Mẹo vặt hữu ích quanh ta từ quả cau An Giang: Bắt quả tang xe tải vận chuyển thuốc lá và bếp gas nhập lậu An Giang: Thu giữ nhiều bếp gas và dao Thái nghi hàng lậu |
Không phải vật dụng nào trong gia đình chúng ta cũng đều biết sử dụng chúng một cách an toàn. Nếu sử dụng một vật dụng quá lâu, đặc biệt là vật dụng nhà bếp, chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến món ăn, thậm chí hình thành độc tố gây hại cho cơ thể.
Chảo chống dính
Bản chất hóa học của chất chống dính là một loại polyme chịu nhiệt, không gây độc nhưng nếu bị tác động bởi nhiệt độ quá cao gây cháy và sản sinh ra chất gây độc. Dùng lâu ngày, chất độc sẽ xâm nhập vào thức ăn và dần tích lũy trong cơ thể gây tức ngực, khó thở, thậm chí còn có khả năng gây ung thư,...
Vì vậy nên nấu ăn ở nhiệt độ vừa phải, không rửa chảo khi còn quá nóng, không dùng miếng rửa bằng kim loại để chùi rửa chảo, không dùng vật dụng bằng kim loại để đảo thức ăn, nên thay chảo mới khi chảo cũ đã có dấu hiệu xước, hỏng, ...
Dùng chảo chống dính ở nhiệt độ cao dễ sản sinh ra chất gây độc |
Các loại hộp nhựa
Không khó để bắt gặp các loại hộp nhựa trong căn bếp của mỗi gia đình bởi tính tiện lợi của nó. Nhưng khi được sử dụng để đựng thức ăn hoặc hâm nóng trong nhiệt độ 70 - 80 độ, một số phụ gia trong nhựa bắt đầu hòa tan vào thực phẩm.
Loại hộp kém chất lượng có thể chứa chất dioctin phatalat, ảnh hưởng trực tiếp tới giới tính con người và có nguy cơ ung thư, vô sinh, tiểu đường,...
Không nên đựng thức ăn bằng hộp nhựa khi hâm nóng. |
Không nên dùng hộp nhựa thông thường để đựng hoặc hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng mà nên thay bằng những loại hộp sử dụng nhựa đặc, có tính chịu nhiệt cao và phù hợp dùng cho lò vi sóng.
Giấy nhôm
Giấy nhôm được sử dụng rất phổ biến khi nướng thực phẩm bằng lò nướng. Khi nhôm bị nhiễm qua thức ăn vào trong cơ thể, chúng sẽ không thể tiêu hóa và được tích lũy trong các bộ phận của cơ thể như gan, thận, xương và các mô trong não ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Người bị nhiễm nhôm có thể bị đau bụng hoặc cảm thấy mệt mỏi hoặc gây mất trí nhớ, hen suyễn,…
Người bị nhiễm nhôm dễ mệt mỏi, mất trí nhớ, hen xuyến,... |
Không nên dùng giấy nhôm bọc thực phẩm và nướng trong lò vi sóng, vì chúng có thể gây ra hiện tượng bắn các tia lửa điện; không nên dùng giấy bạc lót dưới đáy lò nướng để chống tràn và chống chảy nước, vì nó sẽ làm cho thực phẩm không chín hoàn toàn, đồng thời ảnh hưởng tới lò nướng,...
Pin
Trong pin thường có các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium và thạch tín,… đều là những chất cực độc, khi bị rò rỉ ra ngoài sẽ gây nguy hiểm cho não, thận, tim mạch và khả năng sinh sản của con người.
Pin bị rò rỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. |
Nên cất pin ở nơi thoáng mát, khô ráo ở nhiệt độ phòng bình thường; phải tháo pin khỏi thiết bị khi cất trữ trong thời gian dài không sử dụng, không được sử dụng pin có biểu hiện bị rò rỉ, rỉ sét,...
Chất tẩy rửa cống rãnh, lò nướng,...
Sử dụng đồ bảo hộ để da tránh tiếp trực tiếp với chất độc hại có trong nước tẩy rửa. |
Các chất tẩy rửa đều chứa kiềm ăn mòn, các chất hóa học độc hại như 2-Butoxyethanol, amoniac, perchloroethylene hoặc NaOH có thể gây kích ứng da và viêm họng khi hít phải, thậm chí gây tổn thương gan và thận.
Trước khi thực rửa cống rãnh hoặc vệ sinh lò nướng nên mặc đồ bảo hộ, che chắn toàn bộ vùng da trên cơ thể và đặc biệt là các bộ phận hết sức nhạy cảm như mắt, mũi, miệng,...
Thớt nhựa cũ
Cọ rửa cũng không thể loại bỏ hết vi khuẩn bám trên thớt nhựa cũ. |
Thớt nhựa thường có ưu điểm nhẹ hơn thớt gỗ, tuy nhiên khi sử dụng trong thười gian dài, các vết cứa do dao cắt có thể chứa vi khuẩn và dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Khi thớt bị trầy xước, các vết cắt đã sâu và khó làm sạch thì tốt nhất nên vứt bỏ chúng.