ về vệ sinh ATTP của cơ sở Triệu Văn Mỹ (xã Mỹ Thịnh, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định).

Ở bài viết trước Thương hiệu & Sản phẩm đã thông tin, Cục Quản lý thị trường tỉnh Nam Định xác định: Cơ sở kinh doanh thuộc hộ kinh doanh Triệu Văn Mỹ không ký hợp đồng và cũng không nhận gia công, đóng gói sản phẩm ngô nếp tươi sấy Đại Việt, trọng lượng 160gr của Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt. Tại cơ sở cũng không cất giữ, lưu trữ bất kỳ sản phẩm, tem nhãn, bao bì nào liên quan đến sản phẩm ngô nếp tươi sấy Đại Việt của Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt.

Căn cứ theo thông tin in trên bao bì sản phẩm Bắp nếp Đại Việt của Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt, bà H. đã liên hệ trực tiếp qua điện thoại với Công ty TNHH TM - XNK Hưng Phát Lộc (địa chỉ số 13 đường Thành Công, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh). Công ty TNHH TM - XNK Hưng Phát Lộc khẳng định không sản xuất loại mặt hàng Bắp nếp Đại Việt. Sau đó, bà H. có đề xuất đặt hàng sản phẩm Bắp nếp Đại Việt nhưng Công ty TNHH TM - XNK Hưng Phát Lộc không nhận và cũng chưa biết khi nào sẽ sản xuất mặt hàng này.

PV Thương hiệu & Sản phẩm cũng liên hệ với Công ty TNHH TM - XNK Hưng Phát Lộc để xác minh và phía đơn vị này khẳng định không hề biết tới sản phẩm có tên Bắp nếp Đại Việt, cũng không liên quan gì tới Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt.

Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt – bài 2: Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có thể bị xử lý hình sự
Đại lý Mạnh Mai cung cấp phiếu giao nhận và thanh toán của công ty TNHH Đặc Sản Việt

Ngoài ra, để xác thực thông tin, PV đã tìm đến 2 cửa hàng trên và cả đại diện 2 cửa hàng đều xác nhận giấy tờ, hóa đơn bán lẻ đó là cửa hàng xuất cho khách hàng. Đáng chú ý, Đại lý Mạnh Mai còn cung cấp thêm cho PV phiếu giao hàng và thanh toán của Công ty TNHH Đặc sản Việt (ghi địa chỉ xuất hàng tại số 77 Quang Tiến, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

PV đã liên hệ với Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt (qua số điện thoại trên bao bì) đề nghị được trao đổi để có thông tin khách quan, đa chiều. Người bắt máy cho biết đúng là người bên Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt, nhưng từ chối làm việc.

Một mã vạch được cấp cho 2 đơn vị sản xuất?

Quan sát thực tế trên bao bì, Sản phẩm Ngô nếp Đại Việt (đóng gói tại cơ sở Triệu Văn Mỹ địa chỉ tại huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) và sản phẩm Bắp nếp Đại Việt (sản xuất tại Công ty TNHH TM - XNK Hưng Phát Lộc) có cùng một ngày sản xuất và dường như cũng cùng một mã vạch của một đơn vị được cấp.

Sản phẩm Ngô nếp tươi Nữ hoàng (đóng gói tại cơ sở Triệu Văn Mỹ địa chỉ tại tỉnh Nam Định) và sản phẩm Bắp nếp Đại Việt (do Công ty TNHH TM - XNK Hưng Phát Lộc sản xuất, địa chỉ tại quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) dường như có cùng mã vạch của một đơn vị được cấp, cùng một số Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là: 0091/2017/NNPTNT-NĐ (thể hiện Chứng nhận do Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định cấp); Xác nhận công bố ngày 10/2018/MD.

Đây có phải là các sản phẩm của Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt?
Sản phẩm Ngô nếp Đại Việt (ghi đóng gói tại CSSX Triệu Văn Mỹ (Mỹ Thịnh - Mỹ Lộc - Nam Định) và Bắp nếp Đại Việt (ghi sản xuất tại Công ty TNHH TM-XNK Hưng Phát Lộc) và đều được ghi là sản phẩm của Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt có cùng ngày sản xuất và mã vạch?

