Bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng, Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng, chống dịp nghỉ lễ

Bộ Y tế cho biết, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên trong bối cảnh chung của thế giới, Việt Nam đã ghi nhận rải rác các ca mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng.

Theo Bộ Y tế, hiện nay, tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, trong đó một số bệnh như sởi, ho gà... ghi nhận gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Tháng 4 này, tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Trong nước, Bộ Y tế cho biết, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên trong bối cảnh chung của thế giới, Việt Nam đã ghi nhận rải rác các ca mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng, Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng, chống dịp nghỉ lễ

Một số bệnh lưu hành như tay chân miệng, bệnh dại, hiện cũng có số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023. Trong tháng 4/2024, đã ghi nhận ca tử vong do cúm A(H5N1). Đây là trường hợp mắc thứ 2 kể từ năm 2014; đồng thời nước ta ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc cúm A(H9N2).

Chủ động phòng bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch

Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024 sắp tới, nhu cầu đi lại tăng cao, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh và công tác tiêm chủng mở rộng.

Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân ban hành định mức chi cho hoạt động y tế dự phòng, để chủ động triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh. Bố trí đầy đủ kinh phí cho việc triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và công tác tiêm chủng mở rộng từ nguồn kinh phí địa phương theo phương châm 4 tại chỗ đảm bảo đúng quy định.

Đồng thời, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh ngay từ cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế; phối hợp chặt chẽ với các viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur chủ động phân tích tình hình và đánh giá nguy cơ để đề xuất, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, kịp thời.

Xây dựng, triển khai phương án cụ thể sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch hè 2024; tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại tất cả các tuyến; đảm bảo hoạt động của các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động để sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.

Bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng, Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng, chống dịp nghỉ lễ
Bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng, Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng, chống bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè

Phải quyết liệt xử lý triệt để ổ dịch

Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, xử lý triệt để ổ dịch, không để bùng phát hoặc phát sinh mới các ổ dịch, nhất là các bệnh truyền nhiễm có số mắc, tử vong cao.

Đối với bệnh dại, cần đảm bảo đủ và tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao, bố trí mỗi huyện có ít nhất 1 điểm tiêm, ở những nơi địa bàn rộng và địa hình khó khăn xem xét bố trí thêm điểm tiêm phòng; tăng cường sự phối hợp với ngành nông nghiệp giám sát chặt chẽ các trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn, hướng dẫn tiêm phòng và xử lý ổ dịch kịp thời.

Với bệnh sốt xuất huyết, thực hiện mạnh mẽ chiến dịch truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy). Tuyên truyền để người dân hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng, xác định các điểm có nguy cơ cao và tổ chức phun hóa chất chủ động theo quy định...

Với bệnh tay chân miệng, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh, lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục và đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục, nhất là các trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng lớp học và có đủ ánh sáng; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân; theo dõi chặt chẽ sức khỏe học sinh, phát hiện kịp thời những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh và thông báo cho cơ sở y tế để phối hợp xử lý kịp thời.

Với các bệnh được dự phòng bằng vaccine (sởi, ho gà, bạch hầu...), đẩy mạnh triển khai kế hoạch tiêm chủng năm 2024, thực hiện tốt tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng; tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ...

Thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, kịp thời điều trị, cấp cứu người bệnh, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong và thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn...

Thường xuyên rà soát, đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực... đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ.

Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác phòng chống dịch, tập trung vào khu vực ghi nhận các trường hợp mắc bệnh, có nguy cơ bùng phát dịch và các địa phương chưa quản lý tốt đối tượng tiêm chủng, có tỷ lệ tiêm chủng thấp; đồng thời chủ động chỉ đạo, hỗ trợ tuyến dưới trong phòng, chống dịch...

Sởi, thủy đậu - bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, cần làm gì để phòng bệnh? Sởi, thủy đậu - bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, cần làm gì để phòng bệnh?
Bộ Y tế ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 Bộ Y tế ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023
Những bệnh truyền nhiễm qua nguồn nước cần lưu ý Những bệnh truyền nhiễm qua nguồn nước cần lưu ý
Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cùng mang chất độc Alkaloid tương tự lá ngón nhưng tại sao loại cây này lại được coi là thảo dược quý?

