Nấm rơm |
Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella volvacea, thuộc họ nấm ăn Pluteaceae. Nấm rơm tự nhiên mọc ở nơi có khí hậu nóng ẩm nên gặp nhiều ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới thuộc Đông và Đông Nam Á.
Nấm rơm tươi có kích thước cỡ ngón tay cái, được trồng nhiều để làm thực phẩm ở các nước Châu Á, còn các vùng khác chủ yếu được tìm thấy ở dạng đóng hộp hoặc sấy khô. Những nỗ lực để trồng nấm rơm tự nhiên ở miền nam Hoa Kỳ cho đến nay vẫn không thành công.
Nấm rơm còn có những tên gọi khác như nấm rơm lúa, nấm cỏ, nấm phụ tử, nấm ngọc cẩu và nấm Trung Quốc. Sở dĩ loại nấm này có tên là nấm rơm lúa vì chúng phát triển tốt nhất trên rơm rạ hoặc gọi là nấm Trung Quốc vì việc trồng nhân tạo loại nấm này đầu tiên bắt đầu ở Trung Quốc.
Nấm rơm là loài thực vật kỵ khí, mọc thành chùm hoặc thành cụm trên những lá mục, gỗ mục, dăm gỗ, phân động vật, trên cây cối và nấm có khả năng sinh sôi, phát triển quanh năm. Nấm rơm thường phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 28 - 35 ° C.
Công dụng của nấm rơm với sức khoẻ
Nâng cao sức đề kháng
Nấm rơm tự nhiên có chứa ergothioneine, được xem là một chất chống oxy hóa mạnh có trong các loại nấm với tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do. Tác dụng này giúp người tiêu thụ nấm rơm nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng do nấm men hoặc vi khuẩn.
Ngoài ra, nấm rơm còn có thể giúp tăng khả năng chữa lành vết loét hoặc vết thương. Hàm lượng cao các loại vitamin A, nhóm B và C có trong nấm rơm tự nhiên rất hữu ích cho hệ thống miễn dịch.
Hàm lượng cholesterol thấp
Thành phần của nấm rơm bao gồm một số protein, không chứa các chất béo xấu và hàm lượng carbohydrate cũng rất thấp. Ngoài ra, lượng chất xơ và enzyme trong nấm rơm giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa trong khi lượng protein cao sẽ giúp đốt cháy cholesterol trong hệ tiêu hóa.
Giúp cơ thể tăng trưởng
Protein là chất cần thiết để cơ thể phát triển và tăng trưởng. Khi so với một loại thực phẩm rất thông dụng là lòng đỏ trứng gà, nấm rơm có lượng protein tương tự và không chứa chất béo nên rất tốt cho những người có lượng cholesterol máu cao, đồng thời còn giúp hạ cholesterol máu rất hiệu quả. Do đó, tiêu thụ nấm rơm trong thời kỳ cơ thể tăng trưởng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích.
Tốt cho bệnh đái tháo đường
Ăn nấm rơm có tốt không đối với người bệnh đái tháo đường? Câu trả lời là có vì trong nấm rơm có chứa insulin tự nhiên, ít chất béo và carbohydrate nên rất tốt cho bệnh đái tháo đường.
Bên cạnh đó, tiêu thụ nấm rơm tác động tích cực lên các cơ quan như gan, tuyến tụy và các tuyến nội tiết khác, qua đó tăng hình thành insulin với số lượng thích hợp. Cuối cùng, hàm lượng các chất kháng sinh trong nấm rất tốt để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng các vết thương do đái tháo đường gây ra.
Giảm các gốc tự do
Bên cạnh các flavonoid đã quá nổi tiếng trong việc khắc phục các gốc tự do thì selen cũng là một lựa chọn thích hợp để khắc phục và làm giảm các gốc tự do. Do đó, lượng selen có trong nấm rơm tự nhiên giúp người tiêu thụ khắc chế các gốc tự do trong cơ thể.
Các gốc tự do xâm nhập từ ô nhiễm không khí, rượu, thực phẩm chứa chất béo xấu và bức xạ điện từ có thể gây ra các bệnh lý nghiêm trọng.
Ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư
Nấm rơm giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt, tác dụng này của nấm rơm có được là do beta-glucan và axit linoleic có trong nấm.
