|
Tỏi có thể sử dụng với đường phèn hoặc mật ong, hấp cách thủy. |
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Trần Như Thủy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3 cho biết, tỏi là loại gia vị quen thuộc, luôn có trong căn bếp của mỗi gia đình, đồng thời tỏi cũng là vị thuốc với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Trong y học cổ truyền, tỏi có vị cay thơm nồng, tính nóng, là vị thuốc thuần dương, có thể giúp tăng cường chính khí, trị cảm lạnh, tiêu chảy do hàn. Theo y học hiện đại, tỏi có công dụng trị cảm cúm, tăng cường miễn dịch, hạ áp, giảm mỡ máu,…
Nên ăn tỏi vào mùa lạnh
Tỏi chứa nhiều chất chống ô xy hóa tốt giúp giảm stress ô xy hóa, giúp sửa chữa các tổn thương tế bào do sự hiện diện của các gốc tự do trong cơ thể.
Ngoài ra, tỏi còn là một nguồn cung cấp tuyệt vời các khoáng chất như phốt pho, canxi, kali, sắt và đồng. Nó cũng là một nguồn cung cấp vitamin C và vitamin B6 (pyridoxine).
Sự hiện diện của vitamin C và sắt trong tỏi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch một cách tự nhiên và mang lại sức mạnh dồi dào cho cơ thể và giúp xây dựng sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng theo mùa.
Do đó, thêm tỏi vào chế độ ăn uống hằng ngày của bạn có thể giúp giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh. Vì vậy, hãy chuẩn bị tinh thần cho cái lạnh mùa đông và cung cấp cho cơ thể lượng dinh dưỡng cần thiết bằng cách bổ sung tỏi vào chế độ ăn mùa đông một số cách đơn giản.
Ăn tỏi sống khi bụng đói
Ăn tỏi sống khi bụng đói có thể giúp giảm mức cholesterol. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng (Mỹ), bổ sung tỏi có thể ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch và cải thiện sức khỏe tim mạch. Tỏi sống có chứa một thành phần gọi là allicin, giúp làm loãng máu và giảm mức cholesterol.
Vì vậy, cách tốt nhất để tiêu thụ tỏi là ăn tỏi sống khi bụng đói vì tỏi tươi có chứa allicin và thành phần này bị loãng trong quá trình nấu nướng. Để giữ lại dinh dưỡng tối đa, nhai tỏi sống với cốc nước là phương thuốc tốt nhất để cải thiện sức khỏe tim mạch và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Tỏi tươi nghiền nát biến alliin thành allicin giúp tăng đề kháng. |
Trà tỏi thuận tiện sử dụng
Ăn tỏi sống có vẻ là một nhiệm vụ khó khăn, vì vậy nếu bạn muốn tận dụng tối đa loại gia vị tăng cường miễn dịch tự nhiên này, thì xem thử công thức nấu trà tỏi siêu dễ này và thưởng thức nhé!
Để làm món trà này, bạn có thể đập dập 1 củ tỏi và thêm 1 cốc nước vào chảo và đun sôi trà trong một thời gian. Khi trà đã đủ nóng, thêm ½ thìa quế vào. Để hỗn hợp ủ trong 2 phút và tắt lửa. Đổ nó vào cốc và thêm 1 thìa cà phê mật ong và ½ thìa nước cốt chanh.
Bạn có thể điều chỉnh loại trà này theo khẩu vị của mình. Bạn có thể đơn giản hóa nó chỉ bằng cách đun sôi vỏ tỏi và uống với một chút quế.
Tỏi hầm với ức gà
Để làm món tỏi hầm tốt cho sức khỏe, hãy rửa sạch 1 phần ức gà và cắt thành từng miếng vuông nhỏ.
Sau đó, lấy nồi áp suất, cho 1 muỗng cà phê bơ vào, cho 4 tép tỏi tỏi băm vào, phi thơm và thêm 1 củ hành tây băm nhỏ, sau đó cho 4 hạt tiêu, 1 muỗng cà phê ngò tây vào, đảo đều trong 1 phút. Sau đó cho thịt gà và 4 tép tỏi, 1 ít gừng băm và 3 cốc nước vào. Nấu trong nồi áp suất cho chín rồi dùng nóng với lá ngò, theo Times of India.
Để tiện lợi, ngoài việc chế biến tỏi theo cách nhu cầu ăn, uống hàng ngày, tỏi còn được bào chế dưới nhiều chế phẩm như bột tỏi dùng trong nấu ăn hoặc viên nén, viên nang cứng, viên nang mềm chứa tinh dầu tỏi để uống hoặc bôi ngoài da như dạng gel hoặc kem tỏi, đang được sử dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày./.