Cùng mang chất độc Alkaloid tương tự lá ngón nhưng tại sao loại cây này lại được coi là thảo dược quý?

Thiên lý không chỉ là giống cây trồng làm cảnh đẹp mà còn là nguồn thực phẩm đa dạng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe đồng thời là thành phần quan trọng trong những bài thuốc dân gian, truyền thống để chữa nhiều loại bệnh.
Những ai nên hạn chế ăn bánh trung thu?

Những ai nên hạn chế ăn bánh trung thu?

Người có hệ tiêu hóa kém, phụ nữ mang bầu, người mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều bánh trung thu.
Ai có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp?

Ai có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp?

Yếu tố nguy cơ không cho chúng ta biết mọi thứ. Có một hoặc một vài yếu tố nguy cơ, không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh. Và nhiều người mắc bệnh có thể có ít hoặc không có yếu tố nguy cơ nào. Ngay cả khi một người bị ung thư tuyến giáp có yếu tố nguy cơ, cũng rất khó để biết được yếu tố nguy cơ đó có thể góp phần gây ra ung thư đến mức nào. Các nhà khoa học đã tìm thấy một vài yếu tố nguy cơ có thể mắc ung thư tuyến giáp.
Lá mướp – thuốc quý cho gan, mắt và da nhưng ít người biết

Lá mướp – thuốc quý cho gan, mắt và da nhưng ít người biết

Trong y học cổ truyền, mướp là cây thuốc quý bởi tất cả các bộ phận của loài cây này đều mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Trong đó, lá mướp có rất nhiều công dụng thần kì mà cách dùng lại vô cùng đơn giản nhưng đa số lại bị mọi người vứt bỏ.
Hơn 150 công nhân ở Phú Thọ nhập viện do chất histamine trong cá thu ù kho

Hơn 150 công nhân ở Phú Thọ nhập viện do chất histamine trong cá thu ù kho

Hơn 150 công nhân Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam phải nhập viện do ngộ độc món cá thu ù kho.
Tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng từ các loại thịt

Tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng từ các loại thịt

Thịt là nguồn cung cấp protein, sắt và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Tuy nhiên, để tận hưởng lợi ích của thịt mà không gây hại cho sức khỏe, bạn cần biết cách lựa chọn và chế biến đúng cách.
Bộ Y tế đề nghị sử dụng vitamin A điều trị sởi ở trẻ em

Bộ Y tế đề nghị sử dụng vitamin A điều trị sởi ở trẻ em

Bộ Y tế vừa ban hành công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em.
Thành tựu trong đấu tranh phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam

Thành tựu trong đấu tranh phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam

Trong 20 năm qua, khoảng 451 nghìn người đã không bị nhiễm HIV nhờ những nỗ lực y tế công cộng to lớn của ngành y Việt Nam để ngăn chặn virus HIV
Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo nhân lực trực khám, cấp cứu dịp lễ Quốc khánh 2/9

Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo nhân lực trực khám, cấp cứu dịp lễ Quốc khánh 2/9

Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã phát đi văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Y tế các Bộ, ngành về việc đảm bảo công tác khám, chữa bệnh trong dịp lễ Quốc khánh 2/9.
Ngăn chặn kịp thời gần 500kg tôm chứa tạp chất đang lưu thông trên thị trường

Ngăn chặn kịp thời gần 500kg tôm chứa tạp chất đang lưu thông trên thị trường

Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, hơn 500kg tôm chứa tạp chất, không có hóa đơn, chứng từ vừa được lực lượng chức năng phát hiện tại Kiên Giang và chưa xác định được chủ sở hữu.
Nhiều vi phạm tại Nha khoa T.T

Nhiều vi phạm tại Nha khoa T.T

Thanh Tra Sở Y tế Đắk Lắk kiểm tra, phát hiện Phòng khám Nha khoa T.T ở TP Buôn Ma Thuột hoạt động chưa được cấp phép và có nhiều vi phạm.
Báo động về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam

Báo động về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới. Tại Việt Nam, tần suất mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trung bình và nặng đứng cao nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Cẩm nang chọn bánh trung thu vừa ngon, vừa an toàn cho sức khỏe

