Nuôi con đặc sản đen trũi, giá thành cao thương lái vẫn “say như điếu đổ”

Trước nguy cơ lợn Kiềng Sắt bị thoái hóa giống, trong những năm qua, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi rất chú trọng công tác bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen quý của lợn Kiềng Sắt, giúp nông dân lãi cao.
Mô hình nuôi lợn, nuôi gà độc lạ, năm đầu đã thu lãi gần 200 triệu đồng Nuôi loại lợn đen sì chỉ ăn rau, ăn chuối, nông dân thu lãi 200 triệu đồng mỗi năm Anh nông dân cho lợn rừng ăn lá chè khổng lồ, chưa đến Tết thương lái đã đặt hết rồi
Đàn lợn Kiềng Sắt của bà Đinh Thị Sinh
Đàn lợn Kiềng Sắt của bà Đinh Thị Sinh

Lợn Kiềng Sắt được nuôi chủ yếu bởi ba cộng đồng người dân tộc Hre, Kor, Ca Dong, nhưng hiện nay số lượng lợn Kiềng Sắt còn rất ít, phân bố rải rác ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, tập trung chủ yếu ở một số xã thuộc các huyện miền núi Ba Tơ, Sơn Hà và Sơn Tây. Lợn Kiềng Sắt có đặc điểm ngoại hình nổi bật là lông đen tuyền toàn thân, chân ngắn và nhỏ, thân ngắn và thon.

Ưu điểm chính của lợn Kiềng Sắt là khả năng thích nghi cao với môi trường, tính chống chịu bệnh tốt, sử dụng được các loại thức ăn thô, nghèo dinh dưỡng, chi phí đầu tư nuôi thấp, chất lượng thịt thơm ngon… Cho đến nay, ở nhiều vùng của tỉnh Quảng Ngãi, người dân thuộc các dân tộc thiểu số vẫn chỉ nuôi và dùng lợn Kiềng Sắt để cúng vào các dịp lễ, tết khi thực hiện các nghi lễ và tập quán văn hoá. Thế nhưng, có thời điểm, tìm được giống lợn Kiềng Sắt thuần là điều rất khó khăn.

Ông Đào Vi Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Sơn Hà cho biết, Nguyên nhân sụt giảm số lượng đàn lợn Kiềng Sắt là do từ xưa đến nay, người dân vùng miền núi chăn nuôi theo tập quán thả rông là chủ yếu, thức ăn chưa đảm bảo đủ dinh dưỡng, trải qua nhiều thế hệ, lợn Kiềng Sắt có xu hướng bị thoái hóa giống do giao phối cận huyết và lai tạo với các giống lợn khác. Vì vậy, trong những năm qua, huyện Sơn Hà rất chú trọng công tác bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen quý của lợn Kiềng Sắt.

Cuối năm ngoái, ông Đinh Kni (ở xã Ba Thành, huyện Ba Tơ) được Trung tâm khuyến nông tỉnh cấp 13 con giống lợn Kiềng Sắt. Sau bốn tháng nuôi trong chuồng trại kiên cố, đàn lợn đã đạt trọng lượng trung bình 45 kg một con. Mới đây, ba lợn nái sinh thêm 15 con.

Bà Đinh Thị Sinh ở xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, năm 2021, gia đình bà được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ 15 con giống lợn Kiềng Sắt. Trong quá trình nuôi, gia đình bà đã lựa chọn được 5 con lợn nái cho phối giống với lợn Kiềng Sắt đực tại địa phương.

Đến nay, 5 con lợn nái đã sinh sản được hai lứa với tổng số 80 con lợn con (bình quân 8 con/nái/lứa). 10 con lợn không đủ điều kiện lưu giữ làm giống có trọng lượng bình quân 45kg/con, được gia đình bà Sinh bán thương phẩm với giá 100 nghìn đồng/kg đã mang về 45 triệu đồng cho gia đình bà.

