Giải bài toán tiêu thụ nông sản khi vào vụ thu hoạch ồ ạt Ngoài sầu riêng, người Trung Quốc còn mê một loại quả đang rộ vụ của Việt Nam Giá thu mua vải thiều tại Bắc Giang lên đến 80.000 đồng/kg |
Công nhân lựa chọn vải đóng gói xuất khẩu. |
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Hải Dương cho biết, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt nhiều kết quả tích cực do rau màu vụ Đông và lúa Chiêm Xuân đều cho năng suất cao hơn cùng kỳ. Tuy nhiên thời tiết không thuận lợi cho cây vải ra hoa, đậu quả nên sản lượng vải giảm đáng kể, vì vậy khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản không tăng cao như kỳ vọng.
Diện tích gieo trồng vụ Chiêm Xuân năm 2024 toàn tỉnh Hải Dương đạt 64.016 ha, giảm 0,69% (-446 ha) so với vụ Chiêm Xuân năm trước; trong đó, diện tích lúa Chiêm đạt 53.905 ha, giảm 0,7%; cây rau, đậu, hoa các loại đạt 7.038 hatăng 0,93%.
Năng suất lúa vụ Chiêm Xuân năm 2024 ước đạt 67,0 tạ/ha, tăng 2,36% (+1,54 tạ/ha) so với vụ Chiêm năm trước; sản lượng đạt 361.164 tấn, tăng 1,62% (+5.768 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Năng suất rau các loại ước tính đạt 268,81 tạ/ha, tăng 3,45% (+8,96 tạ/ha); sản lượng đạt 181.041 tấn, tăng 4,44% (+7.694 tấn).
Diện tích trồng cây lâu năm toàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 22.796 ha, tăng 0,74% (+167 ha) so với cùng kỳ năm trước; trong đó diện tích trồng cây ăn quả ước đạt 21.826 ha, chiếm 95,7%.
Cây vải là cây lâu năm trọng điểm của tỉnh Hải Dương. Theo Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, trong 6 tháng đầu năm diện tích cây vải ước đạt 8.834 ha, giảm 0,28% (-25 ha) so với cùng kỳ năm trước. Một số diện tích trồng vải già cỗi, cho thu hoạch kém ở TP. Chí Linh đã chặt phá để chuyển sang trồng cây keo, bạch đàn và một số loại cây ăn quả khác (nhãn, na, mít,…) nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Sản lượng vải ước giảm 21,8% do thời tiết ở giai đoạn cây vải phân hóa mầm hoa và ra hoa không thuận lợi (nắng ấm và ít mưa) nên tỷ lệ ra hoa, đậu quả rất thấp. Hiện nay năng suất, sản lượng vải thiều chính vụ dự báo sụt giảm mạnh; vải sớm năng suất giảm nhẹ, nhưng hiệu quả sản xuất khả quan do giá bán cao hơn năm trước.
Vải thiều Hải Dương đến nay đã là thương hiệu nông sản được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, đang vươn tới các thị trường cao cấp. Toàn tỉnh hiện có 198 mã số vùng trồng nông sản phục vụ xuất khẩu, trong đó Thanh Hà 167 mã, Chí Linh 25 mã, Ninh Giang 6 mã. 21 mã cơ sở đóng gói vải xuất khẩu, tập trung chủ yếu ở Thanh Hà phục vụ xuất khẩu sang Trung Quốc, Mỹ, Australia, Nhật, một số nước châu Âu.
Theo chia sẻ của nhiều đại diện hộ nông dân trồng vải, thời gian thu hoạch vải thiều thường ngắn, chỉ khoảng 2 tháng. Trong khi sản lượng thu hoạch thường lớn nhưng công nghệ bảo quản và công nghệ chế biến sau thu hoạch trái vải của Việt Nam hiện vẫn còn hạn chế.
Với những doanh nghiệp xuất khẩu đi Mỹ hay các nước, trái vải thường bảo quản được đến 2 tháng nhưng trong nước chỉ bảo quản trong 1 tháng, hạn chế lớn nữa là quả vải trong kho lạnh thường hỏng rất nhanh, dẫn đến tình trạng khó khăn tiêu thụ.
Đối với thị trường Nhật, Hoa Kỳ, Australia… doanh nghiệp có thể xuất khẩu bằng đường biển, với một số nước châu Âu thì đa số là đi bằng đường hàng không nên chi phí phương tiện cũng tăng cao. Do đó, Về mặt lâu dài, giải pháp lớn nhất để Hải Dương tận dụng hết thế mạnh từ sản phẩm vải thiều vẫn là tìm công nghệ để có thể kéo dài thời gian bảo quản.
"Thủ phủ vải thiều" miền Bắc mất mùa lớn |
Hải Dương chủ động tăng cường xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà |
Vì sao giá vải thiều Tây Nguyên cao chót vót? |