Tác dụng tuyệt vời của trái dứa không phải ai cũng biết Bà bầu ăn dứa được không? Loại cây dại mọc đầy rừng, người dân đi hái mang về ăn vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe |
Dứa có các tên gọi khác như là: Khóm, thơm, ba la, tên khoa học Ananas comosus, là một loại quả nhiệt đới. Dứa là cây bản địa của Paraguay và miền nam Brasil.
Quả dứa thường gọi thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại, còn quả thật là các "mắt dứa". Dứa được ăn tươi hoặc đóng hộp dưới dạng khoanh, miếng, nước ép hoặc nước quả hỗn hợp. Có hai loại dứa, dứa có gai và không có gai: Dứa có gai, miền Tây gọi là "khóm" còn không có gai gọi là "thơm".
Thành phần dinh dưỡng nổi bật của dứa
Trên thực tế, để biết được ăn dứa giảm cân hay ăn dứa tác dụng gì thì cần phải hiểu về thành phần dinh dưỡng của loại quả này.
Dứa chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như: vitamin A, vitamin C, vitamin B6, folate, sắt, kẽm, canxi, mangan... Trong đó, vitamin C rất cần thiết cho sự tăng trưởng, đồng thời giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh và hấp thu sắt từ bữa ăn hàng ngày. Còn mangan là một chất khoáng tự nhiên giúp tăng trưởng, ăn dứa thường xuyên sẽ duy trì sự trao đổi chất lành mạnh và có đặc tính chống oxy hoá.
Ai không nên ăn dứa?
Người có cơ địa dị ứng
Trong quả dứa có men bromelin là một loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau. Nhưng rất nhiều người dị ứng loại men này. Sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn, bromelin kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại, nặng hơn là khó thở.
Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...
Người bệnh đái tháo đường
Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì. Nếu người mắc bệnh đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Người bệnh tăng huyết áp
Người bệnh tăng huyết áp cũng là một trong những đối tượng nên hạn chế ăn dứa. Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.
Bệnh nhân bị viêm răng, lở loét khoang miệng
Đây cũng là những đối tượng nên hạn chế ăn dứa. Chất glucoside trong dứa có tác dụng kích thích mạnh với niêm mạc miệng, thực quản, khi ăn quá nhiều còn khiến tê bì ở lưỡi, cổ họng. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều dứa một lúc.
Người bị bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày
Người bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
Người dễ bốc hỏa
Cuối cùng, những người dễ bốc hỏa cũng không nên ăn dứa. Nhiều người sau khi ăn dứa xong khoảng từ 30 phút đến một giờ thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa dữ dội khắp người, ngay sau đó thì cảm thấy nóng bừng và nổi mẩn. Đây là hiện tượng bốc hỏa. Đối với những người đã bị một lần rồi càng phải thận trọng khi ăn dứa, tốt nhất là nên ăn ít để thăm dò.
Những thực phẩm không nên ăn cùng dứa
Sữa
Quả dứa chứa nhiều axit, cụ thể là axit ascorbic (vitamin C). Trong khi đó, sữa chứa hàm lượng protein dồi dào. Khi ăn riêng lẻ, đây là hai loại thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên, kết hợp sữa với dứa, protein in sẽ phản ứng với axit ascorbic, gây kích ứng với dạ dày và ruột, tạo ra triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ như đau đầu, tiêu chảy. Trường hợp ăn nhiều có thể bị nặng hơn.
Trứng
Tương tự như sữa, trứng cũng chứa nhiều protein. Khi ăn trứng với dứa, protein trong trứng sẽ bị đặc lại, gây khó tiêu, nặng bụng.
Củ cải
Ăn dứa cùng với củ cải sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thực phẩm. Bên cạnh đó, nó cũng thúc đẩy việc chuyển đổi flavonoid trong dứa thành axit dihydroxybenzoic và axit ferulic, gây ra ức chế chức năng tuyến giáp và bướu cổ.
Hải sản
Hải sản không nên kết hợp với các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như dứa. Nguyên nhân là do hải sản có chứa asen pentavenlent. Khi gặp vitamin C, chất này sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín) gây ngộ độc. Với liều lượng lớn thạch tín có thể gây chết người.
Xoài
Xoài và dứa là những thực phẩm dễ gây dị dứng. Khi ăn chung hai loại quả này với nhau, nguy cơ dị ứng tăng lên gấp đôi, điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có cơ địa dị ứng.
Bà bầu ăn dứa được không? |
Tác dụng tuyệt vời của trái dứa không phải ai cũng biết |
Loại cây dại mọc đầy rừng, người dân đi hái mang về ăn vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe |