Than Uyên (Lai Châu): Nâng tầm thương hiệu gạo Séng cù

Với nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có, huyện Than Uyên đã và đang trở thành vùng trọng điểm sản xuất lúa đặc sản của Lai Châu. Chính quyền và người dân đang nỗ lực nâng tầm thương hiệu “gạo Séng cù” chinh phục thị trường trong và ngoài nước.
Lai Châu: Phát triển kinh tế từ lâm nghiệp Chè Shan tuyết Phình Hồ - Tiềm năng phát triển thương hiệu chè sạch Việt Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2022: Nhiều hoạt động đặc sắc
Người dân thu hoạch gạo Séng cù
Người dân thu hoạch gạo Séng cù

Huyện Than Uyên được mệnh danh là vùng đất màu mỡ, khí hậu trong lành, nhiệt độ dao động ngày đêm lớn (ngày 30 – 33 độ, đêm 16 - 18 độ), nguồn nước chảy ra từ núi, thổ nhưỡng đất phù sa cổ và đất feralit, tỷ lệ hàm lượng Kali trong đất rất cao... Đồng thời với diện tích đất tự nhiên trên 170.000 ha. Trong đó, đất nông nghiệp trên 18.000 ha phù hợp trọng các loại cây lương thực như: Gạo Séng cù, nếp Tan Pỏm, gạo tẻ tròn, gạo lứt Séng..

Ở nơi đây, gạo Séng cù được gieo trồng phù hợp tập trung trên các chân ruộng ở vùng núi có độ cao từ 1000m - 1200m tại các xã: Hua Nà, Mường Cang, Mường Than, Phúc Than. Đây là loại gạo mang lại giá trị kinh tế cao và đã trở thành đặc sản của địa phương. Nhằm tăng cường chất lượng gạo, Than Uyên bắt đầu phát triển diện tích canh tác, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu gạo.

Séng cù là một giống lúa tẻ thơm có nhiều điểm khác biệt so với nhiều giống lúa khác. Hạt gạo Séng cù trắng trong, căng tròn, hương vị đậm đà, hàm lượng dinh dưỡng cao. Loại gạo này đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Gạo đặc sản Séng cù”. Năm 2021, với sự tham gia của Hợp tác xã Xây dựng Thanh Xuân, gạo Séng cù đã được UBND tỉnh Lai Châu công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

Gạo Séng cù tại huyện Than Uyên
Gạo Séng cù tại huyện Than Uyên

Theo Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc Gia và Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng I thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam công nhận: Các chỉ tiêu hàm lượng vitamin E, Vitamin B1, B3, B6, Cacsbonhydrat, chất sơ và các chỉ tiêu dinh dưỡng khác ở loại gạo này cao gấp từ 4 – 6 lần loại gạo khác.

Giá trị hạt gạo séng cù hiện nay có giá trị cao hơn so với những giống lúa khác. Giá lúa séng cù trên thị trường có giá 14.000 – 15.000 đồng/kg, gạo từ 22.000 – 25.000 đồng/kg (trong khi đó giá lúa thuần chỉ có 9.000 đồng/kg, gạo 13.000 – 14.000 đồng/kg).

Nhằm giữ vững và nâng tầm thương hiệu gạo Séng cù, huyện Than Uyên (tỉnh Lại Châu) đã có những chính sách quan tâm xây dựng, sản xuất và phát triển thương hiệu. Huyện đã tổng hợp toàn bộ diện tích triển khai, đồng thời khuyến khích người dân tăng diện tích canh tác, hỗ trợ bao tiêu đầu ra sản phẩm. Đồng thời xây dựng mã số, mã vạch truy suất nguồn gốc cho từng doanh nghiêp nhận biết các đơn vị đang sử dụng nhãn hiệu chứng nhân gạo Séng cù Than Uyên.

Theo Ông Lò Văn Hương, Chủ tịch UBND huyện Than Uyên cho biết: Thời gian qua, huyện Than Uyên được tỉnh Lai Châu quan tâm tạo điều kiện để xây dựng, phát triển thương hiệu gạo Séng cù. Hiện Than Uyên có hai đơn vị được Sở Công Thương hỗ trợ trong việc sản xuất gạo Séng cù; trong đó, Hợp tác xã Xây dựng Thanh Xuân đã được Sở Công Thương trao địa chỉ trang web nhằm đưa sản phẩm nông sản lên sàn giao dịch thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Ngoài sản phẩm gạo Séng cù, huyện cũng chú trọng đưa các sản phẩm nông nghiệp khác, nhất là sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch số để mở rộng thị trường, tiêu thụ tốt hơn.

