Các doanh nghiệp tìm cơ hội kinh doanh trong dịp Tết Nguyên đán. |
Nắm bắt xu hướng tiêu dùng để chuẩn bị nhiều phương án
Bà Nguyễn Thị Hương Ngọc, Giám đốc Mua hàng Ngành hàng Fresh Bách Hóa Xanh cho biết, đơn vị này đã chuẩn bị nhiều phương án cho dịp cao điểm mua sắm cuối năm và Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Theo bà Ngọc, xu hướng người Việt đang thay đổi cách đón Tết. Cụ thể, người dân không mua quá nhiều thực phẩm để tích trữ, đi du lịch trong dịp Tết nhiều hơn. Chính vì vậy, việc mua sắm của người dân dịp cao điểm Tết cũng không gây áp lực quá nhiều lên các siêu thị.
“Người dân mua sắm nhiều vào dịp lễ Giáng sinh, Tết dương lịch và cận Tết Nguyên đán (26-30 tháng Chạp). Lượng thực phẩm tươi sống mà Bách Hóa Xanh phục vụ trong những dịp này tăng từ 30 – 50% so với ngày bình thường”, bà Ngọc nói.
Cũng theo bà Ngọc, hiện nay, nhu cầu thực phẩm tươi sống ở khu vực phía Bắc đang tăng mạnh sau cơn bão Yagi. Điều này tác động phần nào lên giá cả trên thị trường. Tuy nhiên, các nhà cung cấp thực phẩm nỗ lực kiểm soát giá cả, không tăng giá bán trong giai đoạn cuối năm.
Bà Ngọc chia sẻ, với ngành hàng tươi sống, mỗi ngày, hơn 1.700 cửa hàng Bách Hóa Xanh đang nhập bình quân khoảng 250 tấn thịt để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng, tương đương 7.500 tấn/tháng. Trong đó có hơn 1.000 tấn gà tươi/tháng.
Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp, trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Sơn La đang tích cực tái đàn, chuẩn bị nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025.
Ngoài thịt gà, thịt lợn cũng là thực phẩm được tiêu thụ nhiều trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Đáp ứng nhu cầu thị trường, các cơ sở chăn nuôi lợn thịt trong tỉnh đang tập trung chăm sóc, phòng bệnh cho đàn lợn, để kịp xuất bán. Với kinh nghiệm gần 40 năm trong lĩnh vực chăn nuôi, ngay từ giữa năm, Công ty Chăn nuôi Lộc Phát BLLT đã chủ động tái đàn, gối đàn trước Tết tối thiểu 5 tháng, chuẩn bị đủ lượng thức ăn và vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn. Từ nay đến giáp Tết, công ty sẽ cung ứng ra thị trường khoảng 1.000 tấn lợn thịt và 5.000 con lợn giống.
Theo thống kê, hiện nay, toàn tỉnh Sơn La có trên 1,3 triệu con gia súc, trên 7,7 triệu con gia cầm. So với cùng kỳ năm trước, đàn lợn tăng 1,59%; đàn gà tăng 0,17%; đàn bò tăng 4,09%; đàn dê tăng 4,78%.
Doanh nghiệp xuất khẩu tìm cơ hội kinh doanh ngay trên "sân nhà"
Hệ thống dây chuyền sấy của Vinamit. |
Trả lời Người Lao Động, ông Hoàng Mạnh Cường, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Vinaxo (Tiền Giang), chuyên về trái cây sấy, cho biết năm nay sẽ tham gia thị trường mùa tết trong nước, thay vì chỉ tập trung xuất khẩu như trước.
Công ty sẽ đưa ra thị trường nhiều loại trái cây sấy, trong đó có dòng trái cây sấy mộc mà người tiêu dùng quốc tế đang rất ưa chuộng với giá vừa phải để chào sân khách hàng nội địa. "Dòng sản phẩm này chỉ bán tốt vào mùa Tết và phân khúc quà biếu, khách du lịch. Chúng tôi sẽ đẩy hàng hóa lên kênh thương mại điện tử, bán trực tiếp đến người tiêu dùng để tối ưu hóa về sản xuất cũng như dòng tiền" - ông Cường nói.
Ông Nguyễn Thanh Hiền, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Tomcare (thương hiệu tương ớt lên men Chilica, TP HCM), thông tin thị trường nội địa mới chiếm 1% doanh số công ty, 99% còn lại đến từ xuất khẩu.
Do vậy, tết này ông sẽ đẩy mạnh thị trường nội địa, với mong muốn đưa hàng chất lượng cao phục vụ người Việt. "Nhiều người gặp tôi hay nói nửa đùa nửa thật, hàng tốt mấy ông gom đi xuất khẩu hết. Tôi dân trong nghề nghe cũng nhột. Hơn nữa, khi đã thành công ở nước ngoài, doanh nhân Việt nào cũng muốn vinh quy bái tổ, có thương hiệu mạnh ở Việt Nam" - ông Hiền bộc bạch.
Ông Hiền thừa nhận trước giờ tương ớt Chilica chưa làm tốt ở thị trường trong nước nên năm nay muốn tận dụng mùa cao điểm tết để tăng thị phần. "Trước giờ, tư duy của DN là bán hàng thì phải có lời ngay nên chưa có chính sách hỗ trợ nhà phân phối phát triển thị trường. Còn hiện tại, chúng tôi sẵn sàng bán hàng trong nước không lợi nhuận để có thị phần. Đây cũng là cách đầu tư cho thương hiệu còn lợi nhuận đã có mảng xuất khẩu gánh" - ông Hiền bày tỏ.
Ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm G.C (GC Food) chuyên sản phẩm nha đam, thạch dừa là hàng giải nhiệt, có mức tiêu thụ thấp điểm vào mùa tết nhưng năm nay DN có kế hoạch tăng trưởng mùa tết gấp hai.
Để thực hiện mục tiêu này, công ty phát triển thêm các sản phẩm phù hợp mùa tiêu dùng cuối năm như thạch Jelly ZenZen có thành phần nha đam và thạch dừa đường đen, các sản phẩm được dùng nhiều trong dịp gặp gỡ, tiệc tùng, đặc biệt là cho giới trẻ và trẻ em. DN cũng phát triển bao bì để sản phẩm làm quà tặng tết. "Mới đây, DN tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử và livestream để tăng cường nhận diện thương hiệu, cũng như tiếp cận khách hàng mới" - ông Thứ chia sẻ.
Siêu thị, doanh nghiệp “tung chiêu” khuyến mại kích cầu mua sắm Tết |
Dự kiến sức mua dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn tăng hơn 10% |
Sức mua yếu, nhiều mặt hàng giảm giá tới 80% dịp cận Tết |