Nhận diện cây vông đồng gây ngộ độc cho 40 học sinh ở Điện Biên 141 người ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng ở Hội An Chủ tiệm bánh mì Phượng gửi lời xin lỗi khách hàng, 150 người ngộ độc xuất viện |
Cơ sở bánh mì Phượng hiện đã tạm dừng hoạt động |
Chiều 21/9, tiến sĩ Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, cho biết đã nhận được kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang. Trong 12 mẫu lấy trong ngày 11 và 12/9 gửi đi, có 7 mẫu bị nhiễm khuẩn Bacillus cereus và Salmonella. Tuy nhiên, Sở Y tế chưa đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân vụ ngộ độc.
Vi khuẩn Bacillus cereus có trong mẫu chả heo; rau xà lách, rau răm, hành, dưa leo; xíu mại. Còn Salmonella xuất hiện trong thịt heo xíu; rau xà lách, rau răm, hành, dưa leo và xíu mại.
Salmonella và Bacillus cereus là hai độc tố hàng đầu gây bệnh đường tiêu hóa, dấu hiệu khởi phát gồm sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy. Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong do mất nước.
Vi khuẩn Salmonella có thể tồn tại trong nước từ hai đến ba tuần, ở trong phân từ hai đến ba tháng, bị tiêu diệt ở 100 độ C trong vòng 5 phút, hoặc chất sát khuẩn thông thường. Còn Bacillus cereus phổ biến trong môi trường, phân, đất nên dễ bị nhiễm vào thực phẩm. Khuẩn này có khả năng tồn tại ở dạng bào tử và đề kháng với nhiệt cao.
Con đường lây truyền vi khuẩn chủ yếu qua món ăn không nấu chín hoặc trong quá trình chế biến thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Điều kiện vệ sinh môi trường kém, nguồn nước không đảm bảo, hệ thống thoát nước không đạt chuẩn... cũng là nguồn lây bệnh.
Salmonella là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy trên toàn cầu, trong đó có nhiều vụ ngộ độc quy mô lớn, theo Tổ chức Y tế Thế giới. Hồi tháng 4/2022, một số nước châu Âu cảnh báo và thu hồi kẹo trứng chocolate Kinder do nghi ngờ nhiễm vi khuẩn Salmonella.
Bánh mì Phượng nổi tiếng Hội An |
Hôm 11/9, một số người dân và du khách sau khi ăn bánh mì Phượng (số 2B Phan Châu Trinh, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) có biểu hiện bị ngộ độc. Con số này liên tục tăng và đến ngày 14/9 số người bị ngộ độc đã lên đến 150 người.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền địa phương đã yêu cầu bánh mì Phượng tạm dừng hoạt động.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đã vào cuộc đề nghị tạm thời đình chỉ hoạt động của cơ sở Bánh mì Phượng và yêu cầu Sở Y tế Quảng Nam kiểm tra toàn diện điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở, truy xuất nguồn gốc, lấy mẫu kiểm tra, tìm rõ căn nguyên vụ việc; xử lý nghiêm nếu có vi phạm và thông báo kết quả công khai đến cộng đồng.
Bánh mì Phượng là một trong những cơ sở ăn uống thu hút du khách, trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ ở Hội An, theo truyền thông quốc tế. Hiện tiệm dừng hoạt động cho đến khi có kết luận của cơ quan chức năng.
5 người ở Đắk Lắk nôn ói, co giật sau khi ăn cà độc dược |
8 người ở Hà Tĩnh nhập viện cấp cứu sau khi ăn tiết canh bê |
Chủ tiệm bánh mì Phượng gửi lời xin lỗi khách hàng, 150 người ngộ độc xuất viện |