Việc phát triển và nâng tầm thương hiệu gạo Séng cù cũng là nâng tầm thương hiệu nông sản của tỉnh Lai Châu. Qua đó tạo điều kiện giúp bà con yên tâm canh tác nông nghiệp cũng như ổn định đời sống người dân tại địa phương./.

Đan Tâm

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngọt mát lê Tai Nung

Ngọt mát lê Tai Nung

Lê Tai Nung có hình dáng khá giống với mắc cọp, một loại lê rừng phổ biến ở Sơn La. Tuy nhiên, lê Tai Nung không có hương vị ngọt sắc mà thay vào đó là một hương vị thanh mát, ngọt nhẹ.
Hơn 2000 đặc sản các vùng miền trên cả nước quy tụ tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn - Hà Nội

Hơn 2000 đặc sản các vùng miền trên cả nước quy tụ tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn - Hà Nội

Ngày 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.
Khô bò Đức Tâm: Lấy chất lượng để chinh phục thị trường

Khô bò Đức Tâm: Lấy chất lượng để chinh phục thị trường

Mặc dù bước đầu gặp không ít khó khăn, nhưng với chất lượng đảm bảo, uy tín, Khô bò Đức Tâm đã chinh phục được khách hàng, mở rộng thị trường ra nhiều tỉnh, thành.
Lá sâm Ngọc Linh được bán tại vườn 10 triệu đồng/kg, sao chợ mạng chỉ bán 500 nghìn đồng?

Lá sâm Ngọc Linh được bán tại vườn 10 triệu đồng/kg, sao chợ mạng chỉ bán 500 nghìn đồng?

Nói đến sâm Ngọc Linh, người ta nghĩ ngay đến củ sâm, ít ai biết được lá sâm Ngọc Linh cũng được lùng mua ráo riết với giá lên đến hơn 10 triệu đồng/kg tươi và 150 triệu đồng/kg khô.
Lạc Dương (Lâm Đồng): Đẩy mạnh phát triển đa dạng các sản phẩm OCOP

Lạc Dương (Lâm Đồng): Đẩy mạnh phát triển đa dạng các sản phẩm OCOP

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Loại củ có nhiều vào mùa đông, ăn sống hay chín đều ngon, gieo hạt 3 tháng là cho thu hoạch

Loại củ có nhiều vào mùa đông, ăn sống hay chín đều ngon, gieo hạt 3 tháng là cho thu hoạch

Cà rốt là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, loại cây này ưa khí hậu mát mẻ, vì thế thích hợp nhất là trồng khi vào vụ đông, có thể trồng từ khoảng tháng 7 đến tháng 2 năm sau.
Thứ sần sùi chui lên từ gỗ mục, được mệnh danh “tổ yến của người nghèo”, tốt cho người suy nhược cơ thể

Thứ sần sùi chui lên từ gỗ mục, được mệnh danh “tổ yến của người nghèo”, tốt cho người suy nhược cơ thể

Nấm tuyết hay còn gọi là ngân nhĩ, tuyết nhĩ, bạch mộc nhĩ có màu trắng trong, dạng bản mỏng, lượn sóng. Nó rất giàu dinh dưỡng nên được ví như “tổ yến của người nghèo”.
Cà phê bột Đắk Ka - chất lượng khác biệt, sản phẩm của chàng nông dân mê nông nghiệp

Cà phê bột Đắk Ka - chất lượng khác biệt, sản phẩm của chàng nông dân mê nông nghiệp

Với quy trình sản xuất khép kín theo chuỗi giá trị, thương hiệu cà phê Đắk Ka của một nông dân "chính hiệu" đã có chỗ đứng trên thị trường, mang lại nhiều lợi ích cho nông dân.
“Luồng gió mới” cho các “tín đồ” cà phê mang thương hiệu Tuyết Nguyên

“Luồng gió mới” cho các “tín đồ” cà phê mang thương hiệu Tuyết Nguyên

Với mong muốn góp phần tạo ra sản phẩm cà phê sạch, khẳng định thương hiệu cà phê Việt, Tuyết Nguyên - một thương hiệu mới nổi nhưng đang dần dà khẳng định mình với những loại cà phê mang hương vị đặc trưng như: cà phê sầu riêng, cà phê đông trùng hạ thảo, cà phê 3 trong 1, cà phê phấn hoa, cà phê hồng sâm,…
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
bidv-1
partner-vingroup
Phiên bản di động