Xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm giảm cả về lượng và giá trị Xuất khẩu gạo sang Bangladesh tăng mạnh với gần 500% Cảnh báo tình trạng giả mạo xuất xứ gạo Việt |
Nắm bắt thời cơ, đẩy mạnh xuất khẩu
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), hiện tại hoạt động logistics của Ấn Độ đang gặp rất nhiều khó khăn khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại và gây ra khủng hoảng rộng trong xã hội. Trong khi đó, Việt Nam cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh và nguồn cung lúa gạo đang dồi dào nên có điệu kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu.
Bên cạnh đó, mới đây, chính quyền Philippines đã quyết định giảm thuế nhập khẩu gạo xuống còn 35% (trước đây là 40% đối với gạo nhập khẩu theo hạn ngạch và 50% đối với gạo nhập khẩu ngoài hạn ngạch) trong vòng 1 năm để tăng nguồn cung gạo, duy trì giá gạo phải chăng và giảm sức ép lạm phát. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày Văn phòng Tổng thống đăng công báo là ngày 17/5/2021 và có thời hạn hiệu lực trong 1 năm. Đây là cơ hội cho gạo Việt tăng xuất khẩu sang Philippines – một trong những thị trường lớn nhất của gạo Việt.
Xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục tăng cao trong nửa cuối năm 2021 |
Ngoài ra, trong năm 2020, Việt Nam đã mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thông qua các hiệp định như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu âu (EVFTA), EEC, UKFTA. Năm 2021, với mức thuế ưu đãi trong các hiệp định trên, gạo Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh và cơ hội tăng trưởng tại EU, Anh và các nước thuộc Liên minh Á–Âu.
Chính vì vậy, các chuyên gia thương mại cũng nhận định Việt Nam vẫn đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo trong quý II/2021. Đồng thời xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng cao trong nửa cuối năm 2021.
Số liệu của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 5 năm 2021 ước đạt 750.000 tấn với giá trị đạt 406 triệu USD, đưa tổng khối lượng gạo xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2021 đạt 2,7 triệu tấn.
Trong tháng 5/2021, giá gạo Việt Nam đạt 493 USD/tấn vào đầu tháng và giữ nguyên mức này. Hiện nay nhu cầu mua của các thương nhân nước ngoài không lớn và đang chờ đợi vụ thu hoạch Hè thu.
Gạo Việt Nam hoàn toàn đủ năng lực để cạnh tranh
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực trên thế giới năm 2021 vẫn ở mức cao. Sản lượng gạo nhập khẩu toàn cầu dự kiến khoảng 44,79 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020.
Một số thị trường dự kiến tiếp tục gia tăng nhập khẩu gạo là Philippines (tăng 13%), Côte d'Ivoire (tăng 9,1%), Ghana (tăng 5,6%) và Liên minh châu Âu (EU) (tăng 2,1%).
Trung Quốc sẽ vẫn là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất trong năm 2021 với 2,9 triệu tấn, đứng thứ hai là EU với 2,45 triệu tấn và thứ ba là Philippines với 2,2 triệu tấn. Đây đều là những thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam.
Ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho biết, gạo Việt Nam hoàn toàn đủ năng lực cả về số lượng và chất lượng để cạnh tranh với gạo của các nước trên thị trường thế giới |
Phân tích về các nước xuất khẩu gạo, USDA dự báo năm 2021 Ấn Độ tiếp tục là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (dự kiến xuất 15,5 triệu tấn, tăng 940.000 tấn so với năm 2020), Việt Nam duy trì vị trí thứ hai với 6,4 triệu tấn, tăng 233.000 tấn. Đứng thứ ba là Thái Lan dự kiến đạt 6,1 triệu tấn, tăng gần 400.000 tấn.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục chuyển dịch sang các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn. Cùng với đó, nông dân và các thương nhân xuất khẩu gạo ngày càng quan tâm hơn tới việc nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc và hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường như EU, Hàn Quốc, Mỹ.
Đánh giá về chất lượng gạo của Việt Nam và khả năng chinh phục thị trường quốc tế của gạo Việt, ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho biết, gạo Việt Nam hoàn toàn đủ năng lực cả về số lượng và chất lượng để cạnh tranh với gạo của các nước trên thị trường thế giới. Bởi người trồng lúa và doanh nghiệp chế biến gạo để xuất khẩu đã có sự chủ động trong việc nâng cao giá trị hạt gạo và cũng đã có sự thay đổi kịp thời các chủng loại gạo để sản xuất, đáp ứng nhu cầu, tín hiệu thị trường.
Cũng theo ông Trần Quốc Toản, trong thời gian qua các hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng đã có sự chủ động trong việc tìm kiếm thị trường cũng như trong việc thay đổi chủng loại gạo xuất khẩu phù hợp với nhu cầu và đáp ứng các nhu cầu khắt khe của các nước nhập khẩu, đồng thời thông tin cho người nông dân để có sự điều chỉnh trong quá trình sản xuất...
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, việc nâng cao chất lượng hạt gạo Việt phụ thuộc vào vấn đề cốt lõi nhất là chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.
Xuất khẩu gạo sang Philippines đạt 715.717 tấn trong 4 tháng |
Dự báo Việt Nam vẫn đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo |
Xuất khẩu gạo tăng tốc trở lại, thu về 362 triệu USD trong tháng 4 |