Bệnh cúm mùa ở Nhật Bản khiến Từ Hy Viên qua đời nguy hiểm thế nào?

Thông tin Từ Hy Viên (Đại S) qua đời ở tuổi 48 vì mắc cúm mùa ở Nhật Bản và viêm phổi gây chấn động showbiz châu Á. Bệnh cúm ở Nhật Bản là gì và căn bệnh này có nguy hiểm không đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ công chúng?
Cảm cúm mùa lạnh hãy áp dụng ngay 6 bài thuốc này để nhanh chóng khỏi bệnh Cách chữa cảm cúm hiệu quả bằng cây lá trong vườn Các bệnh thường gặp trong mùa đông
Bệnh cúm mùa ở Nhật Bản khiến Từ Hy Viên qua đời nguy hiểm thế nào?
Minh tinh Từ Hy Viên (Đại S).

Sáng 3/2, truyền thông Đài Loan đồng loạt đưa tin minh tinh Từ Hy Viên (Đại S) qua đời ở tuổi 48. Thông tin này được MC Từ Hy Đệ - em gái của nữ diễn viên - xác nhận.

Thông qua người đại diện, MC Từ Hy Đệ đau buồn xác nhận: "Trong dịp Tết Nguyên đán, gia đình chúng tôi đã có chuyến du lịch Nhật Bản. Chị gái của tôi vì mắc phải bệnh cúm nặng và viêm phổi, đã mãi rời xa chúng tôi.

Cảm ơn cuộc đời vì đã cho tôi được làm người thân của chị. Chị yêu dấu, chúc chị ra đi bình an. Em sẽ luôn yêu chị và nhớ về chị mãi mãi".

Doanh nhân Uông Tiểu Phi - chồng cũ của Từ Hy Viên - cũng thay đổi ảnh đại diện thành nền đen để chia buồn với gia đình.

Trước đó, vào ngày 2/2, thông tin Từ Hy Viên qua đời bất ngờ lan truyền trên mạng xã hội. Cụ thể, một fanpage trên Facebook mang tên "Nhật Bản du lịch - Mua sắm - Ẩm thực" đăng tải thông tin với tựa "một ngôi sao lớn Đài Loan qua đời ở tuổi 48 vì cảm cúm và viêm phổi".

Minh tinh Hy Viên sinh năm 1976 tại Đài Loan, gia nhập làng giải trí thập niên 1990. Năm 2001, cô nổi tiếng tại một số nước châu Á qua vai Sam Thái trong Vườn sao băng. Thành công tác phẩm đưa Từ Hy Viên thành minh tinh gốc Hoa được săn đón hàng đầu. Sau đó, cô gây tiếng vang với Xin đừng gác máy, Kiếm vũ, Bong bóng mùa hè.

Thập niên 2000, Từ Hy Viên quảng cáo cho nhiều thương hiệu thời trang, làm đẹp. Trang Ettoday nhận xét không quá cao (khoảng 1,62 m), Hy Viên vẫn nổi bật trong giới sao, đắt show làm mẫu nhờ gương mặt sáng, nụ cười tươi tắn.

Năm 2011, khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, thuộc nhóm sao nữ đắt show quảng cáo nhất làng giải trí Hoa ngữ, Hy Viên kết hôn cùng Uông Tiểu Phi - thiếu gia Bắc Kinh kém cô năm tuổi, sau 49 ngày hẹn hò. Vợ chồng có hai con, một gái và một trai. Năm 2021, cô công bố ly hôn.

Vài tháng sau chia tay, Hy Viên tái hợp ca sĩ Hàn DJ Koo - bạn trai của cô thập niên 1990. Họ hoàn tất thủ tục kết hôn đầu năm 2022. Từ khi đi bước nữa, minh tinh hiếm xuất hiện công khai.

Dịch cúm mùa tại Nhật Bản diễn biến phức tạp

Người dân di chuyển trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Người dân di chuyển trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Hồi nửa đầu tháng 1/2025, các chuyên gia y tế ở Nhật nói số bệnh nhân cúm trung bình hằng tuần ở các cơ sở y tế tại nước này đã lên cao đến mức kỷ lục, theo trang NHK. Chẳng hạn, vào tuần cuối năm 2024, đầu năm 2025, tổng cộng có hơn 300.000 ca nhiễm cúm ở 5.000 cơ sở y tế.

