Chế biến cẩn thận đối với 10 loại thực phẩm này, tránh nguy cơ ngộ độc

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm như: do nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, phụ gia thực phẩm, thực phẩm chứa thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, kháng sinh, thức ăn hư hỏng, biến chất…
Chế biến sai cách khiến thịt gà gây ngộ độc Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm cần sơ cấp cứu ngay Cần làm gì khi chăm sóc trẻ bị ngộ độc thực phẩm?
Chế biến cẩn thận đối với 10 loại thực phẩm này, tránh nguy cơ ngộ độc

Thực phẩm có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất, chế biến, nấu nướng như bảo quản không đúng cách, không nấu chín kỹ, tay bẩn chạm vào thức ăn, thực phẩm quá hạn sử dụng, lây nhiễm chéo...Một số loại thực phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày dễ nhiễm khuẩn, có nguy cơ gây ngộ độc cao, nhất là các thực phẩm giàu đạm như: thịt, cá, trứng, sữa, cá sống,...

Trứng

Vi khuẩn Salmonella có thể làm hỏng bất kỳ loại thực phẩm nào, đặc biệt các sản phẩm từ động vật có nguy cơ cao hơn do tiếp xúc với phân động vật. Ở gà, nó có thể lây nhiễm sang trứng trước khi vỏ hình thành, vì vậy ngay cả những quả trứng tươi, sạch cũng có thể chứa vi khuẩn Salmonella.

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella thường xuất hiện nhanh chóng, trong vòng 8 -72 giờ sau khi ăn. Bệnh nhân thường bị đau bụng, co thắt, ớn lạnh, tiêu chảy, sốt, đau cơ, buồn nôn, nôn, có dấu hiệu mất nước, phân có máu. Trẻ em có thể bị mất nước nghiêm trọng nhanh và có thể đe dọa đến tính mạng.

Chế biến cẩn thận đối với 10 loại thực phẩm này, tránh nguy cơ ngộ độc

Để phòng ngừa ngộ độc do vi khuẩn Salmonella, chúng ta không nên ăn trứng sống hoặc nấu chưa chín kỹ. Chọn trứng có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo an toàn và bảo quản trứng trong tủ lạnh ở 4°C hoặc lạnh hơn. Bỏ trứng bị nứt hoặc trứng bẩn. Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi chế biến trứng.

Thịt gà

Thịt gà sống thường chứa vi khuẩn Campylobacter và Salmonella. Người bị nhiễm vi khuẩn Campylobacter thường bị tiêu chảy có máu, sốt và co thắt dạ dày, buồn nôn, nôn…

Chế biến cẩn thận đối với 10 loại thực phẩm này, tránh nguy cơ ngộ độc

Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm nếu ăn thịt gà bị nhiễm vi khuẩn mà không được nấu chín kỹ hoặc nếu nước của thịt gà bị rò rỉ trong tủ lạnh hoặc dính trên bề mặt bếp. Một số người cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn trong trường hợp đã sử dụng thớt để thái, chặt thịt gà sống mà không rửa sạch trước khi sử dụng để chế biến các thực phẩm ăn sống hoặc nấu chín nhẹ như rau sống, salad hoặc trái cây.

Để phòng ngừa ngộ độc cần sử dụng thịt gà đảm bảo an toàn, rõ nguồn gốc, không để thịt gà sống lẫn các thực phẩm khác. Rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với thịt gà. Chỉ ăn thịt gà khi đã được nấu chín kỹ, không còn màu đỏ, không ăn thịt gà tái.

Thịt bò xay

Vi khuẩn E.coli sống trong ruột gia súc và có thể nhiễm vào thịt bò trong quá trình giết mổ. Thịt bò xay là thực phẩm có nguy cơ cao vì vi khuẩn có thể lây nhiễm trong quá trình xay thịt.

Các triệu chứng của nhiễm khuẩn E. coli bao gồm: đau bụng dữ dội, tiêu chảy ra nước và nôn mửa. Bệnh thường phát triển vài ngày sau khi tiếp xúc và có thể nghiêm trọng ở những người dễ bị tổn thương như người già, trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch kém.

