Xem hướng dẫn điều trị bệnh "ăn thịt người" Whitmore từ Bộ Y tế

Thời điểm này nhiều địa phương sẽ có mưa bão khiến môi trường ẩm ướt và bùn lầy, rất dễ đến sự bùng phát của khuẩn "ăn thịt người" Withmore. Cùng xem các khuyến cáo điều trị của Bộ Y tế cho căn bệnh này.
Bộ Y tế quyết định xếp bệnh đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B Bỏ túi bộ tips phòng bệnh "ăn thịt người" Whitmore Collagen Gluta Liza bị Bộ Y tế "tuýt còi"
Bộ Y tế hướng dẫn điều trị bệnh "ăn thịt người" Whitmore

Bệnh Whitmore là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Vi khuẩn sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập chủ yếu qua da. Bệnh thường gặp ở Bắc Úc và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận năm 1925, sau đó bệnh xuất hiện tại các địa phương trong cả nước và gia tăng trong thời gian gần đây.

Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và tỷ lệ tử vong cao ở những trường hợp viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính,...) có nguy cơ cao mắc bệnh.

Bộ Y tế hướng dẫn điều trị bệnh "ăn thịt người" Whitmore

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

1. Lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh từ 1 - 21 ngày, có thể kéo dài và khó xác định. Nhiễm trùng B. pseudomallei có thể là nhiễm trùng tiềm ẩn và tái kích hoạt giống bệnh lao.

1.1. Thể cấp tính

a) Các biểu hiện lâm sàng hay gặp

- Viêm phổi là thể bệnh hay gặp nhất, có biểu hiện lâm sàng giống với các viêm phổi mắc phải cộng đồng do các căn nguyên khác. Bệnh nhân có sốt cao, sốt rét run, ho đờm mủ. Tổn thương có thể tiến triển thành viêm phổi hoại tử dẫn đến suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn.

- Nhiễm khuẩn huyết cũng là thể bệnh hay gặp, có thể không xác định được đường vào, dễ diễn biến thành sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng gây tử vong.

b) Các biểu hiện lâm sàng ít gặp hơn

- Ổ áp xe trong ổ bụng: áp xe gan, áp xe lách, áp xe cơ thắt lưng chậu.

- Da và mô mềm: tổn thương đa dạng không đặc hiệu như loét da, áp xe dưới da, mụn mủ rải rác, viêm mô tế bào, viêm cân mạc, áp xe cơ.

- Thận tiết niệu: Viêm thận bể thận, viêm tiền liệt tuyến, áp xe tiền liệt tuyến.

- Xương khớp: Viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm trùng.

- Thần kinh: viêm màng não mủ, áp xe não, viêm màng não - tủy.

- Tim mạch: viêm màng ngoài tim, phình mạch.

- Áp xe hoặc viêm mủ tuyến mang tai.

- Viêm hạch bạch huyết.

1.2. Thể bán cấp và thể mạn tính

Biểu hiện lâm sàng thường gặp ở phổi và da.

- Tại phổi, tổn thương tạo hang. Bệnh nhân có sốt, ho đờm mủ hoặc ho máu, gầy sút cân, ra mồ hôi trộm về đêm. Bệnh cảnh tương tự lao phổi.

- Tại da, tổn thương là các u hạt, loét da khó lành.

1.3. Biểu hiện lâm sàng ở trẻ em

- Biểu hiện lâm sàng có thể khác với người lớn. Thể bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra nhưng không thường xuyên. Ngược lại, thường gặp các tổn thương da hoặc viêm mủ, áp xe tuyến mang tai.

2. Cận lâm sàng

2.1. Xét nghiệm vi sinh

- Cần nuôi cấy tìm vi khuẩn B. pseudomallei nhiều lần với các bệnh phẩm phù hợp (máu, dịch não tủy, dịch mủ áp xe, tổn thương da, dịch màng phổi, đờm, dịch ngoáy họng,...).

- Xét nghiệm PCR có thể áp dụng với các bệnh phẩm đờm, mủ, nước tiểu.

2.2. Các xét nghiệm khác

- Xét nghiệm bạch cầu máu thường tăng bạch cầu đa nhân trung tính.

- Xét nghiệm huyết học, sinh hóa: giúp phát hiện rối loạn chức năng các cơ quan như suy gan, suy thận, suy hô hấp, rối loạn đông máu,...