Biểu đồ theo dõi số ca mắc cúm tại Nhật Bản trong tháng 12/2024 phát triển theo phương thẳng đứng, cho thấy sự bất thường so với cùng thời điểm của nhiều năm trước. Trong đó, hầu hết các địa phương đều ghi nhận số ca mắc mới trong tuần cao hơn tuần trước và 43/47 tỉnh đã phát cảnh báo về bệnh cúm mùa, vốn được sử dụng khi số ca mắc cúm trung bình vượt quá 30 ca trên một cơ sở y tế.

Xét theo địa phương, tỉnh Oita ghi nhận số ca mắc cúm trung bình trên một cơ sở y tế cao nhất, với 104,84 ca, tiếp theo là Kagoshima, Saga, Kumamoto, Miyazaki. Các đô thị lớn cũng có số ca mắc cúm cao như Tokyo là 56,52 ca và Osaka với 67,53 ca. Tính lũy kế số ca mắc cúm tại Nhật Bản tính từ 2/9/2024 (thời điểm bất đầu dịch cúm hàng năm) đến nay là 5.937.000 ca.

Nhiều người nhiễm cúm gây ra tình trạng thiếu một số loại thuốc chống cúm. Các trang báo của Nhật viết, nguyên nhân của việc số ca nhiễm cúm tăng mạnh một phần là thời tiết, một phần là vì trong thời gian lễ Tết, số người đi du lịch, di chuyển nhiều. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy các ca bệnh cúm mùa năm nay nặng hơn bình thường.

Trước tình trạng đó, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản kêu gọi người dân cần thực hiện các biện pháp tự bảo vệ trước bệnh cúm, tránh lây lan ở cộng đồng như đeo khẩu trang, rửa tay sau khi đi ra ngoài…, cũng như chủ động tiêm vaccine phòng bệnh cúm mùa.

Vậy cúm mùa tại Nhật Bản là gì và làm thế nào để phòng tránh?

Cúm mùa là gì?

Bệnh cúm mùa ở Nhật Bản khiến Từ Hy Viên qua đời nguy hiểm thế nào?
úm mùa là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính.

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, do Influenza virus lây nhiễm vào mũi, họng và phổi. Tại Việt Nam, cúm mùa thường lưu hành quanh năm, nhưng có xu hướng tập trung vào mùa đông, xuân. Các chuyên gia cảnh báo, đỉnh điểm mùa cúm tại nước ta có thể rơi vào khoảng tháng 3-4 và tháng 9-10 hằng năm.

Cúm mùa thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể gây biến chứng hoặc tử vong ở nhóm người nguy cơ cao như người từ 65 tuổi trở lên, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền,.. . Cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ mắc cúm và các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra là tiêm vắc xin cúm nhắc lại mỗi năm.

Triệu chứng của bệnh cúm mùa

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh cúm mùa thường xuất hiện đột ngột. Những người bị cúm thường cảm thấy một số hoặc tất cả các triệu chứng sau:

Sốt/cảm thấy sốt hoặc ớn lạnh

Ho

Đau họng

Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

Đau nhức cơ bắp hoặc cơ thể

Nhức đầu

Mệt mỏi

Một số người có thể bị nôn mửa và tiêu chảy, mặc dù tình trạng này phổ biến ở trẻ em hơn người lớn.

Các triệu chứng của bệnh cúm mùa thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác. Để xác định chính xác nguy cơ mắc cúm và điều trị hiệu quả, người dân cần đến bệnh viện khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh cúm mùa

Nguyên nhân gây bệnh cúm mùa là do virus cúm (Influenza virus) thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Với bản chất là lipoprotein, virus cúm mùa có sức đề kháng yếu, dễ bất hoạt bởi bức xạ mặt trời và tia tử ngoại, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56 độ C và các chất hòa tan như cồn, chloramine. Tuy nhiên, virus có thể tồn tại hàng giờ ở ngoại cảnh, đặc biệt là ở nhiệt độ lạnh, môi trường ẩm thấp.

Ở nhiệt độ từ 0 đến 4 độ C, virus có thể tồn tại trong vòng vài tuần. Ở -20 độ C và đông khô, virus sống lên đến vài năm.

Các chủng cúm mùa

Có 4 chủng virus cúm: A, B, C và D.