Chế biến cẩn thận đối với 10 loại thực phẩm này, tránh nguy cơ ngộ độc

Giống như bất kỳ loại thực phẩm tươi sống nào khác, thịt bò xay rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi nhanh chóng. Vì vậy, bạn phải sử dụng thịt bò xay càng sớm càng tốt để ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập và cần nấu chín kỹ thịt để đảm bảo an toàn.

Thịt nguội và xúc xích

Chế biến cẩn thận đối với 10 loại thực phẩm này, tránh nguy cơ ngộ độc

Đôi khi vi khuẩn Listeria "tìm đường" vào nhà máy chế biến thực phẩm, nơi nó có thể sống trong nhiều năm. Nhiệt độ cao có thể giết chết vi khuẩn Listeria, nhưng nó có thể xâm nhập thực phẩm đã nấu trước khi được đóng gói trong trường hợp thực phẩm được đặt trên quầy có thịt sống trên đó.

Để đảm bảo an toàn, cần hâm nóng kỹ xúc xích và thịt nguội. Không ăn thực phẩm nấu sẵn hoặc thực phẩm ăn liền quá hạn sử dụng.

Sữa

Có nhiều loại vi khuẩn được tìm thấy trong sữa tươi và các sản phẩm từ sữa tươi sống bao gồm pho mát mềm, kem và sữa như: Brucella, Campylobacter, Cryptosporidium, E. coli, Listeria và Salmonella.

Chế biến cẩn thận đối với 10 loại thực phẩm này, tránh nguy cơ ngộ độc

Triệu chứng khi nhiễm bệnh của mỗi người có thể khác nhau tùy thuộc vào loại vi khuẩn, số lượng thức ăn và khả năng phòng vệ miễn dịch của từng người như: tiêu chảy, đau quặn bụng và nôn mửa. Một số trường hợp có thể bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong.

Để phòng ngừa, chúng ta nên sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng, sản xuất và bảo quản đúng tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn.

Thực phẩm đóng hộp

Đóng hộp là cách thức giúp bảo quản thực phẩm được lâu và an toàn. Tuy nhiên, thực phẩm đóng hộp cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc như nhiễm độc tố Botulinum nếu chế biến, bảo quản và sử dụng không đúng cách.

Các sản phẩm từ thịt, rau, củ, quả, hải sản, đóng hộp không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum và sinh độc tố botulinum. Botulinum là độc tố được sinh ra trong môi trường yếm khí, điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Botulinum có độc lực mạnh hơn độc tố của tất cả các vi khuẩn khác.

Chế biến cẩn thận đối với 10 loại thực phẩm này, tránh nguy cơ ngộ độc

Thời gian ủ bệnh từ 8 - 10 giờ, có trường hợp chỉ 4 giờ với các biểu hiện như nôn, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, yếu ớt, da khô, đau bụng, bụng chướng, táo bón; giãn đồng tử, mất phản xạ ánh sáng, liệt cơ tim...

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, chỉ sử dụng các sản phẩm đóng hộp có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường. Ngoài ra khi mở hộp, nên ăn hết ngay sau khi mở nắp, không nên để lâu vi khuẩn dễ xâm nhập gây hư hỏng, biến chất gây hại cho sức khỏe.

Món hầm và nước xốt

Clostridium perfringens là một loại vi khuẩn gây chuột rút và tiêu chảy kéo dài dưới 24 giờ. Món hầm, nước thịt, nước xốt và các loại thực phẩm khác được chế biến với số lượng lớn và giữ ấm trong thời gian dài trước khi ăn là nguồn lây nhiễm C. perfringens phổ biến.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các loại nước sốt, nước thịt và món hầm phải được nấu chín kỹ và sau đó giữ ở nhiệt độ cao và ăn nóng ngay sau khi nấu.

Hàu sống

Vi khuẩn Vibrio sinh sống tự nhiên ở vùng nước ven biển nơi hàu sinh sống và có thể tập trung trong các mô của chúng. Khi bạn ăn hàu sống hoặc chưa nấu chín dễ nhiễm loại loại vi trùng này.