2.3. Chẩn đoán hình ảnh

- X-quang ngực: tổn thương viêm phổi rất đa dạng như viêm phổi kẽ, viêm phổi thùy, viêm phế quản phổi hoặc tổn thương giống lao.

- Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ giúp ích trong việc phát hiện và chẩn đoán các vị trí nhiễm trùng và ổ áp xe.

Bộ Y tế hướng dẫn điều trị bệnh "ăn thịt người" Whitmore

CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán ca bệnh nghi ngờ

- Dịch tễ: bệnh nhân có yếu tố nguy cơ và/ hoặc có tiền sử tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm vi khuẩn.

- Lâm sàng: Có một hoặc nhiều biểu hiện lâm sàng đã mô tả trên như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết hoặc tổn thương áp xe các cơ quan (gan, lách, cơ, não,..). Bệnh diễn biến mạn tính, gây sốt kéo dài.

2. Chẩn đoán phân biệt

- Viêm phổi mắc phải cộng đồng do các vi khuẩn khác, đặc biệt cần phân biệt với viêm phổi do Klebsiella pneumoniae.

- Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu và các căn nguyên vi khuẩn Gram âm khác.

- Viêm phổi, áp xe gan, áp xe lách do nấm.

- Ở trẻ em: áp xe tuyến mang tai, viêm hạch, u lympho,... .

- Thể mạn tính: cần phân biệt với bệnh lao.

- Bệnh lý ung thư.

3. Chẩn đoán ca bệnh xác định

- Các ca bệnh có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ và

- Xét nghiệm nuôi cấy phân lập được vi khuẩn B. pseudomallei.

Bộ Y tế hướng dẫn điều trị bệnh "ăn thịt người" Whitmore

ĐIỀU TRỊ

1. Điều trị kháng sinh đặc hiệu

Tất cả các trường hợp nhiễm B. pseudomalei từ nhẹ đến nặng đều cần được điều trị ban đầu bằng kháng sinh tĩnh mạch ít nhất hai tuần, sau đó là điều trị duy trì kháng sinh đường uống trong tối thiểu ba tháng.

1.1. Sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch: lựa chọn một trong các kháng sinh sau:

- Ceftazidim (lựa chọn ưu tiên): 2g tiêm tĩnh mạch chậm, mỗi 6 - 8 giờ (trẻ em: 50mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm mỗi 6 - 8 giờ) tối đa 8g/ngày hoặc

- Meropenem: 1g truyền tĩnh mạch, mỗi 8 giờ (trẻ em: 25mg/kg mỗi 8 giờ), gấp đôi liều nếu có viêm màng não hoặc

- Imipenem/cilastatin: 1g truyền tĩnh mạch, mỗi 8 giờ (trẻ em 25mg/kg mỗi 8 giờ).

* Với những trường hợp bệnh nhân cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực nên lựa chọn kháng sinh nhóm carbapenem.

* Ở những bệnh nhân nặng (nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não và áp xe): có thể phối hợp trimethoprim/sulfamethoxazole (TMP/SMX) dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

- Thời gian: kéo dài tối thiểu 2 tuần, có thể tới 4-8 tuần với những trường hợp bệnh nặng, sốc nhiễm trùng. Chỉnh liều ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận.

- B. pseudomallei có tính kháng tự nhiên với penicillin, ampicillin, cephalosporin thế hệ thứ nhất và thứ hai, gentamicin, tobramycin và streptomycin.

1.2. Giai đoạn duy trì: sử dụng kháng sinh đường uống, lựa chọn một trong các thuốc sau:

- TMP-SMX: liều 6-8 mg/kg/ (tính liều theo TMP), mỗi 12 giờ.

- Doxycillin 100mg/lần x 2 lần/ngày.

- Amoxicillin/Clavulanic: liều 60 mg/kg/ngày (tính theo liều amoxicillin), tối đa 1000 mg/lần x 3 lần/ngày.

* Với phụ nữ có thai ưu tiên lựa chọn amoxicillin/clavulanic trong giai đoạn duy trì.

* Thời gian duy trì kháng sinh: kéo dài từ 3 - 6 tháng tùy theo vị trí ổ nhiễm trùng (xem bảng).