“Hiện nay, gia đình tôi đã bán được 60 con lợn con có trọng lượng bình quân 20 kg/con, với giá 150 nghìn đồng/kg. Thu nhập từ bán lợn con là 180 triệu đồng. Số lợn con còn lại sẽ được gia đình tôi tiếp tục tuyển chọn những con tốt nhất để làm giống, những con không đủ tiêu chuẩn làm giống thì được nuôi thương phẩm để bán thịt. Để tránh cho đàn lợn con sau này không bị cận huyết, gia đình tôi đang tiếp tục tìm mua những con lợn Kiềng Sắt đực được nuôi tại các hộ dân trên địa bàn huyện”, bà Sinh cho biết thêm.

Đàn lợn Kiềng Sắt của anh Đinh Văn Lang
Đàn lợn Kiềng Sắt của anh Đinh Văn Lang

Anh Đinh Văn Lang ở xã Sơn Trung, huyện Sơn Hà cho biết, trước đây gia đình anh chỉ nuôi 3 – 4 con lợn Kiềng Sắt để sử dụng trong các dịp cúng, lễ… Chuồng trại chăn nuôi đơn giản vì lợn Kiềng Sắt chủ yếu là chăn nuôi thả rông. Năm 2022, gia đình anh được Trung tâm Khuyến nông Quảng ngãi chọn tham gia mô hình chăn nuôi lợn Kiềng Sắt thương phẩm và hỗ trợ 30 con lợn giống. Mặc dù đàn lợn đã đạt kích cỡ thương phẩm, nhưng gia đình anh quyết định giữ lại toàn bộ để lựa chọn ra những con lợn cái và lợn đực tốt nhất để làm giống.

Anh Lang chia sẻ: “Hiện gia đình tôi đã lựa chọn được 2 con lợn đực và cho phối giống với 7 con lợn cái và cả 7 con lợn cái này đều đang có chửa. Trong thời gian tới, khi số lợn con được sinh ra, một phần sẽ được bán cho các hộ dân chăn nuôi, một phần sẽ được gia đình tôi tiếp tục tuyển chọn ra những con tốt nhất để làm giống, đồng thời gia đình tôi sẽ tìm mua thêm những con lợn Kiềng Sắt đực được nuôi trong các hộ dân trên địa bàn huyện để phối giống nhằm tránh đàn lợn con sinh ra sau này bị cận huyết”.

Đây là những hộ dân đầu tiên tham gia mô hình chăn nuôi lợn Kiềng Sắt của Trung tâm khuyến nông tỉnh. Mô hình được triển khai năm 2021-2023 ở ba huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Mộ Đức nhằm bảo tồn nguồn gene.

Lợn Kiềng Sắt (còn gọi là lợn cỏ) xuất xứ ở các huyện miền núi Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây, có màu da và lông đen, thân nhỏ. Loài này dễ nuôi, chống chịu bệnh tật tốt, thịt thơm ngon, ít béo không gây ngán. Tuy nhiên, việc du nhập các giống lợn ngoại năng suất cao, lai tạo giống gây nguy cơ mất nguồn gene giống lợn quý hiếm này.

Năm 2016, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi chọn lợn Kiềng Sắt cùng với gà Re, tỏi Lý Sơn, quế Trà Bồng là các giống cần phải lưu giữ. Sau đó, Trung tâm ứng dụng và dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh đã làm trại thực nghiệm tạo nguồn giống lợn.

Sau khi tuyển chọn giống lợn tốt nhất, năm 2021 Trung tâm khuyến nông tỉnh cấp 140 con giống cho 6 hộ dân. Cụ thể, huyện Ba Tơ có hai hộ được cấp giống với tổng 25 con; huyện Sơn Hà hai hộ với 25 con; huyện Mộ Đức (đồng bằng) có hai hộ nuôi với 90 con.

Trung tâm Khuyến nông đánh giá, lợn Kiềng Sắt thích nghi tốt điều kiện nuôi dưỡng, thổ nhưỡng cả 3 vùng trên. Người nuôi sử dụng thức ăn tinh, ít rau xanh nhưng lợn phát triển tốt. Trung bình, mỗi con đạt trọng lượng 45-46 kg.