Hầu hết các trường hợp nhiễm vi khuẩn Vibrio từ hàu, chẳng hạn như nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có biểu hiện tiêu chảy và nôn mửa. Tuy nhiên, những người bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus có thể bị bệnh rất nặng có thể tử vong. Điều này là do nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, tổn thương da phồng rộp nghiêm trọng và cắt cụt chi.

Chế biến cẩn thận đối với 10 loại thực phẩm này, tránh nguy cơ ngộ độc

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Vibriosis, chúng ta không nên ăn hàu sống hoặc chưa nấu chín hoặc các động vật có vỏ khác. Một số hàu được xử lý để đảm bảo an toàn sau khi chúng được thu hoạch. Phương pháp này có thể làm giảm mức độ nhiễm Vibriosis ở hàu, nhưng nó không loại bỏ được tất cả các vi khuẩn có hại. Tách riêng hải sản nấu chín khỏi hải sản sống để tránh lây nhiễm chéo. Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với hải sản sống.

Cá ngừ tươi

Ngộ độc scombrotoxin là một phản ứng giống như dị ứng khi ăn cá đã bắt đầu hư hỏng. Các loại cá có liên quan đến scombrotoxin bao gồm cá ngừ, cá thu…

Trong giai đoạn đầu của quá trình hư hỏng, vi khuẩn tạo ra histamin trong cá gây ra phản ứng nóng rát trong miệng, phát ban ngứa, chóng mặt, nhức đầu và tiêu chảy. Các triệu chứng thường giảm dần trong vòng 4 -6 giờ và thuốc kháng histamine có thể giúp ích.

Chế biến cẩn thận đối với 10 loại thực phẩm này, tránh nguy cơ ngộ độc

Cá hồi sống

Cá hồi là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, các món ăn phổ biến nhất từ cá hồi là ăn sống, sashimi, cá sống ướp muối, đường và thì là… có thể ẩn chứa nhiều rủi ro cho sức khỏe vì cá hồi sống có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng và các mầm bệnh khác như:

Nhiễm vi khuẩn Vibrio có liên quan đến việc ăn cá và động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín.

Nhiễm vi khuẩn Listeriosis, vi khuẩn này có thể được tìm thấy trong hải sản sống, sữa chưa tiệt trùng, các loại rau như mầm sống và một số loại thực phẩm khác.

Nhiễm giun Anisakiasis khi ăn cá sống hoặc nấu chưa chín. Loại ký sinh trùng này thường được tìm thấy ở trong các loại cá như: cá hồi, cá tuyết, cá trích, cá bơn…

Chế biến cẩn thận đối với 10 loại thực phẩm này, tránh nguy cơ ngộ độc

Cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm bệnh là không ăn cá sống. Nếu ăn cá sống, bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách chọn cá còn tươi sống được đánh bắt hoặc nuôi theo tiêu chuẩn ở vùng nước an toàn, không bị ô nhiễm.

Khi chế biến cá sống cần đảm bảo an toàn vệ sinh bề mặt và dụng cụ và để trong tủ lạnh đến khi ăn để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn. Nếu ăn cá đông lạnh nên ăn cá đã được đông lạnh trước đó ở nhiệt độ -31°F (-35°C). Nhiệt độ đông lạnh này có thể diệt ký sinh trùng trong cá hồi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, đông lạnh không diệt được tất cả các mầm bệnh.

Sức khỏe: Các dạng ngộ độc thực phẩm thường gặp Sức khỏe: Các dạng ngộ độc thực phẩm thường gặp
Vi khuẩn Clostridium botilinum và vấn đề ngộ độc thực phẩm Vi khuẩn Clostridium botilinum và vấn đề ngộ độc thực phẩm
Vụ học sinh ngộ độc thực phẩm tại Nha Trang: Phát hiện nhiều loại vi khuẩn từ mẫu thịt gà chiên trong bữa ăn Vụ học sinh ngộ độc thực phẩm tại Nha Trang: Phát hiện nhiều loại vi khuẩn từ mẫu thịt gà chiên trong bữa ăn
Diệp Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thực hư việc dùng bột sắn dây kết hợp với mật ong sẽ gây độc