Theo quy định về trình tự đăng ký cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, hộ kinh doanh cần thực hiện các bước sau: Hộ kinh doanh phải nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp như kể trên; Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, sau đó giải quyết hồ sơ đăng ký; Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Vậy nếu đúng thì không hiểu sao Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trên bao bì của Ngô nếp tươi Nữ hoàng đóng gói tại Nam Định và Bắp nếp Đại Việt sản xuất tại TP Hồ Chí Minh lại trùng cả số và đơn vị cấp?. Mặc dù bao bì sản phẩm được ghi là nơi sản xuất, đóng gói, thế nhưng cả cơ sở Triệu Văn Mỹ và Công ty TNHH TM - XNK Hưng Phát Lộc đều khẳng định không liên quan tới các sản phẩm này. Đây là những vấn đề mà các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc xác minh để làm rõ nguồn gốc sản phẩm, qua đó đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng cũng như bảo vệ cho thương hiệu Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt (nếu có).

Doanh nghiệp cần chủ động, nâng cao trách nhiệm trong công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu.

Thời gian qua, bên cạnh một số doanh nghiệp tích cực trong công tác chống hàng giả, hàng nhái thì cũng còn không ít những doanh nghiệp tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến vấn đề này, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn cố tình che giấu thông tin về sản phẩm bị làm giả vì sợ ảnh hưởng đến uy tín của mình. Điều này gây khó khăn rất lớn cho công tác điều tra xử lý của cơ quan chức năng.

Doanh nghiệp thờ ơ với hàng kém chất lượng, người gánh hậu quả cuối cùng vẫn là người tiêu dùng. Ngược lại, khi vấn nạn hàng giả có cơ hội để phát triển, doanh nghiệp sẽ dần mất thị trường và khách hàng, từ đó doanh số bán hàng cũng giảm mạnh.

Vì vậy doanh nghiệp cần phối hợp với cơ quan chức năng và các cơ quan truyền thông để phát hiện và cung cấp thông tin về hàng giả cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp cũng cần phổ biến thông tin cảnh báo rộng rãi giúp người tiêu dùng nhận diện hàng thật, hàng giả, hạn chế thiệt hại cho khách hàng và góp phần ngăn chặn hàng hóa giả mạo. Thực tế cho thấy, nếu doanh nghiệp tích cực và có quyết tâm trong vấn đề này thì tình trạng hàng giả, hàng nhái sẽ bị hạn chế đáng kể.

Tại Tọa đàm “Chung tay chống hàng lậu, hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp, quyền lợi người tiêu dùng” do Tạp chí Hải quan tổ chức ngày 2/12/2022. Bà Phan Thị Việt Thu - Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TPHCM cho rằng: “Việc hợp tác chống hàng giả, hàng lậu là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi của doanh nghiệp, vì đó cũng nhằm bảo vệ thương hiệu và sự nghiệp kinh doanh của chính mình. Thế nhưng, trên thực tế không ít doanh nghiệp lại e ngại thương hiệu bị ảnh hưởng vì liên quan đến việc hàng hoá bị làm giả nên khi được mời đến cơ quan chức năng để xác nhận hàng giả thì từ chối”.

Như vậy, liên quan đến nội dung Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm và người tiêu dùng đã thông tin. Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt cũng nên sớm có thông tin chính thức để bảo vệ thương hiệu của mình cũng như các cơ quan chức năng và người tiêu dùng được biết về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.

Các cơ quan chức năng cần làm rõ đây có phải là sản xuất, buôn hàng hàng giả theo Bộ luật hình sự

Liên quan đến nội dung trên, Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh thông luật nhận định: Theo nội dung Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm và người tiêu dùng cung cấp thì đã có dấu hiệu của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm quy định tại Điều 193 Bộ luật hình sự 2015. Hành vi này xâm phạm nghiêm trọng trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc sản xuất, buôn bán hàng hóa, chống hàng giả. Đối tượng tác động của tội phạm này là lương thực, thực phẩm, chất phụ gia không phải là thật (hàng giả).

Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt – bài 2: Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có thể bị xử lý hình sự

Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh thông luật

Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng, “hàng giả” gồm: Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa; Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Như vậy, hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa… được xem là hàng giả.

Hành vi buôn bán hàng giả có thể bị xử lý theo Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 42 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả như sau:

Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Theo Luật sư Diệp Năng Bình, hậu quả của hành vi sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm, phụ gia giả là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội như: Tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Hậu quả trực tiếp của hành vi phạm tội là xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp, gây thiệt hại đến lợi ích vật chất, uy tín của doanh nghiệp có sản phẩm, hàng hóa bị người phạm tội sản xuất hoặc buôn bán hàng giả. Hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tội phạm hoàn thành khi có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia xảy ra.

Văn Hoàng - Quang Hiếu

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

QLTT An Giang kiểm tra tiệm vàng lớn nhất thành phố Long Xuyên phát hiện nhiều vi phạm

QLTT An Giang kiểm tra tiệm vàng lớn nhất thành phố Long Xuyên phát hiện nhiều vi phạm

Sau khi tiến hành lập vi bằng trên tài khoản Facebook livestream bán hàng có dấu hiệu vi phạm, ngày 2/4, Tổ chuyên trách về thương mại điện t - Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã nhanh chóng xác định địa điểm kinh doanh thuộc sở hữu của Công ty TNHH Kim Hương Dinh - tiệm vàng lớn nhất thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Thanh Hoá: Xử lý 704 vụ gian lận thương mại và hàng giả thu gần 18,8 tỷ đồng

Thanh Hoá: Xử lý 704 vụ gian lận thương mại và hàng giả thu gần 18,8 tỷ đồng

Theo số liệu công bố từ Ban Chỉ đạo Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Thanh Hoá (Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hoá), trong đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các lực lượng thuộc ban chỉ đạo 389 tỉnh đã phát hiện và xử lý 704 vụ vi phạm.
Quảng Bình: Tạm giữ lô hàng điện tử cũ trị giá gần 400 triệu đồng

Quảng Bình: Tạm giữ lô hàng điện tử cũ trị giá gần 400 triệu đồng

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 7 tỉnh Quảng Bình phát hiện ô tô tải vận chuyển 415 sản phẩm máy tính xách tay và phụ kiện các loại đã qua sử dụng, do nước ngoài sản xuất, thuộc diện cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Đà Nẵng: Phát hiện xe tải chở 1.550 túi xách không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đà Nẵng: Phát hiện xe tải chở 1.550 túi xách không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội Quảng lý thị trường (QLTT) số 2 thành phố Đà Nẵng phát hiện xe tải chở 1.550 túi xách nhập lậu và tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên.
Gia Lai: Khởi tố 23 vụ buôn lậu, gian lân thương mại

Gia Lai: Khởi tố 23 vụ buôn lậu, gian lân thương mại

Kết quả quý I năm 2024, các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Gia Lai đã phát hiện, kiểm tra, bắt giữ và xử lý 467 vụ với 456 đối tượng (trong đó khởi tố hình sự 23 vụ, với 37 đối tượng; xử phạt hành chính 270 vụ). Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là hơn 5 tỷ đồng.
Phú Yên: Tạm giữ hơn 33.000 sản phẩm bánh kẹo không hóa đơn chứng từ

Phú Yên: Tạm giữ hơn 33.000 sản phẩm bánh kẹo không hóa đơn chứng từ

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 tỉnh Phú Yên phát hiện xe tải chở hơn 33.000 sản phẩm thực phẩm nhãn bằng tiếng nước ngoài, không hóa đơn chứng từ.
Bình Định: Phát hiện hàng chục tấn đường nhập lậu

