Sẽ phát nguồn đắt tiền để không phải cắt điện

Trước nguy cơ thiếu điện mùa nắng nóng, Bộ Công Thương đã ban hành các kế hoạch cung ứng điện, nhận diện tốc độ tăng trưởng điện quý 1 là 9,6% - đây là mức tăng trưởng khá cao kể từ năm 2018.
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Bộ Công Thương: Sẽ không thiếu điện từ nay đến cuối năm Miền Bắc có thể thiếu ít nhất 1.200 MW, Bộ Công Thương tính kế ứng phó
Sẽ phát nguồn đắt tiền để không phải cắt điện.
Sẽ phát nguồn đắt tiền để không phải cắt điện.

Ngày 8/4, báo VietNamNet tổ chức toạ đàm trực tuyến “Chia sẻ trách nhiệm cung ứng điện cao điểm mùa khô 2024” nhằm đem lại cái nhìn tổng thể về kế hoạch cung ứng điện năm 2024, nhất là cho miền Bắc, và giải pháp sử dụng điện hiệu quả.

Nguy cơ thiếu điện mùa nắng nóng

Theo ông Nguyễn Quốc Trung - phó giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0), trước nguy cơ thiếu điện mùa nắng nóng, Bộ Công Thương đã ban hành các kế hoạch cung ứng điện, nhận diện tốc độ tăng trưởng điện quý 1 là 9,6% - đây là mức tăng trưởng khá cao kể từ năm 2018.

Tuy nhiên trên thực tế, trong các tháng đầu năm, nhu cầu sử dụng điện toàn miền Bắc và hệ thống điện quốc gia tăng trưởng trên 11%, nên dự kiến vào thời điểm nắng nóng tăng trưởng điện có thể lên tới 13%.

Ông Trung cho hay nhu cầu sử dụng điện của miền Bắc khoảng 25.000MW. Với mức tăng trưởng 10%, mỗi năm chúng ta cần thêm công suất tương đương Nhà máy thủy điện Sơn La - là thách thức không nhỏ của ngành điện.

Do đó, các giải pháp để đảm bảo cung ứng điện đưa ra, đó là chủ động tích nước, để dành nước trong các hồ để sử dụng vào lúc cần thiết là nắng nóng nhất. Lãnh đạo A0 nói đến hôm nay đã trữ nước được một lượng có thể phát 11 tỉ kWh điện, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ trữ được 7 tỉ kWh; làm việc với các bộ ngành, địa phương để tiết kiệm 1 tỉ m3 nước.

Ngoài ra, A0 cũng lên kịch bản phát nguồn điện đắt tiền nhất là nhà máy điện chạy dầu DO và FO. Đồng thời, EVN cũng thương thảo và ký hợp đồng với bên cung cấp khí, chạy nguồn khí LNG ở nhà máy Đông Nam Bộ vào 15-4, nhằm bổ sung nguồn điện.

Ngoài ra, với nguồn điện than và điện khí, EVN và các doanh nghiệp cũng đã chuẩn bị tối đa nhiên liệu. Thêm nữa là việc rà soát các thủy điện nhỏ (có tổng công suất gần 5.000MW với gần 300 nhà máy)...

A0 cũng sẽ tính toán truyền tải tối đa lượng điện từ miền Trung, miền Nam ra miền Bắc, đáp ứng cho miền Bắc. Việc sửa chữa sẽ dịch chuyển sang thời gian khác; tính toán nhu cầu phụ tải để tiết kiệm điện, đem lại hiệu quả tốt nhất cho nền kinh tế.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Thế Hữu – Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho biết, qua báo cáo của A0, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), tình hình cung cấp điện trong năm 2024, nhất là mùa khô ở miền Bắc được dự báo gặp rất nhiều khó khăn do không có nhiều nguồn điện bổ sung, diễn biến thời tiết khắc nghiệt, trong khi đó phụ tải tăng trưởng khá cao.

Ở góc độ vĩ mô, ông Võ Quang Lâm – Phó Tổng giám đốc EVN cho rằng, việc sử dụng năng lượng nói chung và điện ở Việt Nam chưa thực sự hiệu quả. Qua đánh giá cả giai đoạn từ năm 2019-2021, mức độ chúng ta sử dụng điện để làm ra đơn vị sản phẩm GDP cao hơn các nước xung quanh rất nhiều. Đơn cử năm 2020, để sản xuất ra 1.000 USD GDP, phải sử dụng đến 376kg dầu quy đổi; trong khi các nước trung bình vào khoảng 176 kg dầu quy đổi. Các nước đang phát triển như Nhật Bản chỉ dùng 90kg dầu và Singapore dùng 99kg dầu. Như vậy, so với các nước sử dụng năng lượng để làm ra đơn vị sản phẩm GDP thì Việt Nam đang cao hơn từ 2-3 lần.

Để đảm bảo cấp điện, EVN tập trung vào 3 lĩnh vực chính: Nâng cao chất lượng công tác quản lý kỹ thuật và vận hành hệ thống điện, bao gồm cả nhà máy điện, đường dây truyền tải phân phối điện. Tập trung đảm bảo tiến độ các công trình đầu tư xây dựng, đặc biệt các hệ thống lưới điện để giải tỏa công suất. Tăng cường khả năng đấu nối các khu vực, các trung tâm năng lượng, cũng như tăng cường nhập khẩu các nước xung quanh. Đặc biệt, triển khai mạnh các chương trình quản lý phía nhu cầu điện hay còn gọi là chương trình quản lý phụ tải.

Nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện

Ông Nguyễn Quốc Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia
Ông Nguyễn Quốc Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia.

Theo ông Nguyễn Thế Hữu, để đáp ứng nhu cầu điện năng trong năm 2024, ngay từ cuối năm 2023, Thủ tướng Chính phủ cũng như lãnh đạo Bộ Công Thương đã chỉ đạo các cơ quan triển khai rất nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện. Trong đó, căn cứ đề xuất của EVN, Bộ Công Thương cũng đã phê duyệt kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2024, kế hoạch cung cấp than, khí cho sản xuất.

Riêng với mùa khô năm 2024, các năm trước không có nhưng năm nay Bộ đã phê duyệt kế hoạch cung ứng điện riêng cho các tháng cao điểm mùa khô. Tại các kế hoạch nêu trên, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện.

Thời gian qua, không chỉ Cục Điều tiết điện lực, lãnh đạo của các cục vụ liên quan cũng trực tiếp làm trưởng đoàn đi kiểm tra tình hình cung ứng điện mùa khô ở các đơn vị phát điện, truyền tải phân phối điện kể cả trong và ngoài Tập đoàn EVN. Bên cạnh đó, cũng ghi nhận bản thân EVN cũng tự tổ chức các đoàn đi làm việc với các đơn vị trực thuộc.

Qua làm việc với các đơn vị điện lực, có thể thấy rằng, các đơn vị đã tích cực triển khai các giải pháp theo chỉ đạo của Bộ Công Thương. Việc đảm bảo than cho các nhà máy điện trong và ngoài EVN đã được thực hiện tốt. Các đơn vị phát điện truyền tải, phân phối điện cũng đã tích cực rà soát các thiết bị máy móc, chủ động khắc phục các khiếm khuyết khi phát ra, tăng cường kiểm tra hành lang tuyến đường dây để hạn chế thấp nhất các sự cố. Các đơn vị điện lực có nhiều nỗ lực đưa các công trình lưới điện vào vận hành theo đúng tiến độ đề ra. Điều quan trọng, các công ty, tổng công ty đều đã chủ động báo cáo với UBND tỉnh, thành phố Trung ương, các Sở Công Thương có tiếp xúc với khách hàng để triển khai các chương trình tiết kiệm điện theo Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ về công tác tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025.

Chia sẻ kỹ hơn về các giải pháp đảm bảo cấp điện năm 2024, nhất là trong mùa khô, ông Nguyễn Quốc Trung cho biết, đối với thuỷ điện, A0 đã có chiến lược tích nước trong các hồ, để dành nước trong các hồ thuỷ điện để sử dụng vào những lúc cần thiết. Tính đến nay, đã trữ nước trong các hồ thuỷ điện cỡ 11 tỷ kWh điện. Hiện công tác đảm bảo điện được đảm bảo nhưng dự báo đến tháng 5, 6, 7 nhu cầu sử dụng điện tăng khách quan, nên phải có đáp ứng cho phù hợp. Bên cạnh giữ nước hồ thuỷ điện, dưới sự chỉ đạo hỗ trợ của Bộ Công Thương, EVN, A0 làm việc với các địa phương tăng cường các biện pháp tiết kiệm nước, vừa cung cấp nước tối đa cho hạ du nhưng đảm bảo nước cho phát điện.