Thực hư việc dùng bột sắn dây kết hợp với mật ong sẽ gây độc

Sắn dây và Mật ong là hai thực phẩm tốt cho sức khỏe thế nhưng có rất nhiều lời đồn thổi rằng khi pha kết hợp với nhau sẽ gây ngộ độc khiến không ai dám thử. Vậy thực hư là như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Quả sa kê giúp đẹp người, sống khỏe

Quả sa kê giúp đẹp người, sống khỏe

Sa kê là một loại trái cây nhiệt đới được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những tác dụng thú vị về sa kê.
Những nhóm người cần lưu ý khi ăn bánh trôi bánh chay

Những nhóm người cần lưu ý khi ăn bánh trôi bánh chay

Bánh trôi, bánh chay đại diện cho văn hóa lúa nước và là một phần không thể thiếu trong ngày Tết Hàn thực của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, vì 2 loại bánh này chứa nhiều tinh bột và đường nên những người mắc một số bệnh lý cần lưu ý khi ăn.
Tiểu đường có ăn được nho không?

Tiểu đường có ăn được nho không?

Nho là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường có ăn được nho không là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Đồ uống tuyệt vời để cân bằng nội tiết tố nữ

Đồ uống tuyệt vời để cân bằng nội tiết tố nữ

Có nhiều phương pháp để cân bằng nội tiết tố nữ, trong đó việc lựa chọn thức uống phù hợp là một cách đơn giản và hiệu quả. Dưới đây là một số loại thức uống tốt cho nội tiết tố nữ.
Chế độ dinh dưỡng tốt cho phụ nữ trung niên

Chế độ dinh dưỡng tốt cho phụ nữ trung niên

Chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với lối sống lành mạnh sẽ giúp phụ nữ mãn kinh sống khỏe, đẹp dáng và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.
Tác hại khôn lường của việc ăn mặn

Tác hại khôn lường của việc ăn mặn

Muối là gia vị thiết yếu trong đời sống, tuy nhiên việc ăn mặn lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ những tác hại của việc lạm dụng muối và tầm quan trọng của việc giảm mặn trong chế độ ăn uống.
Tác dụng của cây lục bình trong y học dân gian và lưu ý khi sử dụng

Tác dụng của cây lục bình trong y học dân gian và lưu ý khi sử dụng

Trước đây, cây lục bình chủ yếu sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Nhưng vài năm trở lại đây, lục bình được xem là cây quý giá ở nước ta. Hãy cùng tìm hiểu ngay những công dụng chữa bệnh của cây lục bình trong bài viết sau.
Sầu riêng bổ dưỡng nhưng ai không nên ăn?

Sầu riêng bổ dưỡng nhưng ai không nên ăn?

Với bảng thành phần dinh dưỡng, sầu riêng trở thành “vua của các loại trái cây" được nhiều người săn lùng để ăn nhưng cũng có nhiều người không ăn được vì mùi thơm đặc trưng của nó.
Có nên uống nước dừa mỗi ngày?

Có nên uống nước dừa mỗi ngày?

Nước dừa rất được ưa chuộng trong mùa nắng nóng vì giúp làm mát cơ thể và cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng không nên quá lạm dụng nước dừa trong thời gian dài hoặc uống quá mức, sẽ gây hại cho cơ thể.
Uống gì tốt cho thận?

Uống gì tốt cho thận?

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc máu, đào thải độc tố và duy trì cân bằng nội môi. Để bảo vệ "bộ lọc" này, việc lựa chọn thức uống phù hợp là vô cùng cần thiết.
Cua kết hợp cùng loại rau rẻ tiền nhưng lại nhân đôi dưỡng chất

Cua kết hợp cùng loại rau rẻ tiền nhưng lại nhân đôi dưỡng chất

Canh cua là món ăn cực kỳ bổ dưỡng, khi nấu thường được kết hợp với rau đay, rau ngót hoặc mùng tơi và mướp hương là những loại rau truyền thống, lành tính và cho hương vị khá hấp dẫn. Tuy nhiên, ít ai biết rau dền nấu cùng canh cua sẽ giúp nhân đôi dưỡng chất.
Khoai tây - Loại củ giảm cân hiệu quả