Bảng thời gian điều trị kháng sinh

Phân loại nhiễm trùng

Giai đoạn tấn công (tuần)

Giai đoạn duy trì (tháng)

Áp xe da

2

3

Nhiễm trùng huyết không có tổn thương tạng

2

3

Viêm phổi

2-4

3

Viêm tủy xương

6

6

Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương

8

6

Áp xe tạng hoặc viêm khớp nhiễm khuẩn

4

3

Phình mạch do vi khuẩn

8

Có thể kéo dài

2. Điều trhỗ trợ

2.1. Các biện pháp điều trị hồi sức tích cực

- Cần áp dụng phương pháp hồi sức và liệu pháp chăm sóc tích cực theo các hướng dẫn về viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.

- Kiểm soát đường máu mao mạch, mục tiêu duy trì đường máu mao mạch từ 7-11 mmol/l.

2.2. Điều trhỗ trợ

- Phẫu thuật dẫn lưu cho các trường hợp bệnh nhân có áp xe một ổ lớn ở gan, cơ và áp xe tuyến tiền liệt.

- Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể phải dẫn lưu và rửa ổ khớp nhiều lần.

- Viêm xương tủy: cần phẫu thuật cắt bỏ xương hoại tử ở bệnh nhân có tổn thương viêm tủy xương hoại tử rộng và có ổ áp xe tủy xương.

- Phình động mạch nhiễm trùng (do vi khuẩn xâm nhập vào thành động mạch) cần được phẫu thuật khẩn cấp bằng việc thay thế các mảnh ghép mạch máu nhân tạo.

- Dự phòng huyết khối tĩnh mạch: sử dụng heparin trọng lượng phân tử thấp.

- Dự phòng loét do stress và/hoặc xuất huyết tiêu hóa: Dùng các thuốc ức chế bơm proton hoặc các thuốc kháng H2.

3. Theo dõi điều trị

Các trường hợp bệnh cần được theo dõi và điều trị kịp thời, chống tái phát.

PHÒNG BỆNH:

Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.

Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.

Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.

Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch ... cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ
Một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh từ quả bồ kết Một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh từ quả bồ kết
Điều trị sốt xuất huyết bằng bài thuốc y học cổ truyền Điều trị sốt xuất huyết bằng bài thuốc y học cổ truyền
Linh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Mới đây, Bộ Y tế đưa ra dự thảo, đề xuất quy định danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp và các tiêu chí đề xuất các bệnh mới, đặc thù bổ sung vào danh mục.
5 món rau giúp giảm cân nhưng ăn nhiều lại gây hại cho sức khỏe

5 món rau giúp giảm cân nhưng ăn nhiều lại gây hại cho sức khỏe

Rau xanh là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh, thiết yếu cho cơ thể. Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyến khích bổ sung rau xanh vào bữa ăn hàng ngày. Nếu bạn muốn ăn rau để giảm cân, “đốt” mỡ bụng thì có thể tham khảo các loại dưới đây.
Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, tỷ lệ tử vong cao

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, tỷ lệ tử vong cao

Các nhà khoa học cho biết một dạng đậu mùa khỉ mới được phát hiện tại một thị trấn khai thác mỏ ở Congo có thể dễ dàng lây lan hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn.
Vì sao không nên lạm dụng xét nghiệm tìm “cục máu đông”?

Vì sao không nên lạm dụng xét nghiệm tìm “cục máu đông”?

Sau khi AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông làm nhiều người lo lắng và muốn làm xét nghiệm để biết bản thân bị tình trạng này không. Điều này có thực sự cần thiết?
Bộ Y tế chấn chỉnh chất lượng bệnh viện và khuyến cáo về nguy cơ sự cố y khoa

Bộ Y tế chấn chỉnh chất lượng bệnh viện và khuyến cáo về nguy cơ sự cố y khoa

Vừa qua, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã ban hành văn bản về việc chấn chỉnh công tác QLCL-ATNB, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa tới các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các bộ, ngành; Các bệnh viện trực thuộc trường Đại học yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa và nâng cao sự an toàn và hài lòng người bệnh.
Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết và hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết

Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết và hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết

Vừa qua, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi tới lãnh đạo Sở Y tế các địa phương thực hiện mạnh mẽ chiến dịch truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết.
Tài xế và nguồn năng lượng đồng hành trong mỗi chuyến đi

Tài xế và nguồn năng lượng đồng hành trong mỗi chuyến đi

Làm bạn cùng chiếc vô lăng, người tài xế không chỉ cần kỹ năng cầm lái mà còn phải giữ cho mình luôn đầy năng lượng và sự tỉnh táo để đảm bảo an toàn trong mỗi chuyến đi.
Uống nước xạ đen hàng ngày có tốt cho sức khoẻ?

