Khói bụi bủa vây nhà dân ở làng đá mỹ nghệ Non Nước Điều gì thu hút khách du lịch đến chợ đêm Sơn Trà? Đà Nẵng: Cảnh báo nguy cơ ngập úng, sạt lở tại các phường, xã |
Sản phẩm của học viên được chị Hiền Anh nâng niu, trưng bày. |
Làm gốm được coi là nét văn hoá đặc trưng của người Việt. Để tạo ra sản phẩm, đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, thận trọng, và hơn hết phải đặt cả cái tâm của mình vào.
Trong một lần đặt chân đến lớp học làm gốm do chị Nguyễn Nhật Hiền Anh (36 tuổi, trú quận Sơn trà, Đà Nẵng) chỉ dẫn, tôi ngỡ ngàng khi thấy nhiều chiếc bát, ly, bình,… được nặn ra bằng đôi bàn tay khéo léo và không ngừng nghỉ bởi các thành viên của lớp. Không phân biệt tuổi tác, giới tính, vùng miền, tất cả đều có chung một niềm đam mê với gốm. Dù sản phẩm không quá cầu kì và tinh xảo, nhưng bên trong đó là sự nỗ lực và cảm xúc của người làm ra, khác hẳn so với sản phấm gốm công nghiệp được bày bán tại siêu thị hay khu trưng bày.
Chị Hiền Anh cho biết, một tuần sẽ mở lớp dạy từ thứ ba đến chủ nhật. Học viên đến từ nhiều nơi khác nhau, đa phần là các bạn trẻ mong muốn được thử sức với bản thân, học cách sáng tạo cho tác phẩm của mình hay chỉ làm để tặng quà cho bạn bè, người thân. Nhưng hơn hết, điều mà chị cảm thấy ý nghĩa nhất đã làm được, đó là góp phần truyền bá văn hoá gốm cho mọi người, không để bị lãng quên giữa thời đại tiên tiến ngày nay.
Góc đựng dụng cụ vẽ gốm. |
Để cho ra một sản phẩm gốm thủ công hoàn chỉnh phải trải qua nhiều quy trình kì công khác nhau. Đầu tiên phải chọn loại đất sét tốt, nhào đất kỹ để tạo độ ẩm đều. Tiếp theo là tạo hình gốm sứ và sấy khô, đây được coi là công đoạn quyết định đến hình dáng của gốm. Có ba phương pháp tạo hình chính: trên bàn xoay, bằng khuôn và nặn gốm bằng tay. Tất cả đều cần sự tỉ mỉ và chỉnh chu trong từng chi tiết nhỏ. Kế tiếp là vẽ trực tiếp lên gốm và cắt gọt làm sao để sản phẩm được hoàn thiện. Sau đó, bắt đầu trang trí hoa văn văn và tráng men, đòi hỏi phải có sự tập trung để hoa văn hài hoà với hình dáng gốm.
Công đoạn cuối cùng mang tính quyết định thành công hay thất bại của một sản phẩm, đó là nung đốt. Tuỳ từng loại sẽ có quy định về nhiệt độ và thời gian nung khác nhau. Các sản phẩm gốm sứ chủ yếu được làm bằng thủ công nên đảm bảo về mặt chất lượng, đặc biệt là sự tinh tế của từng sản phẩm mà người làm tạo ra.
Học viên đang dần hoàn thiện sản phẩm. |
Để thu hút thêm nhiều học viên, chị Anh luôn cập nhật và sáng tạo các mẫu mã mới, phù hợp với từng lứa tuổi khác nhau. Ngoài ra, các buổi workshop được chị tổ chức thường xuyên để những ai có nhu cầu tìm hiểu nghề gốm có thể đến xem và nhập môn. Nhiều người nước ngoài sẵn sàng đáp đến Đà Nẵng để được trải nghiệm làm gốm cùng chị Anh.
“Ngoài những bề nổi mà mình thấy trước mắt, tôi luôn tôn trọng cái hồn mà người làm tạo ra sản phẩm. Ai đến với tôi cũng đều có một câu chuyện riêng, không phải ai cũng làm tốt ngay từ lần đầu. Chính tôi cũng vậy, sai ở đâu tôi sửa ở đó, miễn rằng họ phải đặt cái tâm vào. Hơn nữa, các công đoạn như nhào nặn, tạo hình rèn luyện cho người làm gốm phải tập trung chuyên sâu, cải thiện kỹ năng làm việc”, chị Hiền Anh tâm sự.
Là người theo học chị Anh đã lâu, chị Nguyễn Thị Thanh Thảo (31 tuổi, đến từ Hà Nội) cho hay, những lúc áp lực trong công việc, chị sẽ đến lớp học làm gốm để giảm stress. “Khi được làm điều mình yêu thích, tôi thấy rất thoải mái. Tôi không xem đây là lớp học, mà là ngôi nhà thứ hai cho tôi đến sau những bộn bề, mệt mỏi. Xấu hay đẹp, tất cả đều do tay tôi làm nên rất trân trọng chúng. Mọi người ở đây cũng rất vui vẻ, hoà đồng, không có khoảng cách giữa người với người”, chị Thảo chia sẻ.
Đà Nẵng: Nhiều quầy bánh ế ẩm dù Tết Trung thu cận kề, người bán lo sốt vó |
Đà Nẵng nhộn nhịp không khí Tết Trung thu |
Đà Nẵng: Đa dạng mẫu mã đồ chơi phục vụ Tết Trung thu |