Khoai tây - Loại củ giảm cân hiệu quả

Khoai tây, loại củ quen thuộc trong bữa cơm của gia đình Việt, không chỉ mang đến hương vị thơm ngon mà còn chứa vô số lợi ích cho sức khỏe.
Phát hiện ca cúm gia cầm A/H9 đầu tiên trên người, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Phát hiện ca cúm gia cầm A/H9 đầu tiên trên người, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Sáng 6/4, thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam đã ghi nhận ca mắc cúm A/H9 đầu tiên từ trước đến nay. Bệnh nhân là nam, 37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Trứng vịt lộn - "Siêu phẩm" bổ dưỡng cho nam giới

Trứng vịt lộn - "Siêu phẩm" bổ dưỡng cho nam giới

Trứng vịt lộn là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, cần lưu lý số lượng, thời gian và món ăn kèm.
Điểm mặt những thức ăn là "kẻ thù thầm lặng" của gan

Điểm mặt những thức ăn là "kẻ thù thầm lặng" của gan

Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa, tổng hợp và giải độc. Tuy nhiên, gan lại dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là chế độ ăn uống không hợp lý.
Đan sâm -  “tiên dược” giúp hoạt huyết, thanh nhiệt

Đan sâm - “tiên dược” giúp hoạt huyết, thanh nhiệt

Đan sâm là loại cỏ hiện được trồng nhiều ở các vùng miền núi nước ta. Loại cỏ này được ví như “tiên dược” giúp bổ máu, vì thế chúng được mệnh danh là “huyết bệnh yếu dược” - tức là thứ dược liệu quan trọng để trị các bệnh liên quan đến máu (huyết).
Những thực phẩm giúp bạn "đánh bay" cơn đau đầu hiệu quả

Những thực phẩm giúp bạn "đánh bay" cơn đau đầu hiệu quả

Đau đầu là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Bên cạnh việc dùng thuốc, chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp giảm bớt các cơn đau.
Gam màu sáng tối của ngành phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay

Gam màu sáng tối của ngành phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay

Nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng không chỉ phụ nữ mà với cả nam giới. Có nhiều phương pháp để làm đẹp và cũng có vô vàn sản phẩm, cách thức phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Trong đó, phẫu thuật thẩm mỹ đang có xu hướng phát triển và không có dấu hiệu chậm lại.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra thông báo hiện nay chưa cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của công ty Dược phẩm Kobayashi.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Ngăn ngừa cận thị tiến triển, giữ gìn đôi mắt sáng khỏe

Ngăn ngừa cận thị tiến triển, giữ gìn đôi mắt sáng khỏe

Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến ảnh hưởng đến thị lực của nhiều người. Để bảo vệ đôi mắt và ngăn ngừa tăng độ cận, bạn nên áp dụng những phương pháp chăm sóc mắt cận thị hiệu quả sau đây:
Những loại rau củ giúp giảm cholesterol xấu

Những loại rau củ giúp giảm cholesterol xấu

Bổ sung các loại rau củ này vào chế độ ăn uống là phương pháp đơn giản, hiệu quả để giảm cholesterol xấu, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Tặng bằng khen cho nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách Ấn Độ

Tặng bằng khen cho nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách Ấn Độ

Nữ điều dưỡng Đặng Thị Hạ, điều dưỡng viên của Trung tâm Cấp Cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bộ Y tế khen thưởng.
Tình hình sức khỏe nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não: Có dấu hiệu phản xạ khi tác động

Tình hình sức khỏe nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não: Có dấu hiệu phản xạ khi tác động

Người nhà bệnh nhân Đ. cho biết những ngày trước, nam sinh không có phản xạ. Tuy nhiên, hiện tại, cậu bé 14 tuổi đã có phản xạ khi được tác động.
Lợi ích của cà chua đối với người bệnh tiểu đường

Lợi ích của cà chua đối với người bệnh tiểu đường

Nhiều người lầm tưởng rằng cà chua chứa nhiều đường và tránh xa nó. Tuy nhiên, thực tế cà chua lại là một loại thực phẩm tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động