Virus cúm A

Virus cúm A là chủng virus gây bệnh ở người phổ biến nhất, chiếm đến 75% trên tổng số ca nhiễm cúm. Dựa trên sự kết hợp giữa kháng nguyên H và N, virus được phân thành nhiều tuýp. Trong đó, nổi bật nhất là cúm A (H5N1), A (H3N2), A (H1N1), trong đó cúm A (H1N1) từng gây ra các trận đại dịch lớn trong lịch sử.

Cúm A (H5N1): Khi mắc phải, người bệnh có triệu chứng sốt thành cơn, sốt liên tục lên tới 40- 41 độ C, đau đầu, đau mỏi người, đau quanh hốc mắt,… Bệnh có khả năng diễn tiến nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Cúm A (H1N1): Khi mắc phải, người bệnh có triệu chứng sốt, đau cổ họng, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức toàn thân. Gần 50% bệnh nhân có các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Cúm H1N1 có thể diễn tiến thành viêm phổi, khiến người bệnh thở nhanh, khó thở, ho nhiều. X-quang phổi cho thấy dấu hiệu tổn thương. Một số bệnh nhân có triệu chứng suy hô hấp cấp, phù phổi và tử vong.

Ngoài ra, cúm A(H7N9) cũng có thể khiến bệnh nhân viêm phổi nặng. Tuy nhiên, dữ liệu nghiên cứu về các bệnh gây ra do cúm A(H7N9) vẫn còn khá hạn chế.

Virus cúm B

Bên cạnh các chủng virus cúm A, virus cúm B cũng có khả năng gây bệnh ở người, với tỷ lệ 25% trên tổng số ca nhiễm cúm hằng năm. Cúm B lây từ người sang người rất nhanh, nhưng lại ít có nguy cơ bùng phát thành đại dịch. Giống cúm A, các triệu chứng của người mắc cúm B có thể kể đến như: sốt, ho, đau họng, đau đầu, nhức người. Trẻ mắc cúm B thường có triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Trong một số trường hợp, cúm B có thể đe dọa sức khỏe, tính mạng người bệnh.

Virus cúm C

Nếu so về mức độ phổ biến với 2 chủng cúm A và B, thì virus cúm C ít gặp hơn, ít nguy hiểm hơn, ít gây bùng dịch hơn. Người bệnh cũng thường ít xuất hiện các triệu chứng lâm sàng điển hình. Cúm C thường có xu hướng gây nhiễm trùng đường hô hấp ở mức độ nhẹ và không dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Virus cúm D

Virus cúm D có đặc điểm cấu tạo tương tự virus cúm C. Cho đến nay vẫn chưa có dữ liệu ghi nhận tình trạng mắc virus cúm D ở người. Chủng virus cúm này chủ yếu chỉ gây bệnh ở gia súc.

Bệnh cúm mùa có nguy hiểm không?

Bệnh cúm mùa ở Nhật Bản khiến Từ Hy Viên qua đời nguy hiểm thế nào?
Bệnh cúm mùa rất nguy hiểm. Ảnh Bệnh viện Thanh Nhàn

RẤT NGUY HIỂM. Cúm mùa là vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng mang tính toàn cầu. Cúm đã từng gây ra những trận đại dịch tàn khốc trên thế giới, cướp đi sinh mạng của hàng trăm triệu người. Điển hình như đại dịch cúm Tây Ban Nha xảy ra vào năm 1918-1919. Dịch bệnh lúc ấy đã lây nhiễm cho khoảng 500 triệu người, tức 1/3 dân số thế giới lúc bấy giờ. Đã có khoảng 17 triệu người chết ở Ấn Độ, 675.000 ở Hoa Kỳ và 200.000 người ở Vương quốc Anh.

Hiện, trung bình có khoảng 1 tỷ ca nhiễm cúm hằng năm, trong đó có từ 3 đến 5 triệu trường hợp diễn tiến nặng. Cúm mùa vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất thế giới, với gần 650.000 ca tử vong hằng năm. Cứ mỗi phút trôi qua lại có một người tử vong do cúm. Cúm không phân biệt tuổi tác, giới tính, bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm cúm mùa. Trẻ nhỏ, người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, dễ gặp biến chứng nguy hiểm và có mức độ lây truyền cao hơn cho người khác.