Đối với các nhiên liệu khác, A0 đã lên kịch bản phát nguồn điện đắt tiền nhất là nhà máy chạy dầu FO, DO. Năm nay, EVN chỉ đưa nguồn năng lượng mới vào vận hành đó là nguồn khí hoá lỏng LNG. Hiện EVN đang thương thảo và ký hợp đồng với bên cung cấp khí, để có khả năng chạy nguồn khí LNG ở nhà máy Đông Nam bộ vào ngày 15/4.

Đối với nguồn nhiệt điện than, tua bin khí, bản thân EVN cũng như các đơn vị ngoài ngành với sự chỉ đạo sát sao của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực đã rà soát, chuẩn bị vật tư dự phòng làm sao tận dụng tối đa cả về nhiên liệu than lẫn nhiệm vụ khả dụng của các tổ máy. Hiện nguồn than chiếm 50% sản lượng, nếu có vấn đề gì cũng rất ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, A0 cũng phối hợp tới EVNNPC để rà soát các thuỷ điện nhỏ để dịch chuyển giờ cao điểm làm sao phát đúng giờ khách hàng sử dụng điện nhiều nhất (từ 21h-23h). Mặc dù công suất nhỏ nhưng tổng công suất của khoảng 300 nhà máy thuỷ điện nhỏ khu vực miền Bắc cũng lên tới 5.000 MWh. Đồng thời phối hợp, tính toán nhu cầu phụ tải để EVNNPC làm việc với các khách hàng về chương trình điều chỉnh phụ tải, vận động sử dụng điện đúng lúc, đúng chỗ, tiết kiệm điện.

Đồng thời phối hợp với Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia chuyển tải tối đa lượng điện từ miền Trung ra miền Bắc, trong bối cảnh có 2 đường dây 500 KV; tư vấn các nhà máy điện không sửa chữa tổ máy trong tháng 5, 6, 7 này, kể cả ở miền Trung, miền Nam.

Ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc EVN cũng cho biết giai đoạn 2019-2021, mức độ sử dụng điện để làm ra đơn vị sản phẩm GDP ở Việt Nam cao hơn các nước xung quanh rất nhiều.

Ví dụ, năm 2020, để sản xuất ra 1.000 USD GDP, Việt Nam phải sử dụng đến 376 kg dầu quy đổi. Các nước trung bình chỉ tốn khoảng 176 kg dầu quy đổi. Các nước đang phát triển như Nhật Bản chỉ dùng 90 kg dầu và Singapore dùng 99 kg dầu.

"Như vậy, so với các nước sử dụng năng lượng để làm ra đơn vị sản phẩm GDP thì Việt Nam đang cao hơn 2-3 lần. Về hệ số đàn hồi (hệ số co giãn giữa tăng trưởng điện và tăng trưởng GDP ở Việt Nam) bình quân các năm 2017-2021 đều hơn 1,2 lần, trong khi các nước phát triển hệ số này là dưới 1", ông nói.

Theo ông, sau 10 năm vận hành hệ thống điện thì giờ cao điểm đã có sự chuyển dịch, khung giờ cao điểm 9-11h đã chuyển sang 13h-15h30 và thêm giờ cao điểm vào 21-23h.

Do đó, lãnh đạo EVN mong muốn các khách hàng sử dụng điện xem xét những dây chuyền sản xuất, thành phần có thể dịch chuyển được thì dịch chuyển khỏi giờ cao điểm để đảm bảo tốt hơn việc cung ứng điện.

Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Miền Bắc có thể thiếu ít nhất 1.200 MW, Bộ Công Thương tính kế ứng phó Miền Bắc có thể thiếu ít nhất 1.200 MW, Bộ Công Thương tính kế ứng phó
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Top 4 máy xay đa năng giá "hạt dẻ" nhưng chất lượng "miễn chê"

Top 4 máy xay đa năng giá "hạt dẻ" nhưng chất lượng "miễn chê"

Máy xay đa năng ngày càng trở thành thiết bị không thể thiếu trong gian bếp của nhiều gia đình bởi sự tiện lợi, đa chức năng và khả năng hỗ trợ đắc lực cho công việc nấu nướng.
Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Chờ bứt phá

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Chờ bứt phá

Điểm chung giữa các báo cáo thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm là các chỉ số về nguồn cung, giao dịch đều ghi nhận sự cải thiện rõ rệt. Các chuyên gia cho rằng, khi ba luật liên quan đến thị trường bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024 sẽ hỗ trợ thúc đẩy tiến độ phát triển dự án và gia tăng nguồn cung nhà ở mới.
Giá vàng miếng giảm nửa triệu đồng mỗi lượng nhưng khó mua

Giá vàng miếng giảm nửa triệu đồng mỗi lượng nhưng khó mua

Giá vàng miếng SJC sáng nay (23/7) giảm nửa triệu đồng mỗi lượng do giá vàng thế giới suy giảm.
Một hộ dân trồng thành công giống tiêu trái chùm có nguồn gốc từ Ấn Độ

Một hộ dân trồng thành công giống tiêu trái chùm có nguồn gốc từ Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm trong nước lấy lại đà bật tăng 3.000-4.000 đồng/kg. Qua đó, đưa mặt bằng giá tiêu trong nước lên khoảng 149.200 đồng/kg, có nơi chạm 150.000 đồng/kg.
Phải đến tháng 10 thị trường cà phê mới sôi động trở lại

Phải đến tháng 10 thị trường cà phê mới sôi động trở lại

Giá cà phê trong nước hôm nay (23/7) tăng nhẹ 400 - 600 đồng/kg so với ngày hôm qua nằm trong khoảng 126.500-127.200 đồng/kg. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định phải đến tháng 10, khi vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025 bắt đầu, thì nguồn cung cà phê mới tăng trở lại.
Những biến động lớn của giá vàng miếng SJC

Những biến động lớn của giá vàng miếng SJC

Sau 1,5 tháng bất động, giá vàng miếng hôm nay thêm hơn 3 triệu lên 80 triệu đồng một lượng, khi giá thế giới gần đây tăng vọt. Nhìn nhận mức tăng giá của Ngân hàng Nhà nước, các chuyên gia cho là "hơi sốc", song vẫn hợp lý.
Sầu riêng Musang King gặp khó: Thực hư thế nào?

Sầu riêng Musang King gặp khó: Thực hư thế nào?

Gần đây sầu riêng Musang King – mệnh danh là vua của các loại sầu riêng giảm gần một nửa so với năm ngoái, về 80.000 đồng khiến nhiều người bất ngờ.
Giá hạt tiêu sẽ còn tiếp tục ở mức cao trong nhiều năm tới

Giá hạt tiêu sẽ còn tiếp tục ở mức cao trong nhiều năm tới

Giá tiêu hôm nay (22/7) ghi nhận tăng nhẹ tại một vài đia phương, ghi nhận mức giá cao nhất 147.500 đồng, dao động ở vùng giá 146.000 – 147.500 đồng/kg.
Điều gì sẽ tác động đến giá cà phê nhiều nhất lúc này?

Điều gì sẽ tác động đến giá cà phê nhiều nhất lúc này?

Giá cà phê trong nước tăng nhẹ 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua nằm trong khoảng 127.000-127.600 đồng/kg. Điều đáng ngại nhất lúc này chính là những đợt thanh lý vị thế mua mà các quỹ và đầu cơ sẽ thực hiện.
Trứng cá Việt Nam được khách nước ngoài ưa chuộng

Trứng cá Việt Nam được khách nước ngoài ưa chuộng

Trong bức tranh xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu trứng cá tăng trưởng đột biến. Theo đó, tháng 5 vừa qua, doanh nghiệp Việt đã xuất khẩu khoảng 316 tấn trứng cá với giá 16,7 USD/kg (tương 417.000 đồng/kg), thu về 5,3 triệu USD.
Thị trường chung cư sẽ tiếp tục có xu hướng đi lên về giá trong 6 tháng cuối năm

Thị trường chung cư sẽ tiếp tục có xu hướng đi lên về giá trong 6 tháng cuối năm

Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường căn hộ chung cư nói riêng và thị trường bất động sản Việt Nam nói chung sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm nhờ những trợ lực mạnh mẽ.
Giá vàng SJC tăng "sốc", mua đầu tuần cuối tuần bán lãi 1,52 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC tăng "sốc", mua đầu tuần cuối tuần bán lãi 1,52 triệu đồng/lượng

Theo tính toán, nếu nhà đầu tư mua vàng SJC từ đầu tuần với giá 76,98 triệu đồng/lượng và cuối tuần bán ra với mức 78,5 triệu đồng/lượng thì đã lãi ngay 1,52 triệu đồng/lượng.
Thị trường hạt tiêu trong nước đang ở thế giằng co

Thị trường hạt tiêu trong nước đang ở thế giằng co

Giá tiêu đầu giờ sáng nay giảm 1.000 ở Đắk Lắk - Đắk Nông, giữ nguyên tại các tỉnh còn lại so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tuần, giá tiêu mất 5.000 - 6.000 đồng/kg. Vùng Đắk Lắk - Đắk Nông đang giảm giá mạnh nhất.
Là nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, vì sao Việt Nam vẫn phải tăng nhập khẩu mặt hàng này?

Là nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, vì sao Việt Nam vẫn phải tăng nhập khẩu mặt hàng này?

Giá cà phê trong nước hôm nay (21/7) tăng nhẹ 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua nằm trong khoảng 126.000-126.600 đồng/kg. Theo một số doanh nghiệp, để đáp ứng đơn hàng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu trong nước có thể phải tăng nhập khẩu từ một số nước lân cận như Indonesia.
Khó xác định mức giá nào người dân có thể quay trở lại với cây tiêu

Khó xác định mức giá nào người dân có thể quay trở lại với cây tiêu

Giá tiêu đầu giờ sáng nay giảm 1.000 - 3.000 đồng so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường hạt tiêu trong nước đang ở thế giằng co.
Thị trường cà phê trầm lắng trong bối cảnh nguồn cung thấp, giá chào bán cao

Thị trường cà phê trầm lắng trong bối cảnh nguồn cung thấp, giá chào bán cao

Giá cà phê trong nước hôm nay (20/7) giảm mạnh 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua nằm trong khoảng 125.000-125.600 đồng/kg. Theo các chuyên gia, hoạt động giao dịch tại Việt Nam vẫn chậm chạp trong bối cảnh nguồn cung thấp và giá chào bán cao.
Chuyên gia: Đây là thời điểm thuận lợi để đầu tư bất động sản

Chuyên gia: Đây là thời điểm thuận lợi để đầu tư bất động sản

Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/8, sớm hơn 5 tháng so với quy định trước đó.
Giá vàng miếng SJC tăng “sốc” nhưng vẫn hợp lý

Giá vàng miếng SJC tăng “sốc” nhưng vẫn hợp lý

Sau gần 1,5 tháng đứng yên, giá vàng miếng SJC bất ngờ được tăng lên 80 triệu đồng một lượng. Các chuyên gia cho rằng, giá tăng sốc nhưng vẫn hợp lý.
Thép ngoại ồ ạt vào Việt Nam, thép nội trước nguy cơ mất thị trường

Thép ngoại ồ ạt vào Việt Nam, thép nội trước nguy cơ mất thị trường

Bất chấp Bộ Công thương đang xem xét hồ sơ, thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu vẫn đổ bộ lớn vào Việt Nam đe dọa ngành sản xuất trong nước, khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước lo lắng.
Xuất khẩu cà phê có thể lên tới 6 tỷ USD, mức cao nhất trong lịch sử

Xuất khẩu cà phê có thể lên tới 6 tỷ USD, mức cao nhất trong lịch sử

Giá cà phê trong nước tăng nhẹ 100 đồng/kg so với ngày hôm qua nằm trong khoảng 127.000-127.600 đồng/kg. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu cà phê năm nay của cả nước dự kiến sẽ chạm mức cao chưa từng có trong lịch sử.
Giá tiêu được dự báo tăng cao trong bối cảnh Brazil mất mùa diện rộng

Giá tiêu được dự báo tăng cao trong bối cảnh Brazil mất mùa diện rộng

Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm trong nước đi ngang sau 3 ngày giảm liên tiếp. Qua đó, đưa mặt bằng giá tiêu trong nước về quanh mốc 148.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 về sát 23.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 về sát 23.000 đồng/lít

Từ 15h hôm nay (18/7), giá bán lẻ các loại xăng đồng loạt giảm nhẹ theo điều hành của liên bộ Công thương - Tài chính.
Giá vàng miếng SJC tăng vọt lên 80 triệu đồng là điều đã được dự báo từ trước

Giá vàng miếng SJC tăng vọt lên 80 triệu đồng là điều đã được dự báo từ trước

Sáng nay 18/7, giá vàng bán ra tại Công ty SJC và các ngân hàng bất ngờ tăng vọt lên mức 80 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia cho rằng việc giá vàng miếng SJC tăng thêm là điều đã được dự báo từ trước.
Giá tiêu chạm mức thấp nhất 147.000 đồng/kg, chưa có động lực tăng

Giá tiêu chạm mức thấp nhất 147.000 đồng/kg, chưa có động lực tăng

Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm trong nước vẫn tiếp tục chịu áp lực giảm ngày thứ 3 liên tiếp, qua đó, đưa mặt bằng giá tiêu trong nước về quanh mốc 147.000 -149.000 đồng/kg.
Dự báo giá cà phê sẽ neo ở mức cao, vì sao người dân ồ ạt phá vườn để trồng sầu riêng?

Dự báo giá cà phê sẽ neo ở mức cao, vì sao người dân ồ ạt phá vườn để trồng sầu riêng?

Giá cà phê trong nước hôm nay (18/7) tiếp tục giảm nhẹ 300-400 đồng/kg so với ngày hôm qua nằm trong khoảng 127.000-127.600 đồng/kg. Nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo tình trạng người dân ồ đạt phá vườn cà phê để trồng sầu riêng.
Nửa năm giá vàng nhẫn tăng 14 triệu đồng/lượng, người dân lại xếp hàng mua

Nửa năm giá vàng nhẫn tăng 14 triệu đồng/lượng, người dân lại xếp hàng mua

Sáng nay, 17/7/2024, khi giá vàng thế giới vọt tăng lên mức cao nhất trong lịch sử là 2.471 USD/ounce đẩy giá vàng nhẫn trong nước tiếp tục tăng lên trên mức 77 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng miếng SJC.
Ai là "chủ bài" đằng sau thương hiệu ô tô OMODA & JAECOO sắp đổ bộ Việt Nam?

Ai là "chủ bài" đằng sau thương hiệu ô tô OMODA & JAECOO sắp đổ bộ Việt Nam?

Thị trường ô tô Việt Nam bỗng chộn rộn vào đầu tháng 4 với sự xuất hiện của tân binh đầy tiềm năng - OMODA & JAECOO. Mang trong mình danh hiệu "thương hiệu ô tô toàn cầu tăng trưởng nhanh nhất thế giới", OMODA & JAECOO đã chinh phục hơn 40 quốc gia, bao gồm cả những thị trường "khó tính" bậc nhất Châu Âu như Anh, Ý, New Zealand, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất cân nhắc không giảm 50% phí trước bạ ô tô

Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất cân nhắc không giảm 50% phí trước bạ ô tô

Mới đây, Bộ Tài chính vừa có tờ trình Chính phủ, đề xuất cân nhắc không thực hiện giảm mức thu lệ phí trước bạ (LPTB) đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Giá tiêu khó giảm thêm so với ngưỡng hiện tại

Giá tiêu khó giảm thêm so với ngưỡng hiện tại

Giá tiêu hôm nay (17/7) tại các địa phương quay đầu giảm, mất mốc 150.000 đồng/kg. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giá tiêu trong nước đã hình thành vùng giá mới và khó giảm thêm so với ngưỡng giá hiện tại.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động