Một số công dụng của rau Sam đối với sức khỏe Một số công dụng của cây hoa Xuyến Chi đối với sức khỏe Cà gai leo: Cây thảo dược có tác dụng điều trị hiệu quả đối với các bệnh lý về gan |
![]() |
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, trong đó nguyên nhân chủ yếu đó là vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Hay Căng thẳng, buồn phiền, tức giận, lo lắng, sợ hãi khiến mất cân bằng chức năng cho dạ dày làm dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị tổn thương gây viêm loét dạ dày.
Cũng có thể do chế độ ăn uống và sinh hoạt đã ảnh hưởng tới lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày và gây loét dạ dày. Sau đây là một số thảo dược có tác dụng điều trị bệnh viêm loát dạ dày.
Chữa viêm loét dạ dày với cây Lược Vàng
Hiện nay có rất nhiều người dùng cây Lược vàng để chữa viêm loát dạ dày. Bởi vì lá Lược Vàng có chứa nhiều hoạt chất, vi lượng như steroid, flavonoid, quercetin, vitamin C, phytosterol… có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.
Cách dùng: Hái vài lá Lược Vàng, đem đi rửa sạch, ngâm nước muối và để ráo. Sau đó thái thành những miếng nhỏ, mỗi bữa ăn, nhai và nuốt nước. Thời gian ăn từ 2-3 lần mỗi ngày.
Chữa viêm loét dạ dày với cây Nhọ Nồi
Theo Y học cổ truyền, Nhọ Nồi là loại dược liệu quý được dùng phổ biến để điều trị các chứng: Chảy máu, xuất huyết dạ dày, viêm loét và đi ngoài ra máu.
![]() |
Theo y học hiện đại, Nhọ Nồi có chứa các hoạt chất như: Tanin, Flavonozit và Carotene, Vitamin K có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc khỏi sự tấn công của dịch axit. Có tác dụng cải thiện tiêu hóa và chống viêm loét, ngăn ngừa hiện tượng xuất huyết dạ dày.
Cách dùng:Nhọ nồi và Liên Cập Thảo mỗi thứ 20g; Lộ Thảo 15gr cùng 4 quả táo. Rồi đem tất cả những dược liệu này đi rửa sạch, để ráo. Sau đó cho vào nồi sắc thuốc với 1 lít nước, đun sôi lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng 300ml. Chắt thuốc ra bắt, chia làm 2 phần uống sau bữa ăn trưa và tối sử dụng trong 30 ngày
Chữa viêm loét dạ dày với lá Trầu không
Theo Đông y, lá Trầu không có vị cay dùng để kháng viêm nhiễm làm trung hòa axit trong dạ dày. Ngoài ra, lá trầu không còn có chứa hoạt chất tanin có khả năng làm lành các tổn thương và vết loét hiệu quả.
![]() |
Cách dùng: Hái 4-5 lá Trầu không, rửa sạch và ngâm nước muối để ráo. Sau đó cho lá vào nồi nước đun sôi khoảng 10 phút, liều dùng trong 30 ngày.
Trên đây là một số thỏa dược quanh nhà có tác dụng điều trị bệnh viêm loét dạ dày vô cùng hữu ích.