Axit linoleic giúp giảm tác động của hormone estrogen, vì nồng độ hormone estrogen quá cao làm tăng nguy cơ ung thư vú;
Beta-glucans ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trong ung thư tuyến tiền liệt;
Hàm lượng selen trong nấm rơm còn có tác dụng ức chế và làm giảm số lượng tế bào ung thư.
Nâng cao sức khỏe hệ xương
Nấm rơm chứa nhiều canxi và vitamin D, đặc biệt hàm lượng vitamin D xếp thứ 2 chỉ sau dầu gan cá. Vì vậy, hàm lượng cao canxi và vitamin D giúp ích rất nhiều cho sự phát triển xương của chúng ta.
Ngăn ngừa thiếu máu
Cơ thể cần sắt để chế tạo ra tế bào máu. Thiếu sắt là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến thiếu máu. Do đó, nấm rơm có đủ hàm lượng sắt giúp chúng ta tránh được nguy cơ mắc bệnh lý này.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Nấm rơm có hàm lượng cao các loại khoáng chất, một trong số đó là kali và đồng. Chúng ta biết rằng đồng có đặc tính chống vi khuẩn, giữ cho các cơ quan nội tạng tránh khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh.
Hàm lượng kali cao của nấm rơm rất tốt cho việc duy trì chức năng của các mạch máu trong cơ thể. Do đó, ăn nấm rơm có tác dụng gì thì một trong số đó là nâng cao và duy trì sức khỏe tim mạch..
Thu nhập ổn định nhờ trồng nấm rơm
Anh Danh Đầy, tổ trưởng Tổ hợp tác trồng nấm rơm ấp Ngọc Bình đang giới thiệu sản phẩm của HTX |
Tham gia tổ hợp tác trồng nấm rơm, bà con đồng bào dân tộc Khmer ở ấp Ngọc Bình, xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã có thu nhập tốt, cuộc sống ấm no hơn so với trước đây.
Là xã có đông đồng bào Khmer sinh sống, ngoài trồng lúa, xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang còn nổi tiếng với nghề trồng nấm rơm. Tuy nhiên, trước đây bà con thường trồng nấm rơm theo hộ gia đình, nhỏ lẻ, phương thức sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nên năng suất và hiệu quả mang lại chưa cao.
Từ khi tham gia Tổ hợp tác trồng nấm rơm, bà con rất phấn khởi vì được hỗ trợ vốn, được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Từ đó, lợi nhuận trồng nấm rơm thu về cao hơn nhiều so với phương thức trồng nấm rơm theo hộ gia đình, nhỏ lẻ.
Để phát huy thế mạnh làng nghề trồng nấm rơm của địa phương theo hướng bền vững, an toàn vệ sinh thực phẩm. Bà Trần Thị Mộng Tưởng, chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Giồng Riềng cho biết: “Năm 2020 Hội Liên hiệp Phụ Nữ xã Ngọc Chúc, đã vận động bà con thành lập Tổ hợp tác trồng nấm rơm, ban đầu có 10 thành viên tham gia. Cùng với đó Hội Liên hiệp Phụ Nữ huyện vận động tổ chức VNHELP là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ chuyên thực hiện các dự án nhân đạo và phát triển cho các cộng đồng gặp nhiều khó khăn tại Việt Nam viện trợ 100 triệu đồng, đây là nguồn vốn tài trợ không hoàn lại, kịp thời hỗ trợ cho 10 thành viên trong Tổ hợp tác trồng nấm rơm.
Kết quả sau hơn 01 năm thành lập Tổ hợp tác đã sản xuất 03 đợt trồng nấm rơm, với giá bán giao động từ 30 đến 50 nghìn đồng/kg, tổ thu về gần 200 triệu đồng lợi nhuận. Tổ chức VNHELP đánh giá cao về hiệu quả sử dụng vốn viện trợ và tiếp tục hỗ trợ vốn không hoàn lại đợt 2 là 150 triệu đồng cho 15 thành viên mới tham gia Tổ hợp tác”.
Từ định hướng chuyển đổi phương thức sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất theo mô hình Tổ hợp tác, đồng thời được chính quyền xã Ngọc Chúc và hội Liên hiệp phụ nữ huyện Giồng Riềng tạo điều kiện tiếp cận nhiều chính sách ưu đãi về vốn, khoa học, kỹ thuật… đã giúp Tổ hợp tác trồng nấm rơm đồng bào Khmer ấp Ngọc Bình xã Ngọc Chúc phát huy hiệu quả. Đến nay, nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer vươn lên khá giả, hăng hái thi đua lao động sản xuất...