Bình Định: Phát hiện hàng chục tấn đường nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Định phát hiện tổng 74 tấn đường có tổng giá trị hơn 1,2 tỷ đồng, không có hóa đơn chứng từ.
Nghệ An: Tạm giữ lô dao cạo râu giả thương hiệu tại 1 siêu thị

Nghệ An: Tạm giữ lô dao cạo râu giả thương hiệu tại 1 siêu thị

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 11 tỉnh Nghệ An phát hiện 1 siêu thị bày bán hàng chục sản phẩm dao cạo râu và lưỡi cạo râu gắn nhãn hiệu Gillete Vector và Agirlet super men.
Cần Thơ: Xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, Nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng

Cần Thơ: Xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, Nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng

Cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Cần Thơ đã kiểm tra 194 vụ, xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng trong quý I/2024.
Sóc Trăng: Tiêu hủy 12.000 bao thuốc lá nhập lậu

Sóc Trăng: Tiêu hủy 12.000 bao thuốc lá nhập lậu

Lực lượng chức năng phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Sóc Trăng tiến hành tiêu hủy 12.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu.
Vĩnh Phúc: Xử phạt 50 triệu đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Vĩnh Phúc: Xử phạt 50 triệu đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi tiếp tục kinh doanh xăng dầu sau khi giấy phép kinh doanh xăng dầu đã hết hiệu lực.
Quảng Ninh: Kiểm tra 18 cơ sở kinh doanh vàng, phát hiện 12 vi phạm

Quảng Ninh: Kiểm tra 18 cơ sở kinh doanh vàng, phát hiện 12 vi phạm

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các Đội QLTT tiến hành rà soát và kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn toàn tỉnh.
Hưng Yên: Xử phạt 50 triệu đồng 1 công ty kinh doanh thép không rõ nguồn gốc

Hưng Yên: Xử phạt 50 triệu đồng 1 công ty kinh doanh thép không rõ nguồn gốc

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 5 tỉnh Hưng Yên phối hợp với Phòng PC03 thu giữ 3 tấn thép không gỉ không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Cách nào ngăn chặn hàng giả trên các sàn thương mại điện tử?

Cách nào ngăn chặn hàng giả trên các sàn thương mại điện tử?

Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 25% và nằm trong top đầu của thế giới. Sự phát triển của thương mại điện tử được các chuyên gia đánh giá là nhanh, nhưng vẫn còn nhiều rào cản. Đặc biệt, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của các thương hiệu kinh doanh chân chính nói riêng và toàn bộ nền kinh tế thương mại điện tử nói chung.
Quảng Bình: Xử phạt 90 triệu đồng, tịch thu máy phát điện nhập lậu hơn 1,2 tỷ đồng

Quảng Bình: Xử phạt 90 triệu đồng, tịch thu máy phát điện nhập lậu hơn 1,2 tỷ đồng

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 7 tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Quảng Ngãi: Phát hiện xe tải vận chuyển hơn 33.000 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Quảng Ngãi: Phát hiện xe tải vận chuyển hơn 33.000 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 tỉnh Quảng Ngãi phát hiện phương tiện ô tô tải vận chuyển hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu DOVE, P/S, SUNSILK của Công ty Unilever.
Quảng Ninh: Xử phạt 70 triệu đồng vì bán bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quảng Ninh: Xử phạt 70 triệu đồng vì bán bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh kiểm tra 1 cơ sở kinh doanh phát hiện 500 gói thực phẩm gồm bánh, kẹo, mứt… không rõ nguồn gốc xuất xứ có tổng trị giá gần 50 triệu đồng.
TP.HCM: Tiêu hủy gần 42.000 sản phẩm vi phạm