Uống nước xạ đen hàng ngày có tốt cho sức khoẻ?

Xạ đen được xem là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư, giải độc gan, cải thiện giấc ngủ...nhưng với người bình thường có nên uống xạ đen hàng ngày hay không?
Hiểu đúng về cụm từ hạn sử dụng thực phẩm “Sử dụng trước” và “sử dụng tốt nhất trước” ngày

Hiểu đúng về cụm từ hạn sử dụng thực phẩm “Sử dụng trước” và “sử dụng tốt nhất trước” ngày

Hạn sử dụng ghi trên nhãn thực phẩm giúp người tiêu dùng biết được thực phẩm có thể được lưu giữ trong bao lâu trước khi bắt đầu hỏng hoặc không thể ăn được và không nên ăn.
Sở Y tế TPHCM thông tin về kết quả vụ 15 học sinh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc tố vi khuẩn

Sở Y tế TPHCM thông tin về kết quả vụ 15 học sinh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc tố vi khuẩn

Mới đây, Sở Y tế TPHCM công bố kết quả ban đầu về vụ việc 15 học sinh, tại 04 trường tiểu học trên địa bàn TP Thủ Đức bị ngộ độc thực phẩm nghi do ăn phải độc tố vi khuẩn có trong thức ăn.
Cách bổ sung dinh dưỡng, dành trọn yêu thương cho gia đình

Cách bổ sung dinh dưỡng, dành trọn yêu thương cho gia đình

Cách thể hiện yêu thương tốt nhất và chân thành nhất đối với gia đình chính là quan tâm đến sức khỏe. Những bữa ăn chất lượng hay thực phẩm bổ sung dinh dưỡng đều là những món quà vô giá.
Bí quyết khởi đầu ngày mới cho trái tim khỏe mạnh

Bí quyết khởi đầu ngày mới cho trái tim khỏe mạnh

Bắt đầu ngày mới với những thói quen lành mạnh là chìa khóa để sở hữu một trái tim khỏe mạnh. Dưới đây là những bí quyết đơn giản giúp bạn bảo vệ sức khỏe tim mạch vào buổi sáng.
Cảnh báo về những quảng cáo trên facebook khiến người dân “tiền mất, tật mang”

Cảnh báo về những quảng cáo trên facebook khiến người dân “tiền mất, tật mang”

Mới đây, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra cảnh báo về những “chiêu trò” của một số cơ sở làm đẹp thực hiện quảng cáo sai lệch với thực tế trên Facebook khiến cho người dân “tiền mất, tật mang”.
Nắng nóng, bổ sung nước như thế nào cho đúng cách?

Nắng nóng, bổ sung nước như thế nào cho đúng cách?

Vào mùa nắng nóng, ngoài việc giải nhiệt cho cơ thể bằng các biện pháp làm mát như dùng quạt, điều hòa nhiệt độ, bơi lội,... Việc uống nước đúng cách không chỉ góp phần làm mát mà còn tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh trong tiết trời oi nóng.
Tăng cường sức khỏe tim mạch đơn giản với các loại hạt

Tăng cường sức khỏe tim mạch đơn giản với các loại hạt

Các loại hạt từ lâu đã trở thành món ăn vặt được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng dồi dào, tốt cho sức khỏe tim mạch.
Tại sao người bán nước mía cho quất vào ép cùng?

Tại sao người bán nước mía cho quất vào ép cùng?

Khi uống nước mía ép, đa phần mọi người đều cho thêm đá để tăng độ mát, giảm độ ngọt. Ngoài ra, trong quá trình ép người bán thường cho thêm quả quất (tắc) để ép cùng. Vậy, việc cho thêm quất ép cùng nước mía nhằm mục đích gì?
Uống hoa đu đủ đực ngâm mật ong vào lúc nào hợp lý?

Uống hoa đu đủ đực ngâm mật ong vào lúc nào hợp lý?

