Tuyệt chiêu nấu canh rau cần cực đơn giản mà ngon, đảm bảo “hao cơm” ngày lạnh Những món canh cua đồng thơm mát giải nhiệt ngày hè Cua đồng – thực phẩm dễ kiếm, chứa nhiều chất đạm quý |
Canh cua đồng, món ăn được ưa thích vào mùa hè |
Cua đồng là một nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá vì nó chứa chất đạm quan trọng cho khẩu phần ăn hàng ngày và cung cấp protid tốt cho cơ thể. Đặc biệt, cua đồng không chỉ có giá trị dinh dưỡng mà còn được coi như một "liều thuốc" từ lâu đời, được mọi người gọi là "điền giải". Thịt cua đồng có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, bồi bổ cơ xương và các khớp một cách hiệu quả.
Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ thông tin về việc một gia đình 4 người, đang sinh sống tại Hà Nội, đã phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn bữa cơm có món canh cua. Trước khi nhập viện, gia đình có đặt cỗ ngoài về ăn, trong đó có món canh cua. Trong bữa cơm người bố 39 tuổi chỉ ăn nguyên canh cua đã phải nhập viện đầu tiên, 3 người còn lại ăn nhiều món khác nhau (gồm canh cua) cũng nhập viện sau đó.
Sau khi nhập viện cấp cứu, cả gia đình được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Các bác sĩ chẩn đoán cả 4 người đều bị ngộ độc thực phẩm. Sau 3 ngày điều trị tại bệnh viện, 4 bệnh nhân đã ổn định sức khỏe và được xuất viện.
Dưới đây là những thực phẩm kỵ với canh cua đồng, người tiêu dùng nên tránh kẻo gây ngộ độc ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
Canh cua đồng kỵ khoai lang
Cua đồng không nên được kết hợp với khoai tây và khoai lang. Điều này bởi vì khoai tây và khoai lang chứa axit phytic, trong khi cua đồng lại giàu canxi. Khi hai chất này nhập vào cơ thể, chúng tương tác và tạo thành muối.
Hiện tượng này làm cho cơ thể không thể hấp thụ canxi từ cua đồng và "loại bỏ" muối này thông qua hệ bài tiết, gây thiếu hụt cả muối và canxi trong cơ thể. Ngoài ra, canxi bị ngăn cản khỏi đi đến các cơ quan khác bởi axit phytic. Điều này có thể gây tích tụ canxi trong thận và tiềm ẩn nguy cơ suy thận và viêm thận. Thay vì để 2 loại thực phẩm này cùng xuất hiện trong mâm cơm thì chúng ta có thể tách ra hôm nay món này, hôm sau món khác.
Canh cua đồng kỵ quả giàu vitamin C
Các loại trái cây như cam, kiwi, hồng,... đều giàu vitamin C, nhưng cũng chứa một lượng lớn axit tannic. Khi chất này kết hợp với chất dinh dưỡng trong cua, sẽ xảy ra hiện tượng kết tủa gây hại cho hệ tiêu hóa và có thể gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều.
Canh cua đồng kỵ mật ong
Theo y học cổ truyền, mật ong và cua đồng là hai loại thực phẩm không phù hợp khi kết hợp với nhau. Tính hàn của cua đồng và tính nhiệt hỏa của mật ong tạo ra phản ứng mạnh trong hệ tiêu hóa. Khi ăn chung, có thể gây ra tiêu chảy trong vài ngày hoặc thậm chí gây ngộ độc cua đồng, có nguy cơ đe dọa sức khỏe.
Canh cua đồng kỵ nước trà
Theo các chuyên gia, không nên sử dụng nước trà để chế biến cua và cũng không nên uống nước trà trong vòng 1 tiếng sau khi ăn cua.
Nguyên nhân là vì trong trà có chứa chất tannic kết hợp với thịt cua gây khó tiêu và hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, nước trà cũng có thể gây đau bụng và tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa.
Cua đồng kỵ với cá trạch
Cua đồng và cá chạch là hai loại thực phẩm không nên được kết hợp. Cả hai đều là nhóm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho cơ thể khi ăn riêng lẻ. Tuy nhiên, nếu bạn vô tình ăn chúng cùng nhau, có thể gây ra ngộ độc cấp tính, gây nôn mửa, hạ huyết áp và có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Điều này rất nguy hiểm, vì vậy cần tránh kết hợp ăn cua đồng và cá chạch.
Canh cua đồng kỵ với rau cần tây
Cua đồng kỵ với rau gì: Cua đồng không nên kết hợp với cần tây. Sự kết hợp giữa hai loại thực phẩm này không phải là một ý tưởng tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, việc kết hợp giữa cua đồng và cần tây sẽ tạo ra các chất cản trở gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất đạm trong cơ thể, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và không tốt cho sức khỏe.
Thực tế chúng ta hầu như không chế biến cua chung với cần tây. Tuy nhiên chúng ta có thể ăn canh cua với món có cần tây như thịt bò xào cần tây, nước ép cần tây,... Vô hình chung lại tạo ra sự kết hợp không tốt. Vì thế, bạn hãy chú ý ngay từ bước đầu mua nguyên liệu nhé!
Một số lưu ý khi ăn canh cua đồng
Những người hay bị nhiễm lạnh, dính gió, đặc biệt là bị ho hen, cảm cúm nên hạn chế ăn cua đồng.
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) khuyên những người dị ứng với cua không nên ăn canh cua đồng do có thể bị sốc phản vệ phải nhập viện cấp cứu. Người bị hen, gút, đau bụng tiêu chảy cũng được khuyên nên hạn chế ăn canh cua đồng.
Không dùng cua đã chết để nấu canh vì loại cua này chứa thành phần hóa học có tên histidine, có nguy cơ gây ngộ độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng.
Cần phải nấu chín cua vì cua sống chứa nhiều ký sinh trùng gây bệnh, khi đi vào cơ thể sẽ tác động xấu đến sức khỏe.
Không nên nấu đi nấu lại canh cua đồng nhiều lần. Việc này không chỉ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể làm thịt cua bị biến chất, gây độc.
Những món canh cua đồng thơm mát giải nhiệt ngày hè |
Tuyệt chiêu nấu canh rau cần cực đơn giản mà ngon, đảm bảo “hao cơm” ngày lạnh |
Cua đồng – thực phẩm dễ kiếm, chứa nhiều chất đạm quý |