Cách chữa cảm cúm hiệu quả bằng cây lá trong vườn Các bệnh thường gặp trong mùa đông Bệnh cúm mùa ở Nhật Bản khiến Từ Hy Viên qua đời nguy hiểm thế nào? |
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ nhiễm virus cúm mùa. |
Người dân hãy tự trang bị cho mình những kiến thức y khoa cần thiết để phòng tránh căn bệnh này.
Mỗi năm có khoảng 1 tỷ trường hợp mắc bệnh cúm mùa
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính hằng năm trên thế giới có khoảng 1 tỷ trường hợp mắc bệnh cúm mùa, trong đó, có từ 3 - 5 triệu ca bệnh nặng, khoảng 290.000 - 650.000 ca tử vong do những biến chứng nghiêm trọng của cúm mùa.
Còn theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, mỗi năm, ghi nhận từ 600.000 đến 1 triệu trường hợp mắc cúm mùa, trong số này, có khoảng 4.000 người cao tuổi phải nhập viện điều trị.
Theo TS.BS Ngô Chí Cương – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC; Trưởng Chuyên khoa Truyền nhiễm & Y học nhiệt đới (Hệ thống Y tế MEDLATEC), cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm lưu hành ở tất cả các nơi trên thế giới. Các triệu chứng của cúm mùa bao gồm: sốt đột ngột, ho (thường là ho khan), đau đầu, đau cơ và khớp, mệt mỏi, đau họng và chảy nước mũi… Ho có thể nặng và kéo dài từ hai tuần trở lên.
Hầu hết ca bệnh có thể phục hồi trong vòng một tuần mà không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, cúm mùa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong, đặc biệt trong số các nhóm đối tượng nguy cơ cao như: trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, nhân viên y tế và những người đang mắc các bệnh nặng khác.
Tại Việt Nam, có 3 chủng cúm mùa thường gặp là cúm A, cúm B, cúm C, trong đó, cúm A là chủng nguy hiểm nhất. Cúm A thường dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng cảm cúm thông thường khác, vì vậy thường khiến nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tiến triển nặng.
Cúm mùa dễ lây lan từ người sang người thông qua các giọt bắn chứa virus cúm. Tết Nguyên đán hằng năm là thời điểm giao mùa, cũng là dịp người dân đi lại nhiều, do đó nguy cơ mắc bệnh và lây nhiễm cúm mùa cao hơn các thời điểm khác trong năm.
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán cúm mùa
Theo TS.BS Ngô Chí Cương, hiện nay, có một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh cúm mùa hữu ích như:
Xét nghiệm Real time RT-PCR: là xét nghiệm xác định vi rút cúm A (H1N1). Bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản. Phương pháp này có độ nhạy cao và rất hữu ích để phân biệt nhanh giữa các loại cúm;
Nuôi cấy vi rút: thực hiện ở labo có điều kiện;
Xét nghiệm test cúm AB bằng phương pháp sắc ký miễn dịch: giúp phát hiện định tính và phân biệt kháng nguyên của virus cúm type A và type B trực tiếp từ bệnh phẩm hoặc tăm bông lấy mẫu từ mũi họng. Phương pháp cho kết quả nhanh chóng, chỉ sau 10-15 phút.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể cần làm xét các xét nghiệm công thức máu, điện giải đồ, xét nghiệm chức năng gan, thận, chụp X-quang tim phổi để chẩn đoán các biến chứng cúm mùa nếu có dấu hiệu.
Xét nghiệm là cách phân biệt các loại cúm chính xác nhất. |
Cách phòng chống bệnh cúm mùa
Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ... thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Để chủ động phòng chống cúm mùa, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
3. Tiêm vắc xin cúm mùa, đây là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất.
4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
5. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Cách dùng tỏi phòng chống cúm |
7 cách ngừa cảm cúm mùa xuân |
Cảm cúm mùa lạnh hãy áp dụng ngay 6 bài thuốc này để nhanh chóng khỏi bệnh |