Lá vông - loại thuốc quý đối với sức khỏe Bỏ túi những công thức chữa nhiệt miệng bằng các loại rau quen thuộc Bài thuốc quý từ cây trinh nữ |
Quả cau mang lại giá trị kinh tế khá cao |
Quả cau được thu hái theo mùa vụ, mỗi năm 1 vụ từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch. Khi quả có kích thước lớn có màu xanh đậm, hạt cứng chuyển sang màu nâu nhạt là hái được. Không nên để quả chuyển sang màu vàng vì lúc này quả đã quá già, chất lượng bị giảm sút.
Ngoài ra, bộ phận như rễ, hoa, quả, vỏ đều được sử dụng làm thuốc. Nhưng phần được dùng nhiều nhất là quả cau, đặc biệt là hạt cau. Thành phần chính trong hạt cau là tanin, trong đó gồm 4 ancaloit: arecolin, guvacolin, arecaidin, guvacin.
Hạt cau vị chát đắng, tính ôn và đi và 2 kinh vị và đại tràng. Trong Đông y, hạt cau được gọi là binh lang hay tân lang, vỏ quả được gọi là phúc bì. Hạt cau có hai loại là kê tâm tân lang (hạt cau giống tim con gà) và thoa thân tân lang (hạt cau hình thoi). Trong đó, hạt cau kê tâm tân lang có tác dụng tốt hơn thoa thân tâm lang. Quả và hạt được lấy bằng cách đợi quả cau chín thì đem vỏ và hạt phơi khô hoặc sấy khô.
Quả cau được dùng nhiều trong các ngày lễ cưới hỏi... |
Một số bài thuốc dân gian từ quả cau
Hỗ trợ chữa giun đũa và sán làm đau bụng, miệng ứa nước trong: Hạt cau khô thái nhỏ 80g cùng 2 bát rượu, sắc lấy 1 bát, chia uống dần trong 1 giờ cho hết. Hoặc sáng sớm ăn 80g hạt bí ngô đã rang chín, sắc 80g hạt cau với nước, lấy 600ml. Uống nước sắc hạt cau sau khi ăn hạt Bí 2 giờ, sau đó uống thuốc tẩy để sổ giun sán ra.
Làm thuốc cường dương: Rễ cau trắng ở dưới đất 40 – 60g sao vàng sắc uống. Dùng nhiều tán khí có hại.
Phù thũng, bụng đầy trướng, khó thở: Vỏ quả cau 12g, vỏ quýt 12g, vỏ rễ dâu 12g, vỏ gừng 12g, nước 2 bát nước sắc còn gần bát (khoảng 8/10 bát), chia uống 2 lần, 5 ngày là một liệu trình.
Chứng cước khí, sinh đầy bụng hoặc người già bị chứng đầy bụng: Hạt cau tán mịn, nấu nước vỏ quả cau uống với bột hạt cau tán mịn, mỗi lần 8g. Có thể dùng nước đạm đậu xị hoặc nước sắc tía tô.
Chốc đầu: Hạt cau già, đốt cháy, tán mịn, rắc lên đầu.
Phiên vị mửa ra nước chua: Hạt cau khô 40g, Trần bì 12g, tán bột, mỗi lần dùng 4g lúc đói, thêm ít mật ong thì tốt hơn.
Hạt cau phơi khô dùng làm thuốc dân gian |
Viêm ruột kiết lỵ: Hạt cau khô 1 – 2 hạt đập dập, vỏ dộp cây ổi 6g, sắc nước uống.
Sốt rét: Hạt cau 12g tán mịn, thường sơn 12g, sắc nước uống.
Hen suyễn: Tua cau rũ, đốt tồn tính, tán mịn, mỗi lần dùng 4 – 8g trộn với nước cháo, ăn rất hiệu nghiệm.
Hành kinh băng huyết hoặc sau khi sinh băng huyết: Buồng cau khô (rủ trên cây) 20g, sắc nước uống.
Hỗ trợ chữa tiêu chảy: Hạt cau 1g, vỏ lựu 8g, vỏ dộp ổi 5g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, mỗi lần 60ml.
Hỗ trợ trong việc chữa sốt rét: Hạt cau 2g, trường sơn 6g, thảo quả 1g, cát căn 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo hữu ích.