Đáng chú ý, lợn Kiềng Sắt có giá khoảng 100.000 đồng một kg, cao hơn giống lợn khác 42.000-45.000 đồng mỗi kg, nhưng vẫn bán chạy hàng. Bình quân mỗi con lợn thương phẩm, nông dân lãi 590.000 đồng sau bốn tháng.

Thạc sỹ Nguyễn Hữu Nguyên – Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi, chủ nhiệm Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Kiềng Sắt thương phẩm phát huy lợi thế cạnh tranh” cho biết, ý nghĩa đặc biệt của Dự án là đã nâng cao nhận thức về bảo tồn giống vật nuôi bản địa cho người dân tham gia dự án và cộng đồng, tạo cơ hội để giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống ở vùng miền núi. Khôi phục và từng bước phát triển chăn nuôi lợn bản địa bên cạnh góp phần bảo tồn nguồn gen vật nuôi đặc hữu của tỉnh Quảng Ngãi, giữ gìn đa dạng sinh học; đồng thời còn là nguồn vật liệu quý cho công tác nghiên cứu, lai tạo giống.

Việc bảo tồn, lưu giữ và phát triển chăn nuôi lợn Kiềng Sắt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi không chỉ duy trì sự đa dạng sinh học vật nuôi, mà còn góp phần khai thác và sử dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển các hệ thống chăn nuôi lợn phù hơp với điều kiện tự nhiên, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau, góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân, tạo sản phẩm sạch, an toàn, có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng của xã hội.

Nuôi giống lợn đen trũi, lão nông miền núi bỏ túi 1 triệu đồng mỗi con Nuôi giống lợn đen trũi, lão nông miền núi bỏ túi 1 triệu đồng mỗi con
Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn tăng đàn, người dân không lo thiếu thịt heo dịp Tết Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn tăng đàn, người dân không lo thiếu thịt heo dịp Tết
Anh nông dân nuôi lợn bằng rác khiến cả làng tò mò Anh nông dân nuôi lợn bằng rác khiến cả làng tò mò
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngai vàng Điện Thái Hòa và lời cảnh tỉnh về sự mai một tính thiêng

Ngai vàng Điện Thái Hòa và lời cảnh tỉnh về sự mai một tính thiêng

Tính thiêng trong di sản không chỉ là ký ức mà còn là linh hồn kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai. Khi sự thiêng liêng bị mai một, di sản mất đi sức sống, đe dọa bản sắc cũng như sự phát triển bền vững của văn hóa cộng đồng Việt Nam.
Ford Ranger Raptor: Chiếc bán tải hiệu năng cao khẳng định phong cách sống chất

Ford Ranger Raptor: Chiếc bán tải hiệu năng cao khẳng định phong cách sống chất

Ford Ranger Raptor không chỉ là một mẫu bán tải hiệu năng cao với khả năng chinh phục mọi địa hình, mà còn là người bạn đồng hành thể hiện rõ phong cách sống mạnh mẽ, tự do và tiên phong. Với Raptor, mỗi hành trình không đơn thuần là di chuyển mà là cách để chủ nhân khẳng định dấu ấn cá nhân đầy khác biệt.
Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) vừa đưa tri thức dân gian khai thác, trồng và chế biến sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là tri thức quý báu, mang giá trị văn hóa, y học và kinh tế đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống quanh dãy núi Ngọc Linh.
Hương cà phố cổ và ngọn lửa giữ nghề suốt hơn 300 năm ở làng Khương Hạ