Hoa đu đủ đực được xem là loại dược liệu quý có nhiều tác dụng trong việc điều trị các loại bệnh như viêm họng, tiểu đường và một số loại bệnh khác. Tuy nhiên, uống hoa đu đủ đực ngâm mật ong vào lúc nào tốt nhất là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Chuyện gì sẽ xảy ra khi ăn dưa hấu thường xuyên?

Chuyện gì sẽ xảy ra khi ăn dưa hấu thường xuyên?

Khi ăn dưa hấu thường xuyên trong những ngày nắng nóng của mùa hè, sức khỏe của bạn sẽ trải qua những biến chuyển như thế nào?
Những thực phẩm có tính mát tốt cho mùa hè

Những thực phẩm có tính mát tốt cho mùa hè

Mùa hè với thời tiết nắng nóng, nếu dùng thực phẩm và đồ uống phù hợp sẽ có tác dụng không chỉ giải nhiệt ngày hè mà còn tăng cường sức đề kháng, tốt cho sức khỏe.
Bí quyết "giải nhiệt" mùa hè với 12 loại rau củ quả "mọng nước"

Bí quyết "giải nhiệt" mùa hè với 12 loại rau củ quả "mọng nước"

Mùa hè nóng bức khiến cơ thể mất nước nhiều, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng. Thay vì chỉ uống nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại rau củ quả.
Mực - loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cực cao

Mực - loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cực cao

Mực là loài hải sản ngon, có giá trị dinh dưỡng cao lại dễ chế biến. Mực có thể chế biến nhiều món khác nhau như mực sào, mực nướng, mực hấp bia…
Số ca mắc ho gà tăng gần 8 lần

Số ca mắc ho gà tăng gần 8 lần

Theo các chuyên gia, ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em.
Những thực phẩm "đại kỵ" với dưa hấu, cần tránh xa kẻo ngộ độc

Những thực phẩm "đại kỵ" với dưa hấu, cần tránh xa kẻo ngộ độc

Trong mùa hè nóng bức, dưa hấu là lựa chọn hoàn hảo để giải nhiệt và cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý một số thực phẩm không nên kết hợp khi ăn dưa hấu để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Nguy cư cúm gia cầm H5N1 lây truyền giữa người với người

Nguy cư cúm gia cầm H5N1 lây truyền giữa người với người

Hiện tại không có bằng chứng virus cúm gia cầm H5N1 lây từ người sang người, nhưng các quan chức y tế quan ngại rằng nếu virus lây lan rộng sẽ biến đổi thành một dạng có thể lây truyền giữa người với người.
Làm gì để phòng các bệnh về da trong mùa nắng nóng?

Làm gì để phòng các bệnh về da trong mùa nắng nóng?

Vào mùa hè thời tiết nắng nóng nên số lượng bệnh nhân mắc bệnh về da như: rôm sảy, ghẻ ngứa, viêm da cơ địa, viêm nang lông... luôn cao hơn mức bình thường. Việc điều trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát cơn mẩn ngứa, tránh bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Giải nhiệt mùa hè với 15 loại nước uống mát lạnh

Giải nhiệt mùa hè với 15 loại nước uống mát lạnh

Mùa hè nóng bức khiến cơ thể mất nước và mệt mỏi. Uống nhiều nước là điều cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Dưới đây là 15 loại nước uống giúp chống nóng, cân bằng thân nhiệt và giải khát hiệu quả.
Đắk Lắk: Hàng trăm trẻ em được khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh

Đắk Lắk: Hàng trăm trẻ em được khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh

Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh phối hợp cùng Bệnh viện Nhi đồng I TP.HCM và Trung tâm tim mạch – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hoà khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho hơn 250 trẻ em dưới 16 tuổi tại Đắk Lắk.
Đẩy mạnh phòng, chống đuối nước cho trẻ em dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đẩy mạnh phòng, chống đuối nước cho trẻ em dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và đặc biệt là khi kỳ nghỉ hè đã đến rất gần.
Phần quả chuối ai cũng vứt đi hóa ra lại chứa nhiều dưỡng chất

Phần quả chuối ai cũng vứt đi hóa ra lại chứa nhiều dưỡng chất

Chuối là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cũng như các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Có thông tin cho rằng, vỏ chuối còn tốt hơn cả phần thịt của quả chuối. Thế nhưng thực tế thì vỏ chuối có ăn được không?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động