90 triệu trường hợp mắc cúm xảy ra ở trẻ em trên toàn thế giới mỗi năm với nguy cơ biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cơ tim. Cúm có khả năng tăng gấp 8 lần nguy cơ viêm phổi ở trẻ nhỏ dưới 14 tuổi, dẫn đến hàng loạt biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng trẻ. Cúm ở người cao tuổi có thể gây suy giảm chức năng, ảnh hưởng gián tiếp đến hệ thống đa cơ quan làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 8 lần, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim gấp 10 lần sau nhiễm cúm.

Người có bệnh lý nền mạn tính cần thận trọng với cúm mùa vì khi mắc bệnh có thể làm nặng hơn các bệnh lý nền sẵn có như tim mạch, hen, COPD, đái tháo đường; tăng gấp 6 lần nguy cơ nhập viện, gấp 6 lần nguy cơ tử vong do biến chứng trên bệnh nhân đái tháo đường; châm ngòi cho tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

Bệnh cúm mùa có lây không?

Cúm mùa có khả năng lây truyền nhanh qua đường hô hấp, qua đường giọt bắn khi nói chuyện, hắt hơi hoặc dùng chung đồ vật với người bệnh. Thậm chí, bệnh có khả năng lây lan trước khi biểu hiện triệu chứng 1 ngày.

Thời gian ủ bệnh của cúm mùa trong bao lâu?

Cúm thường có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 4 ngày. Trung bình là khoảng 48 giờ sau khi nhiễm virus, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng tương tự như các bệnh hô hấp thông thường, bao gồm: đau họng, chảy nước mũi, sốt, ho, nhức người,… Sau từ 2 đến 3 ngày các triệu chứng sẽ bắt đầu giảm dần. Sốt có thể kéo dài lên đến 5 ngày và ho có thể kéo dài lên đến vài tuần.

Cách chẩn đoán bệnh cúm mùa

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 5642/QĐ-BYT năm 2015 của Bộ Y tế, chẩn đoán cúm mùa được tiến hành như sau:

Giai đoạn 1: Lâm sàng

Các triệu chứng thường gặp như sốt trên 38 độ C, đau toàn thân, có các biểu hiện về đường hô hấp như: chảy nước mũi, ho, đau họng, khó thở,… Hình X-quang phổi bình thường hoặc có tổn thương lan tỏa ở phổi.

Giai đoạn 2: Xét nghiệm

Xét nghiệm công thức máu cho thấy bạch cầu bình thường hoặc giảm.

Giai đoạn 3: Chẩn đoán xác định

Có các triệu chứng như giai đoạn 1, người bệnh có yếu tố dịch tễ như sống trong khu vực có cúm lưu hành hoặc có tiếp xúc với người mắc bệnh. Xét nghiệm bằng các phương pháp RT-PCR/ real time RT-PCR/ nuôi cấy virus cho ra kết quả dương tính.

Giai đoạn 4: Chẩn đoán mức độ bệnh

Ở các trường hợp cúm mức độ nhẹ, người bệnh chỉ có các triệu chứng bệnh đơn thuần.

Ở trường hợp cúm biến chứng, người bệnh có tổn thương ở phổi, kèm các biểu hiện suy hô hấp như khó thở, thở nhanh, SpO2 giảm, PaO2 giảm. Có các dấu hiệu nặng lên của các bệnh lý nền mạn tính.

Giai đoạn 5: Chẩn đoán phân biệt

Một số tác nhân gây bệnh đường hô hấp khác như: Adenovirus, virus hợp bào hô hấp, Coronavirus, Enterovirus,… có thể gây bệnh cảnh lâm sàng tương tự cúm. Chỉ có các xét nghiệm sinh học mới có thể chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh.

Cách điều trị bệnh cúm mùa

Người nghi ngờ nhiễm cúm cần được cách ly y tế và đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Đối với trường hợp bệnh nhẹ, không có biến chứng, người bệnh có thể không cần thực hiện xét nghiệm hoặc điều trị tại cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ thăm khám và hướng dẫn bệnh nhân điều trị tại nhà với các biện pháp như:

Hạ sốt bằng thuốc Paracetamol khi sốt trên 38,5 độ.

Uống nhiều nước, đảm bảo cân bằng chất điện giải.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.

Đối với các trường hợp cúm có biến chứng, bệnh nhân cần được nhập viện điều trị và theo dõi. Các loại thuốc kháng virus như oseltamivir hoặc/và zanamivir thường được sử dụng trong trường hợp này. Ở bệnh nhân có suy hô hấp, hỗ trợ hô hấp bằng phương pháp thở oxy, CPAP hoặc thông khí nhân tạo. Sử dụng kháng sinh trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn.

