Bệnh thủy đậu có lây không? Những giai đoạn của bệnh thủy đậu như thế nào? Biểu hiện ra sao?
Tìm hiểu về bệnh thủy đậu có lây không, chúng ta cần hiểu rõ cơ chế của bệnh. Bệnh này diễn biến cấp tính với biểu hiện sốt nhẹ và phát ban. Các nốt ban mọc nhiều đợt trên cùng một vùng da và lây lan ra các vùng da trên cơ thể. Bằng mắt thường có thể thấy các nốt ban ở các lứa tuổi khác nhau: Từ nốt sần cứng, bọng nước trong, bọng nước đục cho đến nốt vảy.
Bệnh thủy đậu có lây không?
Bệnh thủy đậu là bệnh do virus thủy đậu (Varicellavirus) gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng cũng không hiếm ở người lớn. Với người lớn, bệnh thủy đậu còn biến chứng thành bệnh zona thần kinh, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho người lớn – đặc biệt là người già cả.
Là một bệnh do virus gây ra, nên câu hỏi bệnh thủy đậu có lây không rất dễ trả lời. Câu trả lời là có, thường lây qua tiếp xúc gần với người bệnh hoặc lây qua vật trung gian nhiễm khuẩn.
Khả năng truyền nhiễm từ người bị bệnh thủy đậu sang người lành thường diễn ra trong 1 - 2 ngày trước khi cơ thể người bệnh bắt đầu phát ban. Sau khi cơ thể người bệnh phát ban, bệnh vẫn có thể lây nhiễm. Chỉ đến khi các mụn nước cuối cùng trên da đã khô, đóng vảy và bong tróc thì khả năng lây nhiễm mới chấm dứt.
Tỷ lệ lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh khá cao, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm hoặc đụng chạm trực tiếp tới vùng da nhiễm bệnh. Chính vì thế, bệnh dễ bị bùng phát thành dịch trong phạm vi rộng theo địa lý. Tuy nhiên, đây là bệnh lành tính với đa số con người. Nó chỉ có biến tính nguy hiểm khi những người bị lây nhiễm có sức đề kháng quá yếu hoặc đang có vấn đề về sức khỏe.
Thời gian ủ bệnh của bệnh thủy đậu
Vốn là bệnh nhiễm khuẩn, lây qua đường không khí giọt nhỏ (aerosol), bệnh thủy đậu lây lan mạnh hơn trong các tháng lạnh. Dịch thủy đậu cũng có tính chất chu kỳ nhất định như dịch sởi.
Theo các nhà khoa học tính toán, bệnh thủy đậu ủ trong quãng thời gian từ 2 đến 3 tuần, thông thường trong khoảng 14 - 16 ngày.
Tuy vậy, thời gian có thể lây bệnh từ người bệnh không kéo dài, dài nhất là 5 ngày sau khi xuất hiện lớp bọng nước đầu tiên. Thời kỳ lây bệnh từ 1 – 2 ngày trước khi phát ban.
Điểm đáng chú ý là khả năng lây lan cấp thứ 2 (cấp thứ phát) ở bệnh thủy đậu cũng khá cao, lên tới 70-90% nếu sống cùng trong gia đình. Bệnh nhân zona có thể lan truyền bệnh trong một tuần sau khi mọc ban. Cơ thể cảm nhiễm có thể bị mắc bệnh sau khi phơi nhiễm 10 - 21 ngày.
Các triệu chứng của bệnh thủy đậu theo giai đoạn
Bệnh thủy đậu từ lúc nhiễm đến lúc lành bệnh kéo dài khoảng 30 - 40 ngày.
Khi ủ bệnh, người bệnh không có triệu chứng nên rất khó phát hiện. Thời gian ủ bệnh từ 10 – 20 ngày.
Khi phát bệnh (giai đoạn khởi phát): Người bệnh có triệu chứng sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi. Cơ thể người bệnh xuất hiện nốt ban đỏ với đường kính bé chỉ vài milimet trong vài ngày đầu. Các triệu chứng khác có thể gồm mọc hạch sau tai hoặc viêm họng.
Giai đoạn toàn phát: Đây là lúc người bệnh có thể bị sốt cao, chán ăn, buồn nôn, đau đầu, nhức mỏi các cơ, rất mệt mỏi. Một số trường hợp có thể không có các triệu chứng này. Điểm đặc trưng nhất của giai đoạn này là các nốt ban đỏ phát thành những nốt phỏng nước hình tròn, có đường kính từ 1-3mm, gây ngứa, rát và rất khó chịu.
Trong thời gian ngắn, các mụn nước lan ra khắp cơ thể, to dần. Thậm chỉ có thể mọc ở niêm mạc miệng, gây khó khăn cho ăn uống và sinh hoạt. Nếu bị nhiễm trùng, các mụn nước sẽ có hiện tượng phát mủ màu đục, kích thước lớn.
Phục hồi: Giai đoạn này bắt đầu sau khoảng từ 7 – 10 ngày phát bệnh. Các mụn nước hoặc vỡ ra, khô lại, bong vảy, hoặc xẹp dần và cứng lại. Việc vệ sinh các nốt thủy đậu ở giai đoạn này rất quan trọng, nhằm tránh để bệnh nhân bị nhiễm trùng và để lại sẹo rỗ.
Những biến chứng của bệnh thủy đậu và cách phòng ngừa
Tuy là bệnh lành tính nhưng thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng, lở loét, viêm tai giữa, viêm thanh quản. Một số biến chứng nặng như gây viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm thận, viêm cầu thận,... có thể dẫn đến tử vong.
Để phòng ngừa bệnh thủy đậu, cách tốt nhất là đi khám ở bác sĩ chuyên khoa và nghe theo hướng dẫn, đặc biệt là các trường hợp có biến chứng cần tới bệnh viện ngay lập tức.
Bệnh thủy đậu gây nhiều ảnh hưởng tới thẩm mỹ con người, vì thế quan trọng là giữ gìn vệ sinh, ăn mặc thoáng mát, giữ lưu thông mồ hôi cơ thể để tránh gây bức bí. Đồ dùng cá nhân liên quan đến người bệnh cần được khử trùng sạch sẽ theo nhiều phương pháp. Người bệnh cũng cần chủ động cách ly tránh gây lây truyền bệnh sang cho người khác.
Theo SKCĐ