TP.HCM: Tiêu hủy gần 42.000 sản phẩm vi phạm

Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM tiến hành tiêu hủy 41.317 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tổng trị giá hơn 1.4 tỷ đồng.
Tây Ninh: Xử phạt hộ kinh doanh buôn bán 210 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Tây Ninh: Xử phạt hộ kinh doanh buôn bán 210 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 đã tiến hành xử phạt hộ kinh doanh 7,5 triệu đồng về hành vi buôn bán 210 bao thuốc lá điếu nhập lậu.
Phú Thọ: Phát hiện gần 100 sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phú Thọ: Phát hiện gần 100 sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 6 kiểm tra 1 cơ sở kinh doanh phát hiện 100 sản phẩm máy hút thuốc lá điện tử và tinh dầu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Đắk Lắk: Tiêu hủy hơn 500kg thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đắk Lắk: Tiêu hủy hơn 500kg thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk giám sát tiêu hủy hơn 500kg thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chủ yếu là các loại cá hấp, chả mực, râu bạch tuộc, ngọc kê gà…
Phú Yên: Tạm giữ 16.000 sản phẩm quần áo, dép không hóa đơn, chứng từ

Phú Yên: Tạm giữ 16.000 sản phẩm quần áo, dép không hóa đơn, chứng từ

Đội Quản lý thị trường số (QLTT) 1 tỉnh Phú Yên phát hiện xe tải chở 16.000 sản phẩm có nhãn bằng tiếng nước ngoài không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
Đồng Tháp: Phát hiện 4500 sản phẩm phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa

Đồng Tháp: Phát hiện 4500 sản phẩm phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 tỉnh Đồng Tháp tiến hành khám phương tiện vận chuyển 4.500 sản phẩm phân bón các loại trên nhãn hàng hóa ghi không đúng các nội dung bắt buộc hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa.
Lạng Sơn: Phát hiện phương tiện vận chuyển hơn 1.700 sản phẩm nhập lậu

Lạng Sơn: Phát hiện phương tiện vận chuyển hơn 1.700 sản phẩm nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 6 tỉnh Lạng Sơn đã kiểm tra xe ô tô khách mang biển số 29B-141.19 và phát hiện hơn 1.700 sản phẩm nhập lậu không có hóa đơn, chứng từ.
Tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá nhập lậu ở Bình Định

Tiêu hủy gần 10.000 bao thuốc lá nhập lậu ở Bình Định

Nhà chức trách tỉnh Bình Định vừa tổ chức tiêu huỷ gần 10.000 gói thuốc lá ngoại nhập lậu, hết hạn sử dụng bị tịch thu các loại thuộc diện tiêu hủy.
TP.HCM: Phát hiện gần 800 sản phẩm mỹ phẩm giả mạo

TP.HCM: Phát hiện gần 800 sản phẩm mỹ phẩm giả mạo

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 TP Hồ Chính Minh phát hiện 748 sản phẩm mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu TRANSINO, Vaseline và Lu Lan Zi.
Realme Narzo 70 Pro 5G ra mắt với thiết kế trẻ trung, camera 108MP

Realme Narzo 70 Pro 5G ra mắt với thiết kế trẻ trung, camera 108MP

Realme đã chính thức giới thiệu Narzo 70 Pro 5G tại Ấn Độ, mang đến thiết kế bắt mắt, hiệu năng mạnh mẽ và camera ấn tượng.
An Giang: Tạm giữ hàng hóa vi phạm trị giá hơn 700 triệu đồng

An Giang: Tạm giữ hàng hóa vi phạm trị giá hơn 700 triệu đồng

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 tỉnh An Giang đã kiểm tra và phát hiện 3 phương tiện vận chuyển hàng háo nhập lậu, hàng háo không rõ nguồn gốc, không hóa đơn chứng từ.
Tuyên Quang: Tiêu hủy hơn 1,3 tấn mỡ lợn không rõ nguồn gốc

Tuyên Quang: Tiêu hủy hơn 1,3 tấn mỡ lợn không rõ nguồn gốc

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 tỉnh Tuyên Quang tiến hành giám sát tiêu hủy 1.385 kg mỡ lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ, trị giá gần 50.000.000 đồng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động