Điều gì xảy ra nếu bạn thường xuyên nhịn ăn sáng? Lạc chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe Tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng từ các loại thịt |
Lựa chọn thực phẩm và xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng là rất quan trọng. Nếu bạn ăn những thực phẩm không tốt trong thời gian ngắn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Tuy nhiên, một chế độ ăn uống nghèo nàn khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cần thiết trong một thời gian dài sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng.
Những thay đổi của cơ thể là những lời cảnh báo về các vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải, trong đó bao gồm tình trạng thiếu vitamin hay một dưỡng chất quan trọng nào đó. Dưới đây là những dấu hiệu thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bạn đừng nên bỏ qua:
Thiếu canxi gây tê, ngứa ran ngón tay
Theo Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH), canxi giúp xương chắc khỏe, kiểm soát chức năng cơ và thần kinh. Thiếu hụt canxi và vitamin D có thể gây loãng xương. Dấu hiệu thiếu canxi nghiêm trọng bao gồm tê ngón tay, ngứa ran, nhịp tim bất thường.
Người lớn cần dung nạp 1.000mg canxi mỗi ngày, phụ nữ trên 50 tuổi và nam giới trên 70 tuổi cần 1.200mg canxi. Sữa, sữa chua, phô mai, ngũ cốc tăng cường, các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn, bông cải xanh giàu vi chất này.
Cơ thể mệt mỏi có thể do thiếu vitamin D
Làm việc quá sức, quá căng thẳng hay không ngủ đủ giấc có thể khiến bạn mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu bạn không gặp phải những vấn đề nêu trên mà vẫn cảm thấy mệt mỏi thì nguyên nhân có thể do bệnh lý. Bên cạnh đó, đây cũng có thể là dấu hiệu thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin D.
Vitamin D được tạo ra trong cơ thể khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu ngồi trong nhà quá lâu và không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc sống trong những môi trường thời tiết thiếu nắng, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và rất khó chịu.
Rụng tóc nhiều
Rụng tóc xảy ra thường xuyên, đặc biệt là với nữ giới. Mỗi ngày rụng 100 sợi tóc cũng có thể được xem là điều bình thường. Nhưng nếu bạn thấy những chùm tóc lớn trên gối mỗi khi thức dậy hoặc trong phòng tắm, có thể bạn đang thiếu chất sắt và canxi.
Để chắc chắn về tình trạng này, bạn nên đi khám, xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh đồng thời điều trị sớm để hạn chế những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng.
Để khắc phục tình trạng đó, bạn có thể bổ sung những loại thực phẩm giàu chất sắt hơn, ví dụ như: Thịt bò nạc, Gia cầm, Rau chân vịt (hay còn gọi là cải bó xôi), Đậu, Hạt điều,....
Rất nhiều loại thực phẩm khác cũng có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này. Bạn hãy tham khảo thêm tư vấn của bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp hơn với cơ thể của bạn.
Bị bỏng rát trong miệng
Dù không ăn đồ cay, nóng nhưng trong miệng của bạn lại có cảm giác bị khô và tê, giống như bị bỏng rát thì rất có thể là do bạn đang bị thiếu vitamin B. Bạn không nên chủ quan về tình trạng này.
Vitamin B là một nhóm gồm 8 loại vitamin tan trong nước. Các vitamin B có trong nhiều nguồn thực phẩm khác nhau như ngũ cốc, chuối, đậu, thịt động vật, rau xanh,... Mỗi loại vitamin đều có tác dụng và vai trò khác nhau liên quan đến quá trình trao đổi chất của tế bào, sự phát triển của hệ thần kinh cũng như các cơ quan khác trong cơ thể bao gồm máu, da và tóc.
Thiếu kali gây yếu cơ, táo bón
Kali giúp duy trì hoạt động của tim, dây thần kinh và cơ bắp, cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào, đồng thời loại bỏ chất thải khỏi cơ thể. Cùng với natri, kali cũng có vai trò cân bằng huyết áp.
Thiếu kali trong thời gian ngắn có thể do tiêu chảy, nôn mửa, đổ nhiều mồ hôi, dùng thuốc kháng sinh, nhuận tràng hoặc thuốc lợi tiểu... Người thiếu kali có thể yếu cơ, co giật hoặc chuột rút; táo bón; ngứa ran và tê chân tay; nhịp tim bất thường hoặc đánh trống ngực...
Một số nguồn cung kali tự nhiên gồm chuối, khoai lang, bơ, sữa, bí đỏ và các loại đậu. Nam giới trưởng thành cần 3.400mg, trong khi với phụ nữ là 2.600mg kali mỗi ngày.
Khô da
Khô da là dấu hiệu cơ thể thiếu chất vitamin A. Nó có tác dụng làm phát triển và duy trì các mô bao phủ mọi bề mặt của cơ thể từ trong ra ngoài. Khi thiếu vitamin A, da và môi của bạn có thể bị khô và tróc vảy. Để bổ sung được nhiều chất dinh dưỡng này, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm như: Cải bó xôi, Cải xoăn, Khoai lang, Cà rốt, Dưa hấu,...
Mụn trứng cá hoặc thường xuyên nổi mẩn
Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này, trong đó bao gồm các bệnh lý về gan, bất thường về nội tiết, stress, thói quen nặn mụn hay thường xuyên đưa tay lên mặt. Ngoài ra, mụn trứng cá cũng có thể do cơ thể bị thiếu kẽm hoặc người bệnh thường xuyên uống bia rượu, ăn những đồ chế biến sẵn.
Nứt khóe miệng thường do khô da và khi dùng kem dưỡng môi
Tình trạng này sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, nếu các vết nứt ở khóe miệng thường xuyên xảy ra ở 2 bên, tình trạng này không được cải thiện dù bạn đã sử dụng kem dưỡng da mà còn có nguy cơ loét và hình thành sẹo sau này thì có thể cơ thể bạn đang bị thiếu vitamin B hoặc sắt.