Khi bệnh nhân hết sốt, hết các triệu chứng (trừ ho), tình trạng sức khỏe ổn định sau 48 giờ có thể xuất viện. Sau xuất viện vẫn nên cách ly y tế tại nhà cho đến hết 7 ngày, tính từ thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh cúm mùa?

Để phòng ngừa cúm hiệu quả, người dân cần tập thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khi về đến nhà, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Khi hắt hơi, ho, sổ mũi nên dùng khuỷu tay thay vì bàn tay để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác. Thường xuyên vệ sinh nhà ở, nơi làm việc. Bảo vệ mũi, họng bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài, làm ẩm mũi bằng nước muối sinh lý khi thời tiết khô. Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và nên bỏ thói quen hút thuốc lá.

Tiêm vắc xin phòng cúm mùa hằng năm là phương pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất. Vắc xin cúm có hiệu quả phòng bệnh lên đến 90%, giảm tỷ lệ tử vong và nguy cơ biến chứng, diễn tiến nặng khi đồng nhiễm cúm và các tác nhân gây bệnh khác. Các chủng virus cúm thường xuyên thay đổi mỗi năm. Các nhà sản xuất sẽ căn cứ vào dữ liệu khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về các chủng cúm lưu hành mỗi năm, để sản xuất vắc xin mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Cách dùng tỏi phòng chống cúm Cách dùng tỏi phòng chống cúm
7 cách ngừa cảm cúm mùa xuân 7 cách ngừa cảm cúm mùa xuân
Cảm cúm mùa lạnh hãy áp dụng ngay 6 bài thuốc này để nhanh chóng khỏi bệnh Cảm cúm mùa lạnh hãy áp dụng ngay 6 bài thuốc này để nhanh chóng khỏi bệnh
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Các loại trà tốt cho sức khỏe

Các loại trà tốt cho sức khỏe

Trà là một thức uống phổ biến của nhiều quốc gia châu Á. Nó không chỉ là đồ uống giải khát mà còn được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Uống gì để giải rượu nhanh chóng?

Uống gì để giải rượu nhanh chóng?

Trong những dịp lễ, Tết hay các buổi tiệc, việc uống rượu bia là điều khó tránh khỏi. Vậy, uống gì để giải rượu nhanh chóng và hiệu quả?
Tăng huyết áp đột ngột - nguyên nhân và cách xử lý

Tăng huyết áp đột ngột - nguyên nhân và cách xử lý

Tăng huyết áp đột ngột là tình trạng huyết áp tăng cao một cách nhanh chóng và bất thường, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Những loại thịt giúp cải thiện thị lực

Những loại thịt giúp cải thiện thị lực

Thịt là nguồn cung cấp dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe tổng thể, bao gồm cả thị lực. Dưới đây là những loại thịt giúp cải thiện thị lực.
Ngày Tết ăn nhiều trái cây, liệu có cần bỏ cắt bớt rau củ khỏi chế độ ăn?

Ngày Tết ăn nhiều trái cây, liệu có cần bỏ cắt bớt rau củ khỏi chế độ ăn?

Nhiều ý kiến cho rằng: "Trong dịp Tết ăn nhiều loại trái cây đắt tiền, tươi ngon như thế là đủ cung cấp vitamin và khoáng chất, không cần thiết phải ăn thêm rau". Với ý kiến trên có phải là chế độ ăn lành mạnh và hợp lý?
Kiểu ăn bánh chưng sau Tết sẽ “hại đơn, hại kép” tới sức khỏe

Kiểu ăn bánh chưng sau Tết sẽ “hại đơn, hại kép” tới sức khỏe

Theo chuyên gia khi bánh chưng bị mốc đó là dấu hiệu đã bị hỏng, cần phải bỏ ngay. Kể cả khi cắt bỏ phần đầu hay phía ngoài chiếc bánh, chỉ ăn phần trong không bị mốc vẫn nguy hiểm. Vì vi khuấn, nấm mốc đã tấn công vào trong chiếc bánh.
Trà - "cứu tinh" cho hệ tiêu hóa ngày Tết

Trà - "cứu tinh" cho hệ tiêu hóa ngày Tết

Trà là thức uống tuyệt vời giúp giải quyết vấn đề tiêu hóa trong dịp Tết. Các loại trà có thành phần hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp giảm đầy hơi, chướng bụng...
Những loại hạt ngày Tết tốt cho sức khỏe