Cẩm nang chọn bánh trung thu vừa ngon, vừa an toàn cho sức khỏe

Với thị trường bánh trung thu đa dạng, phong phú như hiện nay thì vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm luôn được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Để chọn mua được chiếc bánh an trung thu toàn cho cả gia đình, người mua cần lưu ý một số điều như dưới đây.
Tắm Enzyme – phương pháp chăm sóc sức khỏe độc đáo của người Nhật

Tắm Enzyme – phương pháp chăm sóc sức khỏe độc đáo của người Nhật

Ở "đất nước Mặt Trời mọc" rất nổi tiếng với những phương pháp chăm sóc sức khỏe độc đáo. Nhật Bản cũng được đánh giá là nơi có nhiều người sống lâu và có sức khỏe bền bỉ nhất thế giới. Và một trong những bí quyết của họ là sử dụng phương pháp tắm Enzyme.
WHO khởi động kế hoạch chiến lược toàn cầu kiềm chế bệnh đậu mùa khỉ

WHO khởi động kế hoạch chiến lược toàn cầu kiềm chế bệnh đậu mùa khỉ

Sau khi đưa ra cảnh báo về tình trạng gia tăng nhanh chóng của bệnh đậu mùa khỉ tại nhiều quốc gia, mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khởi động một chiến dịch toàn cầu mang tên "Kế hoạch chuẩn bị và ứng phó chiến lược" nhằm ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người.
Hà Nội ghi nhận thêm 17 ổ dịch sốt xuất huyết trong tuần qua

Hà Nội ghi nhận thêm 17 ổ dịch sốt xuất huyết trong tuần qua

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP.Hà Nội, trong tuần qua từ ngày 16/8 đến ngày 22/8, toàn Thành phố ghi nhận 234 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 40 trường hợp so với tuần trước đó. Về ổ dịch, trong tuần Hà Nội ghi nhận 17 ổ dịch sốt xuất huyết.
Những ai nên hạn chế ăn khoai tây?

Những ai nên hạn chế ăn khoai tây?

Khoai tây là một loại củ phổ biến và giàu dinh dưỡng, tuy nhiên, một số nhóm người nên hạn chế tiêu thụ loại củ này để đảm bảo sức khỏe.
Chuyên gia chỉ cách nhận diện thịt  lợn chứa chất tạo nạc

Chuyên gia chỉ cách nhận diện thịt lợn chứa chất tạo nạc

Thịt lợn là thực phẩm được tiêu thụ phổ biến nhất hiện nay. Nắm bắt tâm lý đó, trước khi bán ra thị trường, không ít cơ sở chăm nuôi đã sử dụng chất cấm để tạo nạc cho đàn lợn của mình.
Những thực phẩm giúp giảm ợ nóng hiệu quả

Những thực phẩm giúp giảm ợ nóng hiệu quả

Ợ nóng là tình trạng khó chịu mà nhiều người gặp phải. Để giảm thiểu tình trạng này, việc điều chỉnh chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm ợ nóng.
Cách trị ho không dùng thuốc

Cách trị ho không dùng thuốc

Các phương pháp trị ho tự nhiên không chỉ giúp làm dịu cơn ho mà còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Nâng cao chất lượng điều trị bệnh lý phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản

Nâng cao chất lượng điều trị bệnh lý phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản

Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh đã phối hợp cùng Bệnh viện Từ Dũ và Công ty TNHH Bayer Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Cập nhật điều trị bệnh lý phụ khoa hay gặp và chăm sóc sức khỏe sinh sản”. Đây là diễn đàn khoa học uy tín cho các bác sĩ sản phụ khoa cùng trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng thực hành lâm sàng trên mô hình thực tế.
Trước thềm năm học, bố mẹ cần làm gì để trẻ ít nguy cơ nhiễm bệnh?

Trước thềm năm học, bố mẹ cần làm gì để trẻ ít nguy cơ nhiễm bệnh?

Mùa tựu trường là giai đoạn thời tiết thay đổi, cộng thêm việc tiếp xúc môi trường đông người sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất, giúp trẻ đảm bảo an toàn khi quay lại trường học.
Thu hồi giấy đăng ký lưu hành 2 loại thuốc Botox điều trị rối loạn

Thu hồi giấy đăng ký lưu hành 2 loại thuốc Botox điều trị rối loạn

Cục Quản lý Dược đã ban hành Quyết định số 602/QĐ-QLD thông báo thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam đối với 2 loại thuốc Botox điều trị rối loạn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động