Chữa ho hiệu quả từ chanh đào mật ong Mật ong giả tràn lan trên thị trường, làm cách nào để nhận biết? 4 cách làm son dưỡng từ mật ong cho đôi môi căng mọng |
Quan sát bề mặt mật ong
Do ong được nuôi sẽ ăn đường hoặc ăn các nguồn thức ăn khác do con người cung cấp, khác với ong rừng sẽ hút mật hoa để sống. Vì vậy, mật ong rừng sẽ có lớp váng như phấn hoa bám lên miệng chai còn mật ong nuôi thì không có hoặc có rất ít.
Bên cạnh đó, mật ong rừng tự nhiên thường sẽ bao gồm cả nhộng ong, tạo nên lớp váng ở trên bề mặt hoặc dưới đáy chai. Mật ong nuôi trải qua quá trình xử lý nhân tạo sẽ không có lớp váng này.
Dựa vào sự thay đổi màu sắc của mật ong theo thời gian
Mật ong sau khi vừa được khai thác thường có màu vàng nhạt, theo thời gian sẽ dần chuyển sang màu vàng cam và khi để lâu sẽ chuyển sang màu vàng sẫm cánh gián.
Tùy thuộc vào nguồn thức ăn, điều kiện tự nhiên và thời gian khai thác mà mật ong rừng sẽ có màu khác nhau, nhưng nhìn chung màu sắc của mật ong rừng sẽ có sự thay đổi theo thời gian.
Ngược lại, mật ong nuôi thường được dùng hóa chất để tạo màu sắc bắt mắt sẽ không có sự thay đổi màu sắc theo thời gian.
Dựa vào mùi hương
Do ong rừng hút mật từ nhiều loài hoa nên mật ong rừng sẽ không có mùi hương đặc trưng của một loài hoa nào. Mật ong rừng có mùi thơm tự nhiên, nồng, ngọt đậm hơn cả đường và có mùi hơi ngái.
Mật ong nuôi thường ít mùi thơm hơn, ngọt nhạt, hôi hôi và hơi chua. Do ong nuôi được cho ăn mật hoa của một loài hoa nhất định nên thường sẽ mang hương thơm của loài hoa đó.
Dựa vào vị giác
Đây là cách phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi chính xác nhất. Khi nếm mật ong rừng sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh và cảm giác khé cổ, còn mật ong nuôi sẽ chỉ đạt vị ngọt nhưng không làm khé cổ.
Dựa vào độ tạo ga và tạo bọt
Mật ong rừng được tạo ra từ mật của nhiều loại hoa nên luôn tạo ra lượng khí ga và bọt nhiều. Khi được đóng chai, mật ong rừng sẽ tạo ra rất nhiều bọt và có khi làm bật cả nắp chai.
Chính vì vậy mà mật ong tự nhiên thường được đong với khoảng cách 5 - 10cm so với nắp chai để tránh tình trạng chèn ép khí ga dẫn đến nổ chai.
Ngược lại, mật ong nuôi thường bị hạn chế về số lượng các loại mật hoa và trải qua quá trình xử lý công nghiệp nên tạo ra rất ít bọt và khí ga.
Dựa vào giá mua
Mật ong rừng thường có giá khá đắt, khoảng 1.000.000 - 1.500.000 đồng/lít. Mật ong nuôi thường có giá rẻ hơn rất nhiều chỉ 200.000 - 400.000 đồng/lít.
Những loại mật ong có giá dưới 100.000 đồng/lít thường là mật ong giả hoặc bị pha đường. Chính vì vậy, bạn không nên mua những loại mật ong này để tránh gây hại cho sức khỏe.
Sử dụng nước ấm
Bạn hãy cho một ít mật ong vào nước ấm rồi khuấy lên, nếu thấy tỏa ra hương thơm thanh ngọt thì đó là mật ong rừng, còn mật ong nuôi sẽ có mùi nhạt và hơi chua.
Dùng tủ lạnh
Bạn hãy cho mật ong vào tủ lạnh khoảng 2 - 3 tiếng. Nếu khi lấy ra thấy mật ong đông cứng hoàn toàn thì đó là mật ong giả làm từ nước đường, nếu mật ong bị đông nửa chai thì đó là mật ong pha nước đường hoặc mật từ những con ong nuôi được cho ăn đường để sống.
Nếu mật ong xuất hiện một lớp kết tinh màu trắng đục ở bề mặt hoặc dưới đáy chai, phần mật còn lại vẫn sánh như khi để ở nhiệt độ thường thì đó chính xác là mật ong rừng ngon và nguyên chất.