Những loại hạt ngày Tết tốt cho sức khỏe

Các loại hạt là món ăn quen thuộc và không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Không chỉ thơm ngon, chúng còn cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu những loại hạt ngày Tết tốt cho sức khỏe qua bài viết sau.
Giải độc gan ngày Tết với những thực phẩm quen thuộc

Giải độc gan ngày Tết với những thực phẩm quen thuộc

Trong dịp Tết, gan thường quá tải do phải xử lý lượng lớn chất béo, đường và rượu bia. Giải độc gan là cần thiết để cơ thể phục hồi và hoạt động hiệu quả hơn.
Thực phẩm ngày Tết ảnh hưởng đến giấc ngủ và cách khắc phục

Thực phẩm ngày Tết ảnh hưởng đến giấc ngủ và cách khắc phục

Mất ngủ thường được nhận biết qua các biểu hiện như khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ sâu, giấc ngủ không chất lượng hoặc thậm chí thức trắng cả đêm.
Những thói quen rửa đũa tai hại, càng rửa càng bẩn thêm

Những thói quen rửa đũa tai hại, càng rửa càng bẩn thêm

Trong bữa cơm của người Việt, đũa là vật dụng không thể thiếu. Đũa dùng để xào nấu, để ăn cơm. Tùy vào mục đích sử dụng mà đũa được phân chia thành 2 loại chính là đũa dùng 1 lần và đũa dùng nhiều lần.
Kỹ năng thoát nạn khi ôtô lao xuống ao, sông, hồ

Kỹ năng thoát nạn khi ôtô lao xuống ao, sông, hồ

Theo Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, nếu trong trường hợp ô tô lao xuống nước, nguồn điện trong xe ô tô còn 3 phút và ô tô sẽ nổi trên mặt nước khoảng 30 giây đến 2 phút. Nếu bình tĩnh xử lý, bạn vẫn có thể tự thoát và bơi ra ngoài xe.
Mứt gừng ngày Tết không chỉ là món ăn ngon mà còn là "vị thuốc" quý

Mứt gừng ngày Tết không chỉ là món ăn ngon mà còn là "vị thuốc" quý

Với hương vị ngọt ngào, cay nồng đặc trưng mứt gừng không chỉ là món ăn ngon mà còn là "vị thuốc" quý, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe trong dịp Tết

Đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe trong dịp Tết

Đi bộ là một hoạt động thể chất tuyệt vời, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt là trong dịp Tết.
Những món ăn mang lại may mắn cho năm mới

Những món ăn mang lại may mắn cho năm mới

Năm mới đến, chúng ta thường chuẩn bị những món ăn mang ý nghĩa may mắn để đón một năm mới an lành và tài lộc. Dưới đây là một số món ăn mang lại ý nghĩa may mắn.
Bí quyết giảm hơi thở có mùi sau khi uống rượu, bia ngày Tết

Bí quyết giảm hơi thở có mùi sau khi uống rượu, bia ngày Tết

Hơi thở có mùi sau khi uống rượu, bia là vấn đề thường gặp, đặc biệt trong dịp Tết. Áp dụng các bí quyết đơn giản giúp bạn khắc phục tình trạng này hiệu quả.
Bí quyết duy trì chế độ ăn uống lành mạnh ngày Tết

Bí quyết duy trì chế độ ăn uống lành mạnh ngày Tết

Dịp Tết là thời điểm để các gia đình quây quần bên nhau. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe trong dịp Tết, chúng ta cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học.
Bài tập đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả, phù hợp cho những ngày Tết bận rộ

Bài tập đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả, phù hợp cho những ngày Tết bận rộ

Mỗi dịp lễ Tết đến, nhiều người lại có xu hướng lơ là việc rèn luyện thể chất, thường viện cớ bận rộn không có thời gian và tự nhủ rằng sau Tết sẽ tập lại. Thế nhưng, nếu để gián đoạn thời gian dài tập luyện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tổng thể liệu trình tập luyện.
Cách giảm tác hại của rượu bia trong dịp Tết

Cách giảm tác hại của rượu bia trong dịp Tết

Tết đến xuân về là dịp để mọi người sum họp, nhưng cũng là thời điểm mà việc tiêu thụ rượu bia tăng cao. Dưới đây là những cách giảm tác hại của rượu bia.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: "Ăn thịt gà tốt hơn thịt lợn"

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: "Ăn thịt gà tốt hơn thịt lợn"

Theo các chuyên gia, rất khó để so sánh chi tiết giữa thịt lợn và thịt gà loại nào tốt hơn, vì mỗi loại đều có giá trị riêng về mặt dinh dưỡng. Tuy nhiên, xét về phương diện tác động tới sức khỏe thì thịt gà được đánh giá là lành mạnh và tốt hơn.
Rau cải cúc vừa giúp "quét" mỡ thừa, vừa chống tăng huyết áp ngày Tết

Rau cải cúc vừa giúp "quét" mỡ thừa, vừa chống tăng huyết áp ngày Tết

Việc ăn đủ rau trong dịp Tết là rất cần thiết, nhưng để chọn được loại rau phù hợp giúp quét mỡ thừa, phòng chống đột quỵ thì không phải ai cũng biết.
Những điều cần chú ý khi lì xì cho trẻ em trong dịp Tết

Những điều cần chú ý khi lì xì cho trẻ em trong dịp Tết

Khi Tết đến, người vui nhất là các em nhỏ, vì các em được nghỉ học, chơi đùa thỏa thích và còn được nhận tiền lì xì. Khi lì xì cho trẻ em, có một số chi tiết cha mẹ cần lưu ý để tránh những rắc rối không đáng có.
Cẩn trọng với “đặc sản độc lạ” ngày tết

Cẩn trọng với “đặc sản độc lạ” ngày tết

Nhiều món ăn độc lạ được mang ra đãi khách dịp Tết. Song chuyên gia cảnh báo mối nguy gây dị ứng, nổi bề đay, thậm chí sốc phản vệ hoặc nhiễm ký sinh trùng nếu chế biến sai cách.
Loài hoa đẹp trưng ngày Tết nào có thể nguy hại đến sức khoẻ?

Loài hoa đẹp trưng ngày Tết nào có thể nguy hại đến sức khoẻ?

Có rất nhiều loại hoa quen thuộc được trưng trong dịp Tết Nguyên đán vừa để trang trí, vừa mang lại tài lộc. Thế nhưng ít ai biết được rằng có một số loại hoa dù đẹp nhưng chúng chứa chất độc, có thể gây nhiều nguy hại đến sức khoẻ.
Không khí lạnh mới tăng cường, Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó

Không khí lạnh mới tăng cường, Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó

Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động theo dõi sát tình hình; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là.
Những lưu ý cho người bệnh tim mạch dịp Tết

Những lưu ý cho người bệnh tim mạch dịp Tết

Tết là dịp vui chơi nhưng cũng dễ gây vấn đề sức khỏe cho người bệnh tim mạch do xáo trộn thói quen sinh hoạt. Để bảo vệ sức khỏe, người bệnh cần lưu ý.
Cách nào phòng tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết?

Cách nào phòng tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết?

Năm 2024, những vụ ngộ độc thực phẩm đã liên tiếp xảy ra, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng. Tết Ất Tỵ đang đến rất gần, Tết là dịp mọi người cùng nhau quây quần bên mâm cơm đoàn viên trong không khí ấm áp, hạnh phúc. Vậy làm thế nào để chúng ta có một cái Tết an toàn, trọn vẹn?
Người bệnh gout nên tránh ăn gì trong dịp Tết?

Người bệnh gout nên tránh ăn gì trong dịp Tết?

Tết là dịp sum họp gia đình và thưởng thức các món ăn truyền thống, nhưng với người bệnh gout nên hạn một số món ăn để bảo vệ sức khỏe.
Những thói quen dễ tăng cân trong dịp Tết

Những thói quen dễ tăng cân trong dịp Tết

Tết là dịp để thưởng thức nhiều món ngon, nhưng cũng dễ hình thành các thói quen làm tăng cân. Vậy những thói quen nào khiến chúng ta dễ tăng cân trong dịp Tết?
Những lưu ý giúp mẹ bầu "vượt cạn" ngày Tết an toàn

Những lưu ý giúp mẹ bầu "vượt cạn" ngày Tết an toàn

Người xưa có câu “cửa sinh là cửa tử”, vì vậy việc chuẩn bị cho hành trình vượt cạn của người mẹ diễn ra suôn sẻ vô cùng quan trọng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động