Hương cà phố cổ và ngọn lửa giữ nghề suốt hơn 300 năm ở làng Khương Hạ

Giữa phố phường Hà Nội hiện đại, làng Khương Hạ lặng lẽ lưu giữ một nghề cổ đã tồn tại hơn ba thế kỷ – nghề muối cà truyền thống. Trong từng vại cà giòn thơm là cả một vùng ký ức Thăng Long, là tinh túy của bàn tay cần mẫn và tấm lòng gìn giữ văn hóa của người Việt qua nhiều thế hệ.
Muối Thụy Hải – Từ nghề truyền thống trở thành di sản văn hóa quốc gia

Muối Thụy Hải – Từ nghề truyền thống trở thành di sản văn hóa quốc gia

Nghề làm muối truyền thống ở xã Thụy Hải (Thái Bình) chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, mở ra tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và bảo tồn di sản lâu đời.
Bảo tồn và giữ gìn di sản quý báu của đồng bào Xa Phó

Bảo tồn và giữ gìn di sản quý báu của đồng bào Xa Phó

Trong đời sống của người Xa Phó, âm nhạc không chỉ là một hình thức giải trí, mà còn là linh hồn của văn hóa gắn liền với truyền thống và bản sắc tộc. Có hai loại nhạc cụ được người Xa Phó sử dụng là kèn ma nhí dành cho đàn ông và sáo mũi dành cho phụ nữ.
Hùng Lô bảo tồn giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế

Hùng Lô bảo tồn giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế

Xã Hùng Lô (TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn di sản; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của di sản trong phát triển kinh tế.
Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số

Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số

Món phở – linh hồn của văn hóa và ẩm thực Việt lại một lần nữa được giới thiệu tới công chúng thông qua Festival Phở 2025 diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội).
Về Yên Định xem lễ hội di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Về Yên Định xem lễ hội di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 12/4, tại xã Yên Thọ, UBND huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ hội Đền Đồng Cổ - Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Đây là năm đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô, hình thức của lễ hội di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia sau khi được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận năm 2024.
Lễ hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 12/4, tại di tích miếu Diều, huyện Đan Phượng (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội cho “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”.
Đề nghị giữ nguyên tên gọi di sản để không làm thay đổi giá trị của di sản

Đề nghị giữ nguyên tên gọi di sản để không làm thay đổi giá trị của di sản

Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, điều chỉnh và thực hiện xác định đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp có di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới; di tích quốc gia đặc biệt…
Tham vấn ý kiến chuyên gia về “Trang phục và cổ phục thời Đinh”

Tham vấn ý kiến chuyên gia về “Trang phục và cổ phục thời Đinh”

Mới đây, tại không gian trung tâm của Lễ hội Hoa Lư, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp với Công ty BHD tổ chức Hội thảo khoa học, triển lãm “Trang phục và Cổ phục thời Đinh” và giới thiệu dự án phim “Hộ Linh tráng sĩ - Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa của Lễ hội Hoa Lư năm 2025.
Gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi của Tín ngưỡng thờ Mẫu

Gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi của Tín ngưỡng thờ Mẫu

Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi của Tín ngưỡng thờ Mẫu, hằng năm, Lễ hội phủ Dầy thường xuyên tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát chầu văn tại phủ Tiên Hương và phủ Vân Cát với hàng trăm cung văn, nhạc công tham gia.
Nghề làm giấy dó - Từ di sản "ngủ quên" đến hành trình được hồi sinh

Nghề làm giấy dó - Từ di sản "ngủ quên" đến hành trình được hồi sinh

Việc phục dựng lại làng nghề truyền thống giấy dó phường Bưởi xưa cũng là một cách để Tây Hồ hiện thực hóa mục tiêu phát huy những di sản, di tích để giới thiệu cho người dân nét đẹp văn hóa đặc trưng của Tây Hồ.
"Hội chùa Tây Phương" chính thức khai hội và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

"Hội chùa Tây Phương" chính thức khai hội và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2/4 (tức ngày 5/3 Âm lịch), UBND huyện Thạch Thất long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.
Phù điêu Kala Núi Bà được công nhận là bảo vật quốc gia

Phù điêu Kala Núi Bà được công nhận là bảo vật quốc gia

Phù điêu Kala Núi Bà được công nhân là bảo vật quốc gia. Đây là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên được Thủ tướng công nhận; là hiện vật duy nhất, thuộc phong cách Tháp Mẫm muộn, là chiếc đầu Kala cuối cùng…
Làm lễ cúng Tết Thanh minh vào ngày, giờ nào là tốt?