Thiếu sắt nhịp tim nhanh, tay chân lạnh
Sắt cần thiết cho quá trình tạo ra các tế bào hồng cầu, mang oxy đi khắp cơ thể. có nguy cơ thiếu sắt gồm phụ nữ đang có kinh nguyệt, trẻ em đang lớn, phụ nữ mang thai, người theo chế độ ăn thuần chay.
Cơ thể thiếu sắt dễ suy nhược, mệt mỏi, khó thở, nhịp tim nhanh, da nhợt nhạt, nhức đầu, tay chân lạnh, lưỡi đau hoặc sưng, móng giòn... Các triệu chứng ban đầu thường ở thể nhẹ, khó nhận biết, nhưng khi lượng sắt dự trữ ngày càng cạn kiệt thì chúng trở nên rõ rệt hơn.
Ăn ngũ cốc tăng cường, thịt bò, hàu, các loại đậu, rau bina giúp bổ sung lượng sắt cho cơ thể. Nam giới và phụ nữ trên 50 tuổi cần 8mg sắt mỗi ngày, phụ nữ trưởng thành dưới 50 tuổi là 18mg mỗi ngày.
Móng lõm thìa
Móng lõm hình thìa là hiện tượng phần giữa của móng tay có hình dạng giống như một chiếc thìa, móng bị vênh lên ở hai cạnh và lõm xuống ở giữa. Khi cơ thể cần thêm chất sắt, móng tay của bạn có thể trở nên mềm và cong ra khỏi mép. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh huyết sắc tố, một tình trạng khiến cơ thể bạn hấp thụ quá nhiều chất sắt. Trẻ sơ sinh có thể mắc phải tình trạng móng lõm thìa, nhưng nó sẽ mất đi khi chúng trẻ lớn lên. Nếu bạn gặp phải trình trạng này, hãy đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm máu và tìm ra nguyên nhân.
Thường xuyên có vết bầm tím trên da
Thiếu vitamin C có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Khi bị thiếu vitamin C, sự hình thành sợi collagen có thể bị ảnh hưởng rất nhiều và từ đó ảnh hưởng đến việc gắn kết các tế bào da, làm tăng nguy cơ xuất hiện những vết bầm tím không phải do chấn thương hay va đập.
Thường xuyên chảy máu lợi, vết thương trên da lâu lành
Thiếu vitamin C có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bên cạnh đó, những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải các triệu chứng bất thường này là người hay hút thuốc, phụ nữ mang thai hay do các bệnh lý tổn thương khác.
Thiếu magiê gây chán ăn, buồn nôn
Magiê giúp hỗ trợ sức khỏe xương và quá trình sản xuất năng lượng. Người lớn cần 310-420mg magiê mỗi ngày, tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi. Thiếu magiê có thể gây chán ăn, buồn nôn và nôn, mệt mỏi, suy nhược. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, nó cũng gây tê, ngứa ran, chuột rút, co thắt cơ, nhịp tim không đều hoặc co thắt mạch vành.
Một số loại thuốc (kháng sinh, lợi tiểu) hay các tình trạng sức khỏe (tiểu đường type 2, bệnh Crohn) có thể hạn chế sự hấp thu magiê. Để cơ thể nhận được nhiều dưỡng chất này hơn, nên ăn nhiều hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng, rau bina, đậu đen và đậu nành.
Thờ ơ, hờ hững
Việc thiếu chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến tinh thần cũng như cơ thể của bạn. Vitamin B, folate (vitamin B9), còn được gọi là axit folic giúp cơ thể bạn tạo ra các tế bào hồng cầu và tạo ra các chất hóa học điều chỉnh mô hình giấc ngủ và tâm trạng. Khi không có đủ, bạn có thể cảm thấy đãng trí, yếu ớt và thờ ơ. Điều này có thể làm bạn thiếu năng lượng và nhiệt huyết, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và các hoạt động thường ngày. Theo đó, bạn có thể bổ sung folate bằng những thực phẩm như Ngũ cốc dinh dưỡng, đậu xanh, măng tây, rau chân vịt (hay còn gọi là cải bó xôi)
Bạn cần bổ sung các loại vitamin này hằng ngày để luôn giữ mức năng lượng cần thiết cho các hoạt động hằng ngày.
Thiếu vitamin D làm loãng xương, hỏng răng
Ra mồ hôi trộm nhiều, rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ. Thiếu vitamin D gây rối loạn hấp thu canxi và phospho, có thể gây ra những biểu hiện cấp hoặc gây rối loạn lâu dài ở hệ xương răng của trẻ em cũng như còi xương, chậm liền thóp, hỏng men răng, loãng xương ở người lớn.
Đặc biệt khi thiếu canxi và vitamin D sẽ gây ra tình trạng nhiều mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, và ngủ không yên giấc ở trẻ nhỏ.
Thực phẩm giàu vitamin D có trong sữa, dầu gan cá tuyết, lòng đỏ trứng, quả bơ,…
Bên cạnh việc áp dụng chế độ ăn lành mạnh và rèn luyện sức khỏe, bạn nên thường xuyên khám sức khỏe để có thể nhận biết sớm những bất thường trong cơ thể. Từ đó kịp thời điều chỉnh chế độ ăn sao cho hợp lý để cải thiện sức khỏe.
Những tác dụng “đắt giá” của loại cây giá bình dân |
Làm sạch 4 bộ phận này trên cơ thể, bạn đã kéo dài tuổi thọ |
Mách bạn những cách giảm đau nhức răng hiệu quả tại nhà |