Chiêm ngưỡng danh thắng đảo Phất Cờ trên vịnh Bái Tử long Vân Đồn - Thương cảng đầu tiên của Việt Nam |
Bài thơ của vua Lê Thánh Tông đề trên vách núi Truyền Đăng |
Núi Bài Thơ được hình thành từ kỷ Đê-vôn, trong cuộc vận động tạo núi Indonesia. Đỉnh cao nhất của núi có hình ngọn mác chĩa thẳng lên trời, cao đến 168m nằm kề ngay bên vịnh Hạ Long, với 3 ngọn tháp nhấp nhô trông giống như một “lâu đài khổng lồ” nguy nga và lộng lẫy. Ngọn núi nhìn từ mỗi hướng sẽ có có dáng hình như hổ phục, như sư tử vờn mồi, như con rồng sắp cất cánh.
Núi Bài Thơ còn có tên là núi Rọi Đèn, tương truyền rằng, ngày xưa lính gác trên núi hễ có giặc giã đến thì đốt lửa báo về kinh thành. Từ đó xuất hiện tên núi Truyền Đăng. Đến năm 1468, khi vua Lê Thánh Tông cho khắc bài thơ lên trên một vách đá khá phẳng, cách mặt đất chừng 2,5 m.
Bài thơ thất ngôn bát cú gồm 56 chữ Hán, có 21 chữ đã mờ. Trước phần thơ có phần lạc khoản (đề tựa) gồm 49 chữ, cũng bị mờ. May mắn, bài thơ trên có chép trong thư tịch cổ, nên đó chính là chỗ dựa của các nhà nghiên cứu.
Nguyên văn bài thơ như sau: “Cự lãng uông uông triều bách xuyên/ Quần sơn cơ bố bích liên thiên/ Tráng tâm sơ cảm hàm tam cổ/ Tín thủ dao đề tốn nhị quyền/ Thần Bắc khu cơ sâm hổ lữ/ Hải Đông phong toại tức lang yên/ Thiên nam vạn cổ hà sơn tại/ Chính thị tu văn yển vũ niên”.
Núi Bài Thơ đã làm xao xuyến tâm hồn của biết bao thi sĩ này là một di tích có giá trị văn hóa lịch sử quan trọng tại Quảng Ninh. |
Bài thơ được tạm dịch ý như sau: “Nước lớn mênh mông, trăm sông chầu vào/ Núi non la liệt, rải rác như quân cờ, vách đá liền trời/ Có tráng trí, nhưng lúc mới dựng nghiệp vẫn theo người, như quẻ Hàm hào cửu tam (đã định)/ Nay một tay mặc sức tung hoành, quyền uy như thần gió/ Phía bắc, bọn giặc giã như hùm beo đã dẹp yên/ Vùng biển phía Đông, khói chiến tranh đã tắt/ Muôn thuở trời Nam, non sông bền vững/ Bây giờ chính là lúc giảm việc võ, tu sửa việc văn”.
Núi Bài Thơ là di tích của hoạt động thông tin liên lạc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.”Đó là trung tâm điện chính của bưu điện tỉnh Quảng Ninh như nhà cơ vụ, nhà Tổng đài, tổ đường dây nằm khuất trong những hốc núi ẩn mình giữa bụi cây rừng.
Khu danh thắng có đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn
Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn |
Ngôi đền toạ lạc tại chân núi Bài Thơ thuộc khu vực Bến Đoan - Hòn Gai, thành phố Hạ Long. Đền được xây dựng trên một nền đất cao, lưng tựa vào vách núi, mặt hướng ra vịnh.
Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn, (Đền Đức Ông ) con thứ của Trần Hưng Đạo và là vị tướng tài ba dũng mãnh trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
Ông còn là một người con tận hiếu, là người tôi tận trung. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, một ngôi đền thờ do các chủ thuyền thường hay qua lại dựng tại chân núi Bài Thơ. Đền Đức Ông là một di tích đẹp và là một ngôi đền có tiếng linh thiêng. Du khách có dịp tham quan vịnh Hạ Long thường tới thăm ngôi đền.
Chùa Long Tiên
Chùa Long Tiên được xây dựng vào năm 1941, là ngôi chùa lớn nhất và là một di tích lịch sử danh thắng nổi tiếng ở thành phố Hạ Long. Chùa toạ lạc dưới chân núi Bài Thơ, gần chợ Hạ Long, tại phố cũng mang tên "Phố Long Tiên”.
Chùa Long Tiên |
Chùa có phong cách kiến trúc độc đáo hiếm thấy, mang phong cách kiến trúc và điêu khắc của các ngôi chùa thời nhà Nguyễn, kiểu chồng giường giá chiêng và những hoạ tiết hoa văn trang trí rồng phượng, hoa lá cách điệu. Trên đỉnh tam quan là tượng phật Adiđà với tư thế ngồi, dưới là gác chuông, nổi bật ba chữ “Long Tiên Tự”. Hai bên là hai câu đối.
Thả đèn hoa đăng tại lễ hội chùa Long Tiên |
Lễ hội chùa Long Tiên được tổ chức vào ngày 24/3 âm lịch hằng năm. Đến tham dự lễ hội, bạn sẽ được chiêm ngưỡng lễ rước kiệu bài vị Đức Ông hoành tráng, thả đèn hoa đăng lung linh hay những màn đấu vật, hát chầu văn sôi nổi, nhộn nhịp.
Như vây, hiện trên vách núi Bài Thơ có 12 bài thơ, nhưng chỉ có 3 bài: Bài của vua Lê Thánh Tông (năm 1468), chúa An Đô vương Trịnh Cương (1729) và Nguyễn Cẩn (1910) là có giá trị văn hóa và lịch sử, với tính chuyên nghiệp cao. Bài thơ của nhà thơ Nguyễn Cẩn được khắc trên vách đá núi Bài Thơ vào năm 1910, là một trong 3 thi phẩm kiệt xuất trong chùm thơ 12 bài, hiện còn trên vách đá núi Bài Thơ đã và đang được nghiên cứu.
Núi Bài Thơ đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thông tin, Thể thao Trần Hoàn, ký Quyết định số 1140-VHQĐ ngày 31/8/1992 công nhận Di tích văn hóa lịch sử Quốc gia gồm 3 Di tích: “Bia khắc trên núi, chùa Long Tiên và đền Đức Ông”. |
Quảng Ninh: Quần thể di tích lịch sử danh lam thắng cảnh Núi Mằn |
Lễ hội Miếu Tiên Công gắn liền với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn" |
Vân Đồn - Thương cảng đầu tiên của Việt Nam |