Làm lễ cúng Tết Thanh minh vào ngày, giờ nào là tốt?

Tết Thanh Minh là dịp lễ quan trọng để người Việt bày tỏ lòng thành kính và biết ơn tổ tiên. Mâm cúng được chuẩn bị chu đáo, tùy theo vùng miền và điều kiện gia đình.
Những điều nên làm trong ngày Tết Thanh minh để cả năm đón may mắn

Những điều nên làm trong ngày Tết Thanh minh để cả năm đón may mắn

Tết Thanh Minh là một ngày lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt Nam, mang đậm ý nghĩa tâm linh và lòng hiếu thảo.
Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025

Tối 29/3 (tức mùng 1/3 năm Ất Tỵ), tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức Chương trình khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.
Tết Thanh minh năm 2025 là ngày nào?

Tết Thanh minh năm 2025 là ngày nào?

Tết Thanh Minh không chỉ là một ngày lễ đơn thuần mà còn là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với tổ tiên.
Tranh Đông Hồ - Di sản Văn hóa đặc biệt của làng Việt

Tranh Đông Hồ - Di sản Văn hóa đặc biệt của làng Việt

UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu Đông Hồ” diễn ra từ ngày 29 - 30/3 tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Thanh Hóa: Hàng nghìn người dân nô nức tham gia Lễ hội Cầu Ngư

Thanh Hóa: Hàng nghìn người dân nô nức tham gia Lễ hội Cầu Ngư

Lễ hội Cầu Ngư tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một trong những sự kiện văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân vùng biển Diêm phố. Năm nay, lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 21/3 đến 23/3/2025 (tức ngày 22/2 đến 24/2 âm lịch)…Lễ hội đã thu hút hàng nghìn lượt nhân dân và du khách trong và ngoài địa bàn tham quan.
Để bánh mì Việt Nam vươn tầm thế giới

Để bánh mì Việt Nam vươn tầm thế giới

Bánh mì không chỉ là món ăn tiện lợi mà còn mang trong mình câu chuyện về văn hóa, lịch sử và sự giao thoa của các nền ẩm thực. Theo các chuyên gia, yếu tố cốt lõi để bánh mì Việt Nam vươn tầm chính là kiểm soát chất lượng đồng nhất.
Lễ hội Cầu Ngư xã Ngư Lộc – Nét đẹp văn hóa linh thiêng và niềm tự hào văn hóa dân tộc

Lễ hội Cầu Ngư xã Ngư Lộc – Nét đẹp văn hóa linh thiêng và niềm tự hào văn hóa dân tộc

Vừa qua, Trung Tướng, PGS,TS. Đồng Đại Lộc đã tham dự Lễ hội Cầu Ngư tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa và cảm thấy rất tự hào về lễ hội truyền thống ở địa phương.
Rộn ràng Lễ hội chùa Tây Phương – nét đẹp văn hóa tâm linh giữa lòng xứ Đoài

Rộn ràng Lễ hội chùa Tây Phương – nét đẹp văn hóa tâm linh giữa lòng xứ Đoài

Huyện Thạch Thất (Hà Nội) sẽ tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia – Lễ hội chùa Tây Phương; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng tại chùa được công nhận là Bảo vật quốc gia (2015 – 2025), đồng thời khai hội chùa Tây Phương vào ngày 2/4/2025 (tức ngày 5/3 Âm lịch).
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025

Sáng 21/3, tại Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025, kỷ niệm 1777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.
An Giang bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

An Giang bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Thời gian qua, các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh An Giang đều được quản lý, trùng tu, tôn tạo để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định Luật